Các biện pháp tu từ: điệp, ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, phóng đạ

Một phần của tài liệu Thi pháp thơ nguyễn bình phương (Trang 101 - 105)

- Đêm ấy gái làng nhìn trăng buồn rượi/ Đêm ấy đám người điên / Khơi lên ngọn lửa

6 Những bài thơ khác

3.1.2. Các biện pháp tu từ: điệp, ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, phóng đạ

Để xây dựng một thế giới nghệ thuật độc đáo, bên cạnh thao tác sử dụng các lớp từ miêu tả, thơ Nguyễn Bình Phương còn sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ như: điệp, ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, phóng đại, …Ông đã phát huy tối đa vai trò của các biện pháp tu từ trên, làm cho những câu thơ của ông mang đầy ấn tượng và có sức ám ảnh lớn.

Điệp từ, điệp ngữ là thủ pháp xuất hiện ở hầu hết các bài thơ của ông. Đó là sự lặp lại một đơn vị từ ngữ ở rất nhiều câu, song không làm cho câu thơ của Nguyễn Bình Phương trở nên nhàm chán: Tặng em một chiếc lá vàng/ Một vầng trăng/ Một khuôn mặt xanh/ Một chiếc lá/ Một cô gái mơ màng trống trải/ Một con mèo hoang đợi chủ bên thềm/ Một dải cầu vồng trắng đen/ Một bụi cây không gió/ Một giọt nước miên man/ Một im lặng

(Tặng em). “Một” được điệp lại ở vị trí đầu câu thơ của toàn bài thơ. Đó là một sự liệt kê những sự vật, hiện tượng mà “anh” muốn tặng cho “em”. Tất cả đều là những sự vật gợi trạng thái nhẹ nhàng, dịu dàng, yên bình. Đó chính là sự phân tách của những sự vật của một thế giới trong mơ mộng mà “anh” muốn dành hết cho em. Qua đây chúng ta thấy được tình cảm dạt dào, nồng nàn, chung thủy của chủ thể trữ tình. Trong Vĩnh biệt, Nguyễn Bình Phương cũng sử dụng thuần thục vai trò của biện pháp điệp: Vĩnh biệt mùa hè con đường đi ngược/ Vĩnh biệt phút khổ đau khi đối thoại với thầy/ Vĩnh biệt ánh trăng góc vườn héo rũ/ Vĩnh biệt những quả chuông/ Ta cắt dây/

Ngàn vạn giọt mưa rơi xuống/ Ngủ…ngủ…ngủ (Vĩnh biệt).

“Vĩnh biệt” được đặc biệt nhấn mạnh trong bài thơ. Diễn tả sự dứt khoát, không vướng bận của chủ thể với thế giới thực để “xa thân” vào một trạng thái tinh thần phổ quát của thơ Nguyễn Bình Phương – trạng thái ngủ.

Sự lặp đi lặp lại các cụm từ trong một bài thơ nhiều khi gợi lên một cảm giác “nôn nao chia ly”, những dự cảm buồn thương: Những buổi chiều

hai ta không hình dung/ Những buổi chiều lá bay quanh mình/ Những buổi chiều lạc nhau trong ảo ảnh xa vời/ Những buổi chiều mờ in trên hồ… (Những chiều mờ), cách lặp lại những câu hỏi liên tiếp như xoáy sâu vào nỗi đau chia ly, sự cô đơn, day dứt về sự tan vỡ của tình yêu với những hồi ức buồn: Những đèn lồng trôi nổi/ Dẫn vào đêm khôn cùng//Sao đèn lồng không dẫn hai ta vào cõi khác?/Sao người thứ ba không biến mất nửa chừng?

Sao lời chào ngập ngừng làm anh cô đơn hơn?(Hoa đăng).

Trong Khách, Nguyễn Bình Phương đã dựng lên thế giới của trẻ thơ với nhiều ám ảnh và những dự cảm bất an. Bằng việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ, những ám ảnh đó càng được nhân lên: Những đứa trẻ tuổi trâu/

Những đứa trẻ tuổi hùm/Những đứa trẻ chết già bên đường/ Những đứa trẻ

dưới nước chăn cá/ Những đứa trẻ mồ côi vĩnh viễn/ Trôi như một nụ hoa tái nhợt/ Trôi không nở bao giờ nở/ Những đứa trẻ cuồng nhiệt dứt một ngọn lửa/ Những đứa trẻ thờ ơ nhập một cây khô/ Những đứa trẻ đêm đêm gào thét (Khách).

Nghệ thuật ẩn dụ cũng được Nguyễn Bình Phương khai thác triệt để, kết hợp ăn ý với các biện pháp điệp, so sánh càng tăng thêm tính gợi cảm cho câu thơ. Ẩn tàng dưới bề mặt ngôn từ đó là những lớp nghĩa chưa được khơi lên. Trong Bâng quơ, Nguyễn Bình Phương viết:

Ngàn xe máy chở ngàn khoảng trống Phóng như bay vào nỗi chán chường

“Ngàn khoảng trống” là hình ảnh thay thế cho những tâm hồn trống trải, cô đơn của con người. Hai câu thơ này được lặp lại ba lần trong bài thơ, xen lẫn với các khổ thơ khác nhằm khắc họa được không gian đô thị ngột ngạt, chán chường, mệt mỏi. “Ngàn khoảng trống” hay chính là ngàn nỗi cô đơn đang bủa vây lấy tâm hồn mệt mỏi ngoài kia.

Hình ảnh “ta” bị chia thành trăm mảnh cũng là hình ảnh ẩn dụ độc đáo. Nó lột tả được hết sự phân rã của tâm hồn thành nhiều mảnh vụn nhỏ. Ở đó, mỗi mảnh của tâm hồn đều phiêu diêu, thả trôi mình trong nhiều liên tưởng:

Và một ngày ta hốt hoảng nhận ra/ Tự bao giờ mình chia thành trăm mảnh/

Này một mảnh đi về ký ức/ Muộn mằn ơi chẳng ai đón bên đường/Một mảnh say ngất ngưởng tọa ngang trời/Một mảnh xuống hồ xem cá hát/…Ồ cái mảnh kia rừng rực cháy/Một mảnh lạc nhà giờ ở nơi đâu (Tạm thời chưa có tên).

Đặc biệt, biện pháp tu từ so sánh được Nguyễn Bình Phương sử dụng rất thành công. Những liên tưởng bất ngờ, so sánh tự do, không níu hãm trí tưởng tượng đã tạo nên sự kỳ bí, hư ảo, mơ màng, hấp dẫn cho từng câu thơ của ông:

- Không khí kêu trầm trầm quanh họ/ Như tiếng kêu của những con dao/ Gặp giấc mơ sát chủ/ Như cây lim già dựng lá và hú/ Bãi đá cổ xưa khắc một dấu rìu(Chợ núi).

- Nó đang ở cuối đường/ Thân thể còm nhom vì chay tịnh/ Mỏng, nhàn nhạt, sạch bong như chú mèo trung tính… (Khoảng giữa).

- Ở khoảng giữa hơi thở đứt quãng/ Như đường chùng con trăn gió/ Đường võng lưng con báo hoa/ Vết lõm mai rùa vàng… (Ngỏ lần hai).

- Người yêu tôi ngồi vẽ cho mình/ Rặng cúc tần xanh xanh buồn bã/

Buồn như giấc mơ cô ấy hôn người lạ/ Đuổi theo một dấu chân… (Mở lời). -Thì đôi khi/ Những âm thanh màu nâu/ Ngủ bên cạnh giấc ngủ/ Như đàn bướm đậu trên đỉnh dốc… (Mình ta trước gương).

Phép tu từ hoán dụ đã trở thành công cụ đắc lực cho việc thể hiện thế giới trong thơ Nguyễn Bình Phương. Ông biến tấu nhiều cách nói độc đáo để gọi tên sự vật hiện tượng, hoặc thay thế cho chính chủ thể được nói đến trong thơ. Chẳng hạn, ông gọi căn phòng làm việc của mình là “cái tổ ong nhỏ nhoi”:

Xa không chỉ từ thân xác/ Cái tổ ong nhỏ nhoi kết bằng ý nghĩ về nhau/ cũng quá đỗi xa xôi (Vời vợi xa). Tuổi tác trong thơ ông được gọi bằng tên khác – “hai mươi sáu mặt trăng”: Ngày sinh nhật một mình lạ lắm/ Hai mươi sáu mặt trăng cùng ngời sáng trong hồ/ Nỗi khổ vì tình giấu sau tre trúc (Đề từ cho một bức ảnh đen trắng). Cái tôi trữ tình được khai sinh bằng một tên khác – “Buồn”: Buồn phóng xe áo phông trắng ngang trời/ Đeo kính khác nhìn sang cuộc đời khác/ Buồn nghĩ miên man nhưng chẳng bao giờ lạc/ Một cái tên lanh lảnh giữa trưa hè(Buồn)…

Nhằm tăng sắc thái thẩm mĩ của câu thơ, Nguyễn Bình Phương đã thổi phồng, phóng đại tính chất, cảm giác của sự vật hiện tượng. Từ đó, sự kỳ dị, khác thường của sự vật, hiện tượng được tô đậm và nhấn mạnh:

- Những cặp tình nhân thở dài/ Dắt nhau bỏ vào rừng tím/ Ba vạn chín nghìn đom đóm/ Mơn man sáng giữa lòng sông (Cho người Thái Nguyên)

- Máu còn chảy song hành bước chân/ Nơi nẻo vắng ngõ quê/ nơi ồn ào phố thị/ Trong yên tĩnh thư viện mênh mông/ Máu còn chảy/ Ngoài chúng ta/ Chảy qua thị xã tới kinh thành…(Chết)

Với sự kết hợp linh hoạt, sáng tạo các lớp từ, các biện pháp tu từ, thơ Nguyễn Bình Phương đã thu hút được sự chú ý của độc giả bởi ngôn ngữ trong thơ ông không rối rắm, hỗn loạn mà giản dị, sáng sủa. Nhiều bài thơ của ông rất tự nhiên, như được tuôn ra từ dòng chảy của vô thức, tiềm thức. Thơ ông hấp dẫn cũng vì lẽ đó.

3.2. Kết cấu

Một phần của tài liệu Thi pháp thơ nguyễn bình phương (Trang 101 - 105)