Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam thời hậu chiến và Đổi mớ

Một phần của tài liệu Thi pháp thơ nguyễn bình phương (Trang 25 - 27)

Văn học không thể đứng ngoài lịch sử và chính trị mà nó là tấm gương phản chiếu hiện thực. Sự phát triển của văn học vừa có quan hệ mật thiết vừa có tính độc lập tương đối với lịch sử, xã hội. Từng giai đoạn phát triển của nền văn học đều được đánh dấu bằng những mốc son quan trọng trong lịch sử nước nhà. Không ai có thể phủ nhận tầm ảnh hưởng sâu rộng của lịch sử, chính trị đến tư duy văn học. Có thể nói, lịch sử xã hội chính

là mảnh đất khơi nguồn cảm hứng vô tận cho nhiều nghệ sĩ tự do thể hiện hồn thơ của mình.

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 của quân dân ta là một sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại và mang tầm vóc thế giới. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc, kết thúc vẻ vang ba mươi năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc. Con người mang tâm thế phấn khởi bước vào một cuộc sống mới đầy hứa hẹn. Bên cạnh hào quang của cuộc chiến thắng, những tàn tích của cuộc chiến tranh cùng với những khó khăn chất chồng của một đất nước vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh làm cho đời sống của nhân dân ta vô cùng cực khổ, khắc nghiệt. Vừa rút chân ra khỏi chiến hào của cuộc kháng chiến chống Mĩ, hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc lại nổ ra tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội, làm đảo lộn cuộc sống thời bình của đất nước. Ngoài ra, do cơ chế quản lý quan liêu bao cấp với nhiều tàn dư nặng nề, mô hình xã hội chủ nghĩa thời chiến nay không còn phù hợp, chính sách cấm vận độc ác của đế quốc Mỹ, ... đã đẩy đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng vô cùng trầm trọng. Thời hậu chiến với những khó khăn chất chồng buộc thơ ca không thể tiếp tục duy trì cảm hứng và giọng điệu sử thi anh hùng như trước nữa.

Năm 1986 được đánh dấu bằng Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là một dấu mốc quan trọng, mở ra một trang mới cho lịch sử đất nước nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng. Đại hội đã kịp thời nhìn thẳng sự thật, đề ra đường lối đổi mới đúng đắn về mọi lĩnh vực trong đó có thơ ca. Theo đó, công cuộc đổi mới đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo đất nước trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, xã hội và tác động trực tiếp đến đời sống văn hóa xã hội, trong đó có cả văn học nghệ thuật.

Sự nghiệp đổi mới đã từng bước đưa nước ta đến gần với nền văn minh của nhân loại, hòa nhập với xu thế phát triển chung của thế giới. Việt Nam từ

một nền văn hóa mang đậm tính cộng đồng, làng quê đang chuyển mình thành một nền văn hóa dân tộc – hiện đại. Nền văn hóa đó không những đề cao những giá trị truyền thống, những giá trị cộng đồng mà còn đánh thức tiềm năng sáng tạo kỳ diệu của con người, thúc đẩy xã hội đi lên trên cơ sở hình thành ý thức cá nhân hiện đại.

Một phần của tài liệu Thi pháp thơ nguyễn bình phương (Trang 25 - 27)