Cơ quan quản lý cần vận hành độc lập và chịu trách nhiệm trong việc thực thi các chức năng và quyền hạn của mình (Nguyên tắc 2)

Một phần của tài liệu TỰ DO HÓA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM CÁC VẤN ĐỀ CHỦ YẾU ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRONG NƯỚC (Trang 35 - 37)

- Cơ cấu (thời hạn, công cụ) Bi ến động

4.3.2.2Cơ quan quản lý cần vận hành độc lập và chịu trách nhiệm trong việc thực thi các chức năng và quyền hạn của mình (Nguyên tắc 2)

Giá trị giao dịch của nhà đầu tư

4.3.2.2Cơ quan quản lý cần vận hành độc lập và chịu trách nhiệm trong việc thực thi các chức năng và quyền hạn của mình (Nguyên tắc 2)

các chức năng và quyền hạn của mình (Nguyên tắc 2)

Tính độc lập

UBCKNN là một cơ quan trực thuộc BTC. UBCKNN có 1 Chủ tịch và không quá 3 Phó Chủ

tịch do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm. Các cán bộ, công chức, viên chức của

UBCKNN do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định biên chế. Ban lãnh đạo cấp cao của

UBCKNN hiện không có đại diện của khu vực tư nhân và không yêu cầu cụ thể phải là chuyên gia pháp lý, tài chính hay kế toán.

Các quyết định chính sách và quản lý tương đối quan trọng đều do UBCKNN xây dựng, dự

thảo nhưng UBCKNN không có thẩm quyền phê duyệt mà phải trình phê duyệt ở cấp BTC hoặc cao hơn. UBCKNN có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn và giải thích nhưng không có thẩm quyền ban hành chính sách và quy định. Tựu trung lại, UBCKNN không hoàn

toàn độc lập về chức năng quản lý.

Theo các nguyên tắc thông lệ thực hành tốt IOSCO, cơ quan quản lý chứng khoán cần độc lập để đảm bảo trước thị trường về khả năng hoạt động độc lập, không bịảnh hưởng bởi các yếu

tố chính trị và có đủ đội ngũ chuyên gia trong ngành.

Một yếu điểm thực tế của mô hình hiện tại ở Việt Nam là quá trình ban hành các sửa đổi pháp

lý hoặc chính sách mới, chẳng hạn như các Quyết định mới, đòi hỏi phê duyệt ở cấp BTC

hoặc Chính phủ/Thủ tướng Chính phủ có thể bị kéo dài, cản trở sự phát triển của thị trường. Áp lực của các bên tham gia thị trường chứng khoán lên cơ quan quản lý về việc cho phép

36

Hiện tại, các bên đã tỏ ý thất vọng đối với quá trình phê duyệt quá chậm chạp. Áp lực cải cách từ việc mở cửa thịtrường, vận động hành lang của các công ty chứng khoán và nhà đầu tư nước ngoài sẽ càng gia tăng đối với UBCKNN. Đây là lý do tại sao một số công ty chứng

khoán trong nước đang tìm cách “thử nghiệm” các sản phẩm mới trước khi được chính thức cho phép giao dịch, chẳng hạn như giao dịch ký quỹ (margin trading) hoặc giao dịch quyền

chọn (options). Những hoạt động thử nghiệm này làm gia tăng rủi ro và không nên cho phép thực hiện.

Các cơ quan có thẩm quyền cần xem xét thiết lập một quy trình tham vấn và phê duyệt thuận

lợi hơn để rút ngắn thời gian ban hành các chính sách mới và sửa đổi pháp lý. Cách tốt nhất là

đặt ra một thời hạn thích hợp cho việc tham vấn và phê duyệt với sự hỗ trợ của BTC và các cơ

quan hữu quan, lấy ý kiến đóng góp của đại diện ngành trong quá trình tham vấn, đồng thời

minh bạch quy trình ra thị trường. Cải cách thị trường cần cân bằng giữa hiệu quả với thận

trọng và tính toán rủi ro, ví dụ như thị trường hiện chưa sẵn sàng cho việc giao dịch chứng

khoán phái sinh. Chuyên môn về thị trường và tính độc lập sẽ hỗ trợ việc đánh giá cân bằng

này, vì thế, UBCKNN và các cơ quan hữu quan cần có nguồn lực chuyên môn về kỹ thuật và thị trường cần thiết, sử dụng nguồn lực này trong việc ra quyết định. Chính sách minh bạch,

cam kết mở cửa thị trường đúng lúc đồng thời thận trọng sẽ giúp tăng cường niềm tin và sự ổn định của thị trường.

Chúng tôi hiểu rằng mô hình quản lý hiện nay chưa có kế hoạch thay đổi trong tương lai gần. UBCKNN vẫn là cơ quan trực thuộc sự quản lý của BTC. Theo thông lệ thực hành tốt IOSCO, cơ quan quản lý chứng khoán cần hoàn toàn độc lập. Trong bối cảnh Việt Nam vẫn

đang ởgiai đoạn phát triển sơ khai, việc độc lập hóa UBCKNN cần thời gian. Tuy nhiên, mục tiêu này cần được đưa vào Kế hoạch Phát triển thịtrường vốn trung hạn đểđưa ra những tín hiệu chính sách hỗ trợ cho thịtrường và tăng cường niềm tin vềhướng đi chiến lược của Việt Nam.

Trách nhiệm

UBCKNN là một cơ quan trực thuộc chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Theo luật UBCKNN phải nộp báo cáo tài chính cho Bộ trưởng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bộ Tài chính. Các báo cáo tài chính phải được kiểm toán bởi Kiểm toán Nhà nước.

UBCKNN công bố báo cáo hàng năm cho công chúng. Tuy nhiên, nội dung báo cáo hàng

năm tập trung vào chính sách, hoạt động của thị trường, quản lý và giám sát. Báo cáo tài chính của UBCKNN được công bố hàng năm và cung cấp chi tiết về việc sử dụng các nguồn

lực trong năm tài chính theo quy định về công bố công khai các hoạt động tài chính của

UBCKNN.

Theo luật, UBCKNN được giao nhiệm vụ bảo vệ nhà đầu tư. UBCKNN cung cấp thông tin

37

Mọi quyết định xử lý vi phạm hành chính bởi UBCKNN đều được làm bằng văn bản có giải

thích lý do. Luật Chứng khoánđòi hỏi UBCKNN phải tạo cơ hội cho đối tượng xử phạt giải thích trước khi ra quyết định. Thanh tra UBCKNN sẽ gặp gỡ đối tượng và quyết định được

ban hành sau khi có biên bản ký kết giữa đối tượng và UBCKNN, trong đó đối tượng thừa

nhận hành vi vi phạm Luật Chứng khoán. Tuy nhiên, đối tượng xử phạt có thể khiếu nại quyết định của UBCKNN lên tòa án.

Một phần của tài liệu TỰ DO HÓA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM CÁC VẤN ĐỀ CHỦ YẾU ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRONG NƯỚC (Trang 35 - 37)