- Cơ cấu (thời hạn, công cụ) Bi ến động
Giá trị giao dịch của nhà đầu tư
4.2.1.1 Tác động của tự do hóa tài chính tại Malaysia
Năm 2005 Malaysia cho phép 5 công ty 100% vốn nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán theo một lộ trình đặc biệt. Tính đến năm 2010, 6 công ty chứng khoán nước ngoài đang
hoạt động và dự kiến sẽ cấp phép cho 3 công ty nước ngoài khác (một phần nhằm mở rộng tài chính Hồi giáo) theo các chương trình tựdo hóa tài chính đang triển khai đểtăng thanh khoản và quy mô thịtrường chứng khoán. Citigroup đã được cấp phép hoạt động năm 2010.
Nhiều công ty chứng khoán trong nước đã phát triển mô hình dịch vụ trọn gói. Một số công ty này là một bộ phận của các tập đoàn ngân hàng thương mại với nguồn vốn sẵn có lớn hơn
nhiều so với các công ty chứng khoán độc lập. Ví dụ như CIMB và Aminvest đều cung cấp các dịch vụngân hàng đầu tư như M&A, bảo lãnh phát hành và các dịch vụtư vấn khác.
30
Các công ty chứng khoán trong nước vận dụng các chiến lược kinh doanh khác nhau trong mối quan hệ với các công ty chứng khoán nước ngoài. CIMB không liên kết với đối tác nước
ngoài. Thay vào đó, bên cạnh việc mở rộng danh mục dịch vụ, CIMB lựa chọn mở rộng ra
nước ngoài với chiến lược xuyên ASEAN, tìm kiếm doanh thu từ các thịtrường mới. Chẳng hạn, CIMB mua lại một công ty chứng khoán độc lập GK Goh tại Singapore vào năm 2005.
Việc mở rộng phạm vi địa lý cũng là một biện pháp tự vệtrước cạnh tranh ngày càng gia tăng
do tự do hóa tài chính và sự hiện diện của các công ty chứng khoán nước ngoài trên thịtrường Malaysia.
Các công ty chứng khoán trong nước khác như Aminvest hợp doanh với đối tác chiến lược
nước ngoài. Trong trường hợp của Aminvest, tập đoàn ANZ góp 19,1% tổng vốn. Cơ cấu góp vốn thiểu số nước ngoài cho phép Aminvest vẫn giữ quyền kiểm soát đồng thời có thể tận dụng được bí quyết công nghệ, nghiên cứu và các dịch vụngân hàng đầu tư của ANZ.
Khó có thể khẳng định chiến lược nào là tốt nhất vì điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh của từng công ty, điểm mạnh và điểm yếu của họ cũng như ưu tiên chiến lược của cổđông và ban
lãnh đạo công ty.
Vềtác động của cạnh tranh, các công ty trong nước phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt kể từ năm 2005. CảCIMB và Aminvest đều duy trì được vị trí trong 10 công ty môi giới hàng đầu (Top 10) xét theo thị phần. Các công ty trong nước phát triển mạnh hơn trong lĩnh vực môi giới cho nhà đầu tư cá nhân. Quả thực, mục tiêu của phần lớn các công ty nước ngoài tại Malaysia là các nhà đầu tư tổ chức trong nước và nước ngoài. Các cơ quan có thẩm quyền của Malaysia đang khuyến khích công ty nước ngoài hướng tới nhà đầu tư cá nhânđể nâng cao cạnh tranh và tiêu chuẩn dịch vụ.
Xét đến tác động của các công ty nước ngoài tham gia thịtrường trên bảng thị phần về môi giới chứng khoán, chỉ có CSFB là công ty 100% vốn nước ngoài nằm trong Top 10 ở vị trí thứ 8 với 5,4% thị phần. Các tên tuổi nước ngoài khác như CLSA và JP Morgan nằm giữa vị
trí thứ 10 – 20. Nguyên nhân chính là các ngân hàng đầu tư toàn cầu lớn thường không quyết liệt giành giật thị phần mà vận dụng chiến lược tập trung xây dựng nền tảng kinh doanh để
phục vụkhách hàng nước ngoài và hướng tới mức lợi nhuận cận biên cao hơn và/hoặc dịch vụ
các giao dịch IPO và M&A lớn, thường là các giao dịch xuyên biên giới như niêm yết chéo (cross-listing).