Khuyến nghị đối với các công ty chứng khoán trong nước khi mở cửa thị trường

Một phần của tài liệu TỰ DO HÓA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM CÁC VẤN ĐỀ CHỦ YẾU ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRONG NƯỚC (Trang 70 - 72)

- Cơ cấu (thời hạn, công cụ) Bi ến động

Giá trị giao dịch của nhà đầu tư

5.1.1 Khuyến nghị đối với các công ty chứng khoán trong nước khi mở cửa thị trường

1. Chiến lược: Nhiều công ty chứng khoán trong nước hoạt động trên cơ sở lợi nhuận ngắn hạn và ban lãnh đạo không có chiến lược hay tầm nhìn dài hạn rõ ràng. Khi thị trường tăng trưởng mạnh, họ có thể thu lợi nhuận như các công ty khác. Khi thịtrường suy giảm, thiếu một chiến lược rõ ràng, họ có khuynh hướng thụđộng và các vị thế tự

doanh chứng khoán không thể hủy bỏ càng khiến họ phát sinh thua lỗ. Vì thế, lãnh đạo

các công ty trong nước cần xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn có tham vấn cổ đông, lập kế hoạch kinh doanh chi tiết và kỹlưỡng (xem chi tiết ở phần trước về các

71

2. Kế hoạch kinh doanh và dự toán tài chính: Các công ty trong nước cần xây dựng kế

hoạch kinh doanh và thiết lập mô hình tài chính tốt. Nhiều công ty không thực hiện

bước này và phát sinh rủi ro bởi họ không tránh khỏi phản ứng thụ động thay vì chủ động hoạt động khi không có ý niệm rõ ràng về đường hướng và cách thức kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh sẽ hỗ trợ bằng cách vạch ra những bước đi, thời gian thực hiện trong từng lĩnh vực kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh cần đi kèm dự toán tài chính để dựtính được doanh thu, chi phí và nhu cầu đầu tư, cũng như dòng tiền, nhu cầu tài chính và nguồn vốn. Mô hình bảng biểu tài chính cần được xây dựng chặt chẽ để có thể chạy phân tích tình huống nhằm đánh giá được tác động tài chính của các lựa chọn chiến lược mà lãnh đạo công ty đang cân nhắc. Mô hình này xây dựng trên cơ sở

những giả định cơ bản về kinh tế vĩ mô và triển vọng hoạt động nên cũng có thể thực hiện phân tích tình huống khi có biến động về các biến số vĩ mô và biến số về hoạt

động kinh doanh, xác định ra các tình huống cơ bản, tình huống khả quan và bi quan nhất (xem chi tiết ở phần Các bước thực hiện).

3. Quản lý và văn hóa doanh nghiệp: Nhiều công ty trong nước cần chuyển đổi từ phương pháp tiếp cận ngắn hạn sang đẩy mạnh văn hóa đổi mới và chủđộng. Theo đó,

lãnh đạo cần cởi mở và sẵn sàng thay đổi, đồng thời có khả năng dự đoán được xu

hướng, khuyến khích nhân viên phát triển kỹnăng, dịch vụ khách hàng, đạt tiêu chuẩn chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cao. Lý do là vì dịch vụ tài chính tại những thị trường mới nổi thay đổi liên tục với tốc độ nhanh khi các rào cản được xóa bỏ. Do đó,

lãnh đạo cần tiên phong; lãnh đạo và cổ đông cần đánh giá nhu cầu tăng cường hơn

nữa đội ngũ lãnh đạo để củng cố quá trình này.

4. Tài liệu tiếp thị: Các công ty trong nước cần có tài liệu tiếp thịdưới dạng bài thuyết trình hay lý tưởng hơn là một cuốn sách mỏng giới thiệu cho khách hàng. Điều quan trọng là phải thể hiện công ty ở góc độ tốt nhất đối với các đối tác, nhà tài chính hay khách hàng tiềm năng và nâng cao hình ảnh của công ty đối với chính các cán bộ, nhân viên công ty.

5. Đối tác/hợp tác: Nhiều công ty nước ngoài sẽ quan tâm đến việc trao đổi hợp tác với công ty trong nước. Mọi công ty trong nước cần xem xét các lựa chọn chiến lược của mình và quyết định về việc hợp tác góp vốn với tổ chức trong nước hay nước ngoài để

tránh bỏ lỡcơ hội.

6. Vốn: Một sốcông ty trong nước do không lập kế hoạch thích đáng về nhu cầu vốn dẫn

đến áp lực phải tìm cho được nguồn vốn trong khoảng thời gian hạn hẹp. Các công ty cần xác định chiến lược huy động vốn đểđảm bảo đủ vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh bình thường, kế hoạch tăng trưởng và dự phòng thua lỗ. Các công ty này cần

xác định việc huy động vốn từ các cổđông hiện tại hay tìm kiếm các cổđông mới, xác nhận nguồn vốn và cam kết của các cổđông mới này.

7. Quản lý và kiểm soát rủi ro: Việt Nam chưa có văn hóa kiểm soát rủi ro một cách rộng rãi. Việc kiểm soát rủi ro hiệu quảđòi hỏi phải hiểu được tầm quan trọng của kỹ

72

ro cho công ty. Trong khi một số công ty chứng khoán trong nước và nước ngoài đã hiểu được tầm quan trọng của quản lý rủi ro và tìm cách vận dụng các hệ thống quản lý rủi ro thích hợp thì hầu hết các công ty chưa hiểu được tầm quan trọng của quản lý rủi ro và chưa có hành động cần thiết. Vì thế, trong trường hợp tình hình thịtrường biến động tiêu cực, những công ty này sẽ có khả năng thua lỗ lớn. Các công ty trong

nước cần triển khai một quy trình chính thức đểxác định và giải quyết những hạn chế

trong hệ thống quản lý rủi ro. Điều quan trọng không chỉlà đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin mà cần cả hiểu biết về kỹ thuật cũng như hiểu biết chung về tầm quan trọng và lợi ích của kiểm soát rủi ro cho thành công trong dài hạn.

8. Quản trị công ty: Đây vẫn là yếu điểm của các công ty chứng khoán Việt Nam nói riêng cũng như của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, xuất phát từ thực tế Việt Nam phải trải qua quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường. Khái niệm quản trị công ty vẫn còn rất mới ở Việt Nam. Các công ty trong

nước dần dần đã hiểu được tầm quan trọng và nhu cầu phải tuân thủ những quy định về quản trị công ty. Tuy nhiên, quá trình này mới chỉ bắt đầu và đòi hỏi nhiều thời

gian để tuân thủ các tiêu chuẩn quản trị công ty một cách hiệu quả. Nhiều công ty vẫn còn yếu, các hoạt động quản lý và quản trịchưa minh bạch, dẫn đến việc lợi dụng tài sản của khách hàng, khiếu nại và kiện cáo. Đây là một thế mạnh của các công ty chứng khoán nước ngoài vì họ thường có tiêu chuẩn quản trị công ty ở mức cao. Do

đó, Lãnh đạo các công ty trong nước cần ưu tiên nâng cấp hoạt động quản trị công ty của mình một cách cấp thiết. Các cổ đông có thể góp phần củng cố hoạt động này bằng cách đảm bảo Lãnh đạo công ty ưu tiên thích đáng cho quản trịcông ty, qua đó

giúp công ty hoạt động ổn định và bền vững hơn. Lãnh đạo các công ty chứng khoán cần quan tâm đến các thông lệ thực hành tốt và lưu ý thích đáng đến những sáng kiến

như Biểu đánh giá quản trị công ty mà BTC hiện đang xây dựng. Biểu đánh giá này áp

dụng cụ thểđối với các công ty chứng khoán niêm yết và các công ty niêm yết khác, tuy nhiên các công ty không niêm yết cũng có thể vận dụng các tiêu chuẩn này trong khảnăng có thểvà lưu ý về mô hình vận dụng.

9. Bộ quy tắc ứng xử: Cần lồng ghép bộ quy tắc ứng xử cần vào quy chế nội bộ, quy chế công tác và đảm bảo những quy tắc này được hiểu và tuân thủđầy đủ. Cách này sẽ

giúp nâng cao tiêu chuẩn hoạt động kinh doanh của công ty cũng như của cán bộ nhân viên, tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng và cần được coi là một phần không thể thiếu trong việc phát triển những tiêu chuẩn tuân thủ và quản trị công ty ở cấp độcao hơn. Qua đó

danh tiếng công ty sẽđược nâng cao, góp phần thu hút nhà đầu tư và khách hàng.

Một phần của tài liệu TỰ DO HÓA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM CÁC VẤN ĐỀ CHỦ YẾU ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRONG NƯỚC (Trang 70 - 72)