- Cơ cấu (thời hạn, công cụ) Bi ến động
Giá trị giao dịch của nhà đầu tư
4.4.5.1 Các trung gian thị trường cần tuân thủ các tiêu chuẩn về tổ chức và hoạt động kinh doanh với mục tiêu bảo vệ quyền lợi khách hàng và đảm bảo quản lý rủ
kinh doanh với mục tiêu bảo vệ quyền lợi khách hàng và đảm bảo quản lý rủi ro thích đáng. Lãnh đạo của các trung gian thị trường phải chịu trách nhiệm chính về các nội dung này theo tiêu chuẩn đề ra (Nguyên tắc 23)
55
Mục đích của tuân thủ là đảm bảo thực hiện đúngquy định. Tuân thủ là yếu tố quan trọng để đạt được một thị trường có trật tự, thiết lập sân chơi công bằng, bình đẳng cho tất cả các nhà
đầu tư và các bên tham gia thị trường.
Việc tuân thủ các quy định trong lĩnh vực chứng khoán và quy chế nội bộ là chìa khóa cho thành công của công ty chứng khoán trong dài hạn. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối
tương quanđồng hướng giữa tuân thủ tiêu chuẩn với ưa chuộng của nhà đầu tư và giá trị gia
tăng cho cổđông. Tóm lại, tuân thủ tiêu chuẩn xây dựng niềm tin và giá trị.
Tuy nhiên, việc tuân thủthường bị lãnh đạo công ty xao lãng. Những người quản lý cũng như
nhân viên công ty có trách nhiệm tạo ra lợi nhuận, vì vậy, việc tuân thủ dễ bị cho qua nếu không có các cơ chế nội bộ và bên ngoài cần thiết. Một công ty với các tiêu chuẩn tuân thủ
cao sẽ dễdàng thu hút khách hàng hơn vì khách hàng tin tưởng công ty sẽ hoạt động minh bạch, tôn trọng pháp luật và đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu.
Trách nhiệm của lãnh đạo
Trong mỗi công ty chứng khoán hay bất kỳ công ty nào muốn áp dụng các thông lệ thực hành tốt, mỗi cán bộ quản lý cần đảm bảo lĩnh vực kinh doanh thuộc thẩm quyền của mình phải
được tổ chức và kiểm soát thích hợp. Vấn đề quan trọng là phải có nội quy và phân công trách nhiệm cụ thể tới từng cá nhân để làm rõ trách nhiệm cá nhân và tránh chồng chéo. Điều này hết sức cần thiết, đặc biệt khi có vấn đề phát sinh vì chỉ khi ấy, yếu điểm trong hệ thống quản trị mới bộc lộ. Do đó, tất cả các công ty chứng khoán cần xem xét xem khuôn khổ quản lý của mình đã rõ ràng về trách nhiệm hay chưa. Lãnh đạo cấp cao cần thảo luận về cách tiếp cận của công ty mình trong vấn đề tuân thủ cũng như những cải tiến cần thiết.
Phân công trách nhiệm và giám sát nội bộ
Lãnh đạo cấp cao cần phân công rõ ràng ai có trách nhiệm gì về kiểm soát nội bộ, quan tâm
thích đáng đến việc đảm bảo hệ thống và cơ chế hỗ trợ công tác này được thiết lập, phù hợp với bản chất và mức độ phức tạp của hoạt động kinh doanh, có tính đến nhu cầu riêng của từng công ty.
Việc tuân thủ tại Việt Nam
Tại Việt Nam, quy định về cấp phép hoạt động theo Quyết định 27 tháng 4/2007 đòi hỏi hoạt
động kinh doanh của công ty chứng khoán phải có cơ cấu tổ chức tách biệt về khu vực làm việc, nhân sự giữa các bộ phận nghiệp vụ để tránh xung đột lợi ích giữa công ty và khách hàng hoặc giữa các khách hàng với nhau. Tiêu chuẩn cấp phép cũng đòi hỏi công ty phải có ít nhất một giám đốc với kinh nghiệm phù hợp mới được cấp phép đểđảm bảo ban giám đốc thích hợp cho hoạt động kinh doanh của công ty. Các trung gian thị trường phải có cơ chế
56
giám sát và kiểm soát nội bộ, thủ tục và hệ thống thích hợp, tránh bất cứ tình huống nào gây
xung đột lợi ích.
Tổng quan về chức năng tuân thủ
Mỗi công ty chứng khoán phải có một cán bộ phụ trách về tuân thủ làm đầu mối liên hệ với
UBCKNN. Cán bộ này có chịu trách nhiệm kiểm soát tổng thể việc tuân thủ của trung gian tài chính với Luật chứng khoán, các quy định, hướng dẫn và chính sách, thủ tục nội bộ. Điều 21
Quyếtđịnh 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 về Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty
chứng khoánquy định về trình độ của cán bộ phụ trách tuân thủ. Tuy nhiên, cán bộ phụ trách
tuân thủ này trải qua bất kỳ kỳ thi sát hạch thích hợp nào và hiện nay UBCKNN cũng không
có lớp tập huấn nào tổ chức cho đối tượng này.
Ở Việt Nam, mỗi công ty chứng khoán phải có hệ thống kiểm soát nội bộdưới sựđiều hành, quản lý của của tổng giám đốc công ty. Một công ty phải có nhân sự kiểm soát nội bộ có trình
độđại học hoặc trên đại học về kinh tế hoặc luật. Kiểm soát nội bộ phải đảm bảo tuân thủ
Luật Chứng khoán, quy trình kinh doanh và đảm bảo sự tách biệt về tiền của khách hàng. Ngoài ra, hàng năm công ty phải đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của mình và gửi báo cáo
đánh giá cho UBCKNN cùng với báo cáo tài chính.
Các công ty chứng khoán mà chuyên gia đã tiếp xúc trao đổi đều khẳng định họ đảm bảo về
chức năng tuân thủ và không có vấn đề gì lớn cần báo cáo cho UBCKNN. Tuy nhiên, một số
bằng chứng cho thấy ở một số công ty chứng khoán, vấn đề tuân thủít được quan tâm và coi trọng, ví dụ như quy trình phê duyệt giao dịch của nhân viên được xây dựng nhằm đảm bảo giao dịch có kỷ luật và củng cố tiêu chuẩn hoạt động vì lợi ích cao nhất của khách hàng không
được tuân thủ chặt chẽ.
Việc tự đánh giá cần được đẩy mạnh thông qua rà soát nghiêm ngặt từ bên ngoài bởi UBCKNN. Công tác này có thể cần bổ sung bằng quy định yêu cầu đơn vị kiểm toán bên ngoài nếu phát hiện bất kỳtrường hợp không tuân thủ nào của công ty chứng khoán sẽ phải báo cáo UBCKNN. Ngoài ra, cán bộ quản lý cấp cao phụ trách về tuân thủ sẽ phải chịu trách nhiệm về những vi phạm đáng kể trong việc tuân thủ.
Đào tạo tuân thủ
Các công ty hàng đầu trong ngành dịch vụ tài chính thường có các chương trình đào tạo cho nhân viên của họ. Theo kinh nghiệm của họ, đào tạo là một ưu tiên quan trọng. Động cơ của họ rất rõ ràng: họ coi nhân viên là những người duy trì danh tiếng và sự thành công của công ty; bảo vệ thương hiệu của công ty và đảm bảo sự thỏa mãn của khách hàng. Do vậy, việc dành thời gian và công sức thiết lập một hệ thống đảm bảo huấn luyện thích hợp và đầy đủ
cho nhân viên - những người sẽ vận hành các khuôn khổ quản lý và kiểm soát nội bộ - là vấn
57
Việt Nam hiện không có quy định cụ thể nào về đào tạo tuân thủ cho nhân sự. Nhìn chung,
dường như vấn đề này chưa được nhận thức và quan tâm đầy đủ. Kinh nghiệm thị trường trước đây cho thấy vì nhiệm vụ chính của một công ty thương mại là tạo ra tiền nên kỷ luật,
kiểm tra và cân bằng tuân thủ cần được hỗ trợ bằng sức ép bên ngoài thông qua những quy
định nghiêm ngặt về việc tuân thủ. Ở Anh và nhiều thị trường phát triển khác, nhân viên bắt
buộc phải xem các đoạn phim đào tạo về các vấn đề tuân thủ. Đây là thông lệ tốt có thể áp
dụng cho Việt Nam.
Các trung gian thịtrường phải có các chính sách và thủ tục giải quyết xung đột. Việt Nam đã có những quy định rõ ràng về việc hành động trung thực và vì lợi ích khách hàng (Quyết định 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 về Quy chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán và Quyết định 126/2008/QĐ-BTC ngày 26/12/2008 về sửa đổi bổ sung Quyết định 27/2007/QĐ- BTC)
Các trung gian thịtrường phải lưu trữ hồ sơ, tài liệu, chứng từ, bao gồm chứng từ kế toán và các tài liệu khác thể hiện giao dịch và tình hình tài chính của tổ chức. Hồsơ, tài liệu, chứng từ
phải được lưu trữ trong 15 năm (Quyết định 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 về Quy chế tổ
chức và hoạt động của công ty chứng khoán). UBCKNN sẽ xác định được việc tuân thủ với
quy định lưu trữ tài liệu khi tiến hành kiểm tra các trung gian thịtrường.
Bảo vệ khách hàng
Quy định đặt ra yêu cầu chi tiết về việc tách biệt và lưu giữ an toàn tài sản của khách hàng. Các trung gian thịtrường cần thu thập và lưu trữđầy đủ hồ sơ, thông tin cần thiết về khách hàng, đồng thời phải cung cấp cho khách hàng một Hợp đồng giao dịch trong đó quy định đầy
đủ quyền, nghĩa vụ của khách hàng và công ty chứng khoán. Các trung gian thịtrường phải cung cấp cho khách hàng sao kê tài khoản đầy đủ và chính xác, đồng thời cung cấp sao kê hàng tháng thể hiện sự thay đổi tài sản của khách hàng trong tài khoản. Ngoài ra, các trung gian thịtrường phải có cơ chế giải quyết khiếu nại thích đáng. Các trung gian thịtrường phải
đánh giá trình độ kiến thức, nhận thức về rủi ro và khả năng chịu rủi ro, mục tiêu đầu tư của khách hàng theo quy tắc “hiểu khách hàng” (Quyết định 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 về
Quy chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán).
Quản trị doanh nghiệp
Ngoài những yêu cầu về quản trị doanh nghiệp đặt ra đối với công ty niêm yết theo Luật Chứng khoán và yêu cầu đối với công ty chưa niêm yết theo Luật Doanh nghiệp, chúng tôi
được biết rằng UBCKNN/BTC đang làm việc với Tổng công ty tài chính quốc tế
(International Finance Coporation – IFC) về Biểu đánh giá quản trị doanh nghiệp cho Việt Nam. Biểu đánh giá này có giá trịđịnh hướng cho cổ đông, công ty và Chính phủ trong việc quản lý, thực hiện các tiêu chuẩn quản trị tốt. Phương pháp là đánh giá công ty dựa trên một loạt các tiêu chí quản trị doanh nghiệp, cho điểm trên từng lĩnh vực và tổng thể. Các tiêu chí
58
bao gồm tuân thủ luật và quy định, bao gồm quy định về quản trị doanh nghiệp và thông lệ
quản trịđược công nhận toàn cầu.
Việc áp dụng có thể bắt đầu bằng cách rà soát hoạt động quản trị doanh nghiệp của 100 công ty lớn nhất niêm yết trên HOSE và HNX. Theo đó, mỗi công ty sẽ được cho điểm đánh giá
trên cơ sở hệ thống. Điều này sẽ khuyến khích tăng cường các tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp. Theo thời gian, phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều công ty hơn.
Lợi ích của việc tăng cường minh bạch hóa, chuẩn hóa hoạt động một cách kịp thời là cho phép các công ty của Việt Nam thích ứng nhanh và hội nhập vào thịtrường toàn cầu ngày càng chọn lọc và cạnh tranh.