- Cơ cấu (thời hạn, công cụ) Bi ến động
Giá trị giao dịch của nhà đầu tư
4.2.2.1 Tác động của tự do hóa tài chính tại Thái Lan
Thái Lan đã cho phép thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài. Về chiến lược kinh doanh của các công ty chứng khoán Thái Lan, một số không liên kết với đối tác nước
ngoài nhưng vẫn thành công trong việc duy trì phần lớn cơ sở khách hàng (customer base), có mô hình kinh doanh lợi nhuận cao và thị phần khá. Các trường hợp như KTZ và Phatra là
công ty con của các tập đoàn ngân hàng thương mại trong nước.
Asia Plus Securities cũng không hợp doanh với đối tác nước ngoài. Asia Plus Securities đứng vị trí thứ 2 trên thịtrường chứng khoán, có cơ sở khách hàng phần lớn là nhà đầu tư cá nhân
(80%), và một số khách hàng là tổ chức trong nước và nước ngoài. Asia Plus Securities mua
Giá trị giao dịch của nhà đầu tư
Nhà đầu tư cá nhân trong nước
Nhà đầu tư tổ chức trong nước
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài
32
lại chi nhánh trong nước của công ty môi giới chứng khoán nước ngoài ABN năm 2004. Kể từ đó Asia Plus Securities đã kinh doanh rất thành công. Một phần trong chiến lược của công ty là thận trọng hơn các đối thủ trong việc cho vay đầu tư chứng khoán (marginal lending) để
không bị thua lỗ tín dụng lớn. Ngoài ra, công ty cũng xây dựng các hệ thống quản lý nội bộ
tốt để quản lý kinh doanh, nhờ đó kiểm soát chặt chẽ chi phí và có điểm hòa vốn với lượng giao dịch ở mức thấp nhất so với các công ty môi giới chứng khoán khác của Thái Lan. Bualuang Securities (BLS) là một trong số Top 10 công ty môi giới chứng khoán lại áp dụng chiến lược khác. Công ty lựa chọn Morgan Stanley - ngân hàng đầu tư của Mỹ làm đối tác
độc quyền. BLS đầu tiên ký hợp đồng hỗ trợ nghiên cứu với Morgan Stanley Dean Witter Asia Limited năm 2006, sau đó ký hợp đồng đối tác độc quyền với Morgan Stanley năm
2007. Quan hệ này mang lại cơ hội tiếp cận chuyên môn và cơ sở khách hàng của Morgan
Stanley. Đây là một hợp đồng hợp tác kinh doanh chứ không phải hợp doanh góp vốn. Mặc dù hợp đồng không góp vốn như trường hợp ANZ với Aminvest tại Malaysia, như Daiwa
Securities và ANZ với SSI tại Việt Nam, đây có thể coi là bước đi thận trọng đầu tiên của hai
bên trước khi đặt quan hệ sâu sắc hơn ở mức độ góp vốn. Mức độ cam kết thấp có ưu điểm
này, đồng thời cũng dễ dàng cho hai bên trong việc chấm dứt nếu muốn. Nhược điểm là mức
độ cam kết và rủi ro tài chính thấp hơn thì hợp tác kỹ thuật cũng chậm hơn. Ởgóc độ tích cực
hơn, qua hợp đồng hợp tác kinh doanh, nếu quan hệ và cam kết ban đầu tiến triển tốt, việc góp vốn sẽ là bước kế tiếp cho quan hệ gắn kết và có lợi cho cả hai bên.
Kế hoạch phát triển thịtrường vốn của Thái Lan tập trung vào tăng trưởng thịtrường cổ phiếu
đểđáp lại những mối lo ngại trong nước về việc tụt hậu so với các nước láng giềng. Kế hoạch này dự kiến rằng một số công ty chứng khoán trong nước sẽ phải “điều chỉnh bằng cách liên minh với đối tác chiến lược để nâng cao hiệu suất hoạt động thông qua việc đưa ra các sản phẩm và dịch vụ mới”. Cơ quan quản lý cho rằng các đối tác chiến lược là chất xúc tác mang lại cơ hội phát triển sản phẩm của các công ty trong nước.
Cơ cấu giao dịch nhà đầu tư tại thịtrường chứng khoán Thái Lan tương đồng với Việt Nam
hơn Malaysia ở chỗ giao dịch nhà đầu tư cá nhân vẫn chiếm đa số. Trong khi đó, ở Malaysia và hầu hết các thịtrường phát triển khác, giao dịch nhà đầu tư tổ chức chiếm đa số. Top 10 công ty môi giới chứng khoán bao gồm 3 công ty có vốn đầu tư nước ngoài: Kim Eng (11%), Phillip Securities của Singapore (5%) và CSFB (3%). Các tên tuổi nước ngoài khác như UBS
và Macquarie chỉ chiếm thị phần ở vị trí từ 10 - 20 với lý do như ở phần giới thiệu về thị trường Malaysia.
33