Hình tượng thời gian

Một phần của tài liệu Thi pháp thơ nguyễn bình phương (Trang 66 - 78)

Thời gian nghệ thuật là phạm trù đặc trưng của văn học, là hình thức cảm nhận thế giới của con người với một quan niệm nhất định về thế giới. Thi pháp học hiện đại định nghĩa: “Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với các chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai. Thời gian nghệ thuật do được sáng tạo nên mang tính chủ quan, gắn với thời gian tâm lí. Nó có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian thực tế. Nó có thể đảo ngược hay vượt tới tương lai” [52; 77].

Thời gian của thực tế khách quan được đo bằng đồng hồ, bằng lịch… và có tính chất vận động theo quy luật một chiều: từ quá khứ đến hiện tại, tương lai. Còn thời gian nghệ thuật, dưới lăng kính sáng tạo chủ quan của người nghệ sĩ, có sự vận động tự do, đa chiều hơn. Nó có thể được đảo ngược: từ hiện tại quay về quá khứ, bay xa tới tương lai hoặc vận động theo chiều sâu tâm lí của chủ thể sáng tạo. Thế nên thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau và nó gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật dưới cảm nhận chủ quan của tác giả.

Để hiểu được thế giới nghệ thuật đòi hỏi ta phải đặt thời gian nghệ thuật trong mối quan hệ với không gian nghệ thuật và trong mối tương quan thời gian mà nó thể hiện. Thời gian nghệ thuật thể hiện sự cảm thụ độc đáo

của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thế giới và là tín hiệu để người đọc khám phá đặc điểm thế giới nghệ thuật, tư duy nghệ thuật của tác giả.

2.2.2.1. Thời gian của tự nhiên

Trên thi đàn, bất cứ nhà thơ nào cũng bị ảnh hưởng bởi những mốc thời gian cụ thể, nhất định. Sự chảy trôi của thời gian dù nhanh hay chậm đều hằn in trong từng ngôn từ thơ của thi sĩ qua nhiều thế hệ. Mỗi thi sĩ đều chọn riêng cho mình một biểu tượng thời gian rất riêng để thả hồn thơ vào đó. Hàn Mặc Tử là nhà thơ của những đêm trăng đầy ma quái, Xuân Diệu, Tố Hữu là nhà thơ của bình minh, Lưu Quang Vũ lại chọn riêng cho mình bóng tối để bầu bạn.

Thời gian được tái hiện trong thơ Nguyễn Bình Phương một cách cụ thể, sống động, trở thành phương thức để đi vào thế giới tâm linh của tác giả. Thời gian của tự nhiên được thể hiện tập trung qua các hình tượng khác nhau. Một trong những hình tượng thời gian điển hình trong thơ Nguyễn Bình Phương là

đêm (hay các biến thể của nó như bóng tối, khuya). Dường như thế giới thơ của ông luôn ngập chìm trong thời gian của đêm, của bóng tối. Khảo sát 164 bài thơ của Nguyễn Bình Phương, chúng tôi nhận thấy hình tượng đêm được nhắc đến 63 lần, bóng tối được nhắc đến 15 lần, khuya được nhắc đến 5 lần. Đêm được Nguyễn Bình Phương mô tả với nhiều dạng thức khác nhau: đêm nay, đêm mưa, đêm quẫn bách, đêm đêm, suốt đêm, đêm nằm, đêm màu lam, đêm dài, mây đêm, nửa đêm, đêm ấy, dằng dặc đêm, cả đêm, đêm nào, đêm gào thét, đêm đêm, đêm thứ một ngàn, đêm thành phố, đêm chầm chậm, trong đêm, đêm le lói sáng, đêm giữa hạ, đêm đảo cánh, bóng đêm, đêm rằm, trời đêm, đêm vằn vện, đêm ngật ngờ, đêm đo đỏ, đêm nhung huyền, đêm êm êm, … Bóng đêm giăng mắc dày đặc trong thơ Nguyễn Bình Phương tựa như một tấm màn khổng lồ phong kín cả không gian thơ.

Ngay cả tên tiêu đề những bài thơ của ông cũng có sự hiện hữu của

đêm: Linh Nham đêm, Đi đêm (I), Đi đêm (II), Khuya nào, Áo đêm, Đêm ngà ngà, Vườn khuya, Đêm êm êm, … Điều này cho thấy tác giả đã bị ám ảnh bởi đêm, bóng tối, một ám ảnh dai dẳng kéo đuôi dài uốn lượn tới tận những bài thơ cuối cùng. Những trăn trở suy tư của tác giả đều được kí thác trong những câu thơ, bài thơ viết về đêm từ tập thơ đầu tay đến tập thơ cuối cùng:

Đêm nay nước mắt giáng trần

Con đom đóm nhỏ xiu đêm nay lạc mẹ Ngủ nhờ giấc ngủ trẻ con.

(Không đề)

Đêm như hóa thân trong từng bước đi của con người:

Ai rót rượu vào trăng

Sương như mắt thiếu phụ về dĩ vãng

Đêm

Lang thang lang thang lang thang. (Linh Nham đêm)

Qua con mắt Nguyễn Bình Phương, đêm hiện lênh sinh động nhưng kỳ lạ và gợi lên nhiều ám ảnh: Đêm vằn vện của hổ/ Đêm ngật ngờ giấc mộng loài chim/ Đêm đo đỏ khuôn mặt hút thuốc/ Đêm nhung êm làn nước xanh đen/ Chảy vào ngày trắng xóa(Đêm êm êm)

Thông thường, đêm trong cuộc sống đời thực là khoảnh khắc lắng đọng lại sau một ngày dài của cuộc sống thường nhật xô bồ, là khoảng thời gian tĩnh tại tâm hồn, đem đến không gian yên tĩnh nhất để con người có thể suy ngẫm nhưng đêm trong thơ Nguyễn Bình Phương lại chứa đựng những điều bí ẩn, nhiều dự cảm bất an: Đêm ấy gái làng nhìn trăng buồn rười rượi/ Đêm ấy đám người điên/ Khơi lên ngọn lửa hoang lạnh lẽo/ Đêm ấy những hàng cây

đại thụ/ Long rễ và héo úa (Giờ sinh); Và đêm nay/ Đêm thứ một ngàn/ Trẻ con không ngủ/ Tìm đến nhau rồng rắn lên mây (Thái Nguyên)

Đêm đã trở thành biểu tượng thế giới mới, nơi con người chìm sâu trong đó để suy tư về bản thể, về cuộc sống quá khứ, hiện tại và tương lai:

Những suy luận điên rồ rồi sẽ chìm sâu Còn hơi thở đầu tiên và ý nghĩ

Tôi là con đường chông gai chưa ai đi Vươn về em

trong đêm

tôi tự sáng

(Tự sáng)

Đêm cũng là khoảnh khắc mà tâm hồn thấy trống trải và cô đơn nhất để người ta tìm đến thơ, trải nghiệm nỗi lòng. Đêm là thời khắc cái tôi đối diện với chính mình, đối diện với nỗi cô đơn, đương bủa vây, giăng mắc trong từng ngóc ngách tâm hồn. Đây cũng chính là thời khắc của những hỗn hợp cảm xúc và suy nghĩ khó có thể định hình và phân biệt. Đọc thơ Nguyễn Bình Phương ta mới tìm thấy những phút trải lòng đầy hoang hoải của tác giả: Tại sao phải có đêm / Để phải ngủ (Khách); Trống trải/ Chiếc áo sơ mi khoác hờ lên bóng đêm/ Là anh đấy(Nói với em từ trống trải)

Thời gian đêm phủ trùm toàn bộ không gian thơ Nguyễn Bình Phương,

đêm xuất hiện đậm đặc nhất ở các tập thơ đầu Lam chướng, Khách của trần gian, Xa thân. Cùng với sự ảo mờ của hơi sương, u uẩn của khí lam chướng,

đêm (khuya hay bóng tối) đã tham gia vào tạo hình cho một bức tranh thơ đẹp huyền ảo, mang vẻ đẹp ma mị, ám ảnh không dứt. Cái tôi Nguyễn Bình Phương như bị thôi miên để rồi đi lạc mãi trong bóng đêm. Đối diện với bóng đêm, cái tôi đầy chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời và con người của ông mới

thực sự được đánh thức. Phải chăng Nguyễn Bình Phương đã tìm được lực hấp dẫn từ trong đêm tối hay chỉ có trong đêm, cái tôi của ông mới thực sự được trở về đúng với bản nguyên thuần khiết của mình?

Hồn thơ Nguyễn Bình Phương và Dương Kiều Minh đều có sự gặp gỡ nhau trong khoảng đêm. Họ là những người gác cổng trung thành của đêm. Tưởng tượng trong một thế giới phía bên kia bóng đêm, hai tâm hồn thi sĩ gặp nhau, họ hàn huyên, tâm sự và chiêm nghiệm về nhân sinh, cuộc đời. Dương Kiều Minh không thiếu những vẫn vần thơ như thế: Chúng ta kẻ tìm hình bắt bóng?/ Trong cái đêm khổng lồ/ Trong cái đêm đổ vỡ/

Chúng ta tự kiếm tìm/ Lưng chừng đêm … Như kẻ quỷ ám/ Nửa đêm tỉnh dậy bàng hoàng (Bày tỏ)

Càng về sau, đêm càng thưa thớt, thay vào đó là sự xuất hiện dày đặc của những khoảng thời gian mới: chiều, ban mai, bình minh, hoàng hôn, … Hình ảnh chiều xuất hiện 15 lần, ban mai (hay ngày mai) xuất hiện 14 lần. Sự trở đi trở lại của khoảng thời gian: chiều, bình mình, hoàng hôn, dĩ vãng, …

không mang lại những niềm vui, bình an trong tâm tưởng mà ngược lại, nó gợi về những hồi ức buồn, chứa đựng nhiều ám ảnh, những dự cảm chia ly, sự buồn thương: Không em/ Chiều thành chiều của ngày xưa/ Ý nghĩ là sông suối của chiều/ …Không em/ Con chim gì tiếng hót như tiếng mưa/ Bóng tối

gì như bóng tối giữa đài hoa (Không em); Chiều lặng lẽ chảy xuôi về phố cũ/

Ngủ giấc dài trong ly rượu nhỏ/Đá xanh cười nhoẻn miệng(Vĩnh cửu)… Thời gian tương lai trong thơ Nguyễn Bình Phương cũng được nhắc tới qua nhiều cách diễn đạt khác nhau: ban mai trắng, ngày mai, sớm mai, sau ban mai, mai sau, …

Ngày mai câu một ngày mai khác Bằng gương mặt lơ vơ

Một giấc mơ lập lòe lập lòe Như tôi với em

Sau ban mai chầm chậm hiện… (Tặng em)

Nguyễn Quang Thiều cũng bị ám ảnh bởi ban mai, ông chọn ban mai

làm thời khắc để “ra đi”, phiêu diêu tự tại trong thế giới xa xăm ngoài kia:

Vào lúc ban mai anh sẽ ra đi khỏi thế gian này, chuyến đi kỳ vĩ/ Cờ sẽ rực rỡ biết nhường nào, âm nhạc sẽ tinh khiết đến nhường nào/ Giống cậu bé ham chơi/ trốn cha mẹ ra khỏi giường ngủ, anh đi bằng cách nhón chân của mèo hoang/ Và cúi xuống bên em đang thiếp ngủ, thì thầm anh nói:/ Đời sống này đôi lúc buồn hơn cái chết (Buồn hơn cái chết)

Bên cạnh đó, đơn vị thời gian được ghi lại trong thơ Nguyễn Bình Phương rất chi tiết, cụ thể: thứ Bảy, tháng Hai, tháng Tư, Tháng Ba, tháng Năm, tháng Tám, tháng Chín, canh ba, canh năm…thậm chí vô cùng chính xác:

Năm 1965 Tháng Giêng Ngày 29

Con rắn mào rời núi

Một chú bé ra đời cười sằng sặc

(Giờ sinh) Vào lúc sáu giờ ba mươi phút

Người con trai thất tình uống rượu Khẩu K54 hiền lành trong túi áo

Nhan đề nhiều bài thơ của Nguyễn Bình Phương cũng cho ta thấy được sự ám ảnh về thời gian luôn phủ trùm thế giới thơ ông: Viết lúc chín giờ, Một mùa hè mọi thứ áp vào nhau, Bài mùa thu đầu tiên, Xuân ý, Ngày đông, Mùa, Những ngày cô quạnh, Tháng mười một, Canh Ngọ, Tâm trạng ngày, Miêu tả những ngày nắng, Miêu tả những ngày mưa, …Vòng tuần hoàn linh hoạt của tạo hóa qua bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông, dưới ngòi bút của Nguyễn Bình Phương hiện lên với nhiều vẻ màu khác biệt:

Những buổi chiều lạc nhau trong ảo ảnh xa vời Trong giận dỗi cây xanh xao mất ngủ

Tôi cắm hoa cúc mùa đông em nghiêng về xương rồng ngày thu

Tôi ngả sang mùa hè em quay vào tháng Chạp… (Những chiều mờ)

và chứa đựng nhiều bí mật:

Cuối cùng

không ai nói cho lũ trẻ biết bí mật của ngày hè

…Cuối cùng

mùa hạ cũng giữ được cho riêng mình một buổi chiều lành lạnh. (Ở nơi không có cánh)

Đó là khoảng trống khẽ khàng, êm ru trong giấc mơ nhè nhẹ về mùa hạ năm ấy: Ngủ/ Và mơ/ Mùa hạ/ Chạm vai mình rất khẽ/ Lời chia tay năm ấy chẳng rõ ràng (Bài thơ cho một khoảng trống)

Đêm tối chính là khoảnh khắc để nỗi nhớ định hình và thống trị tâm trạng của nhà thơ. Cái giá rét lạnh lùng của mùa đông lại vô tình nuôi lớn nỗi cô đơn. Chính trong lúc cô đơn ấy, nỗi nhớ nhung mới trở nên da diết đến ám ảnh: Rượu một mình/ Mùa đông đỡ hoang tàn/ Nhớ tới em bằng câu thơ

lạnh/ Ngày mai ta không đủ sức buồn/…Thế rồi vắng cả thời hoa niên/ Thế rồi không đêm bông trăng vẫn nở/ Muôn trùng muôn nơi/ …Một chút rượu nồng/ Say hết mùa đông (Rượu một mình).

Cái tôi càng cô đơn, càng giam mình trong bóng tối, nơi không gian chật hẹp, tù túng cùng với vòng quay vội vã của thời gian càng làm cho con người cảm thấy mỏi mệt, rã rời hơn: Buổi sáng nhiều nắng/ Còn sót lại trên vòm cây khuôn mặt tối cái nhìn hằn học/ Những đồng bạc tròn quay quay hối hả/Về với căn phòng treo áo lạ/ Nơi chưa ngày đã ban mai/ Chưa ban mai

đã chiều(Sinh nhật).

Sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố thời gian trong thơ ông nhằm tô đậm những suy tư, trăn trở, đặc biệt nó diễn tả những khoảng trống cõi lòng mênh mông, vô định, cô đơn đến hoang hoải trong lòng người. Đây cũng là điểm hấp dẫn trong thơ Nguyễn Bình Phương. Ở thơ ông, ý thức cá nhân về sự chảy trôi của thời gian rất mạnh mẽ. Nó gắn liền với ý thức về việc xác lập một thế giới của tương lai, thế giới bên kia của những giấc mơ, những hoài niệm đã mất.

2.2.2.2. Thời gian của thân phận con người – “khách của trần gian”

Không chỉ ghi lại những mốc thời gian chính xác, tuần tự của tự nhiên, thơ Nguyễn Bình Phương còn là dòng chảy lặng lẽ, dở dang, ám ảnh, huyễn uẩn, thời gian của thân phận con người – “khách của trần gian”.

Trong thế giới thơ hằn in dấu chân của những vị “khách của trần gian” ấy, thời gian dường như mất đi tính chính xác vốn có. Sự xuất hiện của những khoảng giữa thời gian cùng với khoảng thời gian đặc trưng, ám gợi như:

ngoài bóng tối, giữa hoàng hôn, giữa trời đông, sau ban mai, ngoài ban mai, cuối chiều, qua mùa hạ, hoàng hôn bỏ ngỏ, hoàng hôn bất tận, ngày mai chết lặng, … Hình tượng thời gian đầy ám ảnh này đã gợi lên sự chênh vênh của tâm hồn người, của thân phận “khách của trần gian” giữa một khoảng không

vô định, bất an. Đó là thời gian của thế giới mới – thế giới nằm giữa ranh giới của con người và vũ trụ, hạnh phúc và khổ đau, hữu hình và vô hình, … Những khoảng giữa thời gian này cứ xuất hiện lớp lớp gợi lên nhiều day dứt, đứt nối:

- Công Cống đi ngang thăm lại mẹ già Bao nhiêu đất cháu đất bà

Lũ lượt cõng nhau vào hoàng hôn bỏ ngỏ (Ngỏ lần thứ nhất)

- Ký ức tết tóc đuôi sam

Đi hài cỏ nhẹ nhàng qua mùa hạ

Nhớ không

Mây lành như trẻ

Hoàng hôn là lãng quên…

(Đề từ cho một bức ảnh đen trắng) - Tôi cắt tóc

Buông lơi

Khuôn mặt ngoài mùa hạ

Sau bức tường kia những sự thật đã già… (Cắt tóc)

Đêm tối ẩn chứa tất cả những bí ẩn, sự hỗn mang, sự dày vò, sự hoảng sợ, sự suy tưởng và cả vùng mờ mà con người chưa khám phá được. Thời gian dưới con mắt của vị khách trần gian giống như một bóng ma không hình hài, cứ phiêu dạt, lang bạt khắp cõi người này. Đó là sự di chuyển lẻ loi, đầy cô độc:

Đêm

Lang thang lang thang lang thang… (Linh Nham đêm)

Cái tôi của thân phận con người luôn suy tư về sự vận động của thời gian, cảm nhận về thời gian qua những bước đi sống động: Những cơn hoang tưởng mờ/ Lảy bảy chết dọc theo kim phút/ Những tích tắc cố rướn thêm một nhịp/ Rồi ngã vào hư không/…Nhưng ở nơi trống không rờn rợn ấy/ Nơi chết lặng/ Vẫn tích tắc, tích tắc, tích tắc(Kẻ ngoài cuộc).

Ở một góc quan sát, “tôi” thấy bước chân của thời gian chợt run “lảy bảy” theo từng cú nhích nặng nề, mỏi mệt của kim phút. Mọi cố gắng vượt thoát khỏi bước đi chậm chạp của thời gian – kim phút, chỉ là một sự cố gắng vô nghĩa, để rồi lại “ngã vào hư không” tăm tối, mơ hồ. Tuy nhiên, ở nơi “trống không rờn rợn” ấy, dấu vết của thời gian vẫn âm ỉ, đều đều. Bằng sự phiêu lưu của trí tưởng tượng, Nguyễn Bình Phương đã thể hiện những chiêm nghiệm, suy tư sâu sắc của mình về cuộc đời, về thân phận con người qua từng bước đi của thời gian.

Cuộc đời, kiếp người vốn vô thường. Giữa cuộc sống bề bộn lo âu, dự cảm bất an này, con người luôn mong muốn được chạy trốn thời gian thực tại để thả lỏng tâm hồn vào chốn xa xăm mơ hồ, sống một cõi khác:

Một phần của tài liệu Thi pháp thơ nguyễn bình phương (Trang 66 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w