Điều kiện thị trường trong nước

Một phần của tài liệu TỰ DO HÓA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM CÁC VẤN ĐỀ CHỦ YẾU ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRONG NƯỚC (Trang 51 - 53)

- Cơ cấu (thời hạn, công cụ) Bi ến động

Giá trị giao dịch của nhà đầu tư

4.4.1 Điều kiện thị trường trong nước

Các công ty chứng khoán hàng đầu của Việt Nam tập trung xây dựng cơ sở khách hàng và thị

phần bằng nhiều chiến lược khác nhau, từ cung cấp báo cáo nghiên cứu chất lượng cao và ý

tưởng đầu tưcho khách hàng đến cung cấp sàn giao dịch hiệu quả, dịch vụ khách hàng tốt và

các điều kiện tài chính cạnh tranh cho giao dịch cổ phiếu. Nhiều công ty trong số này tiếp tục

đa dạng hóa mô hình kinh doanh và duy trì lợi nhuận trong điều kiện thịtrường khó khăn hiện nay.

Tuy nhiên, nhìn chung toàn ngành có quá nhiều công ty chứng khoán, cụ thể là 105 công ty

52

Việt Nam cao hơn đáng kể so với khu vực cả về số tuyệt đối lẫn tương đối nếu xét đến mức vốn hóa thịtrường thấp của thịtrường chứng khoán Việt Nam.

Số công ty chứng khoán Vốn hóa thị trường tỷ USD 2010 Trung Quốc 107 3589 Indonesia 119 249 Việt Nam 105 33 Philippines 55 92 Thái Lan 41 190 Malaysia 35 322 Singapore 24 492

Nguồn: UBCKNN và dữ liệu thị trường

Nhiều công ty chứng khoán mới được thành lập trong thời kỳ tăng trưởng mạnh của thị trường tới năm 2007. Tuy nhiên, hiện tại khi thịtrường tăng trưởng kém, một số công ty khó có thể tồn tại.

Nhiều công ty chứng khoán nhỏ có thị phần không đáng kể và hầu như không có lợi thế kinh doanh. Tuy nhiên, một số công ty lại chào phí môi giới quá thấp, thập chí là 0 trong một số trường hợp. Điều này phá vỡ cơ cấu phí hợp lý. Ví dụ, trong năm 2010 khi lượng giao dịch thường xuyên ở mức thấp, nhiều công ty phải báo cáo lỗ và chỉ có 51 trong tổng số 105 công

ty báo cáo lãi lên UBCKNN trong quý III năm 2010. UBCKNN cho biết đến giữa tháng 11 tất

cả các công ty chứng khoán đều đạt các yêu cầu vốn mặc dù áp lực vốn trong tương lai có thể

khiến nhiều công ty phải thoái lui khỏi thị trường.

Rõ ràng việc hợp lý hóa sẽ phải diễn ra. Một là liên doanh giữa công ty nước ngoài với công ty trong nước, tuy nhiên giải pháp này không làm giảm số lượng công ty chứng khoán. Sáp

nhập các công ty trong nước cũng khó thực hiện vì các vấn đề như sự khác biệt trong cách

thức định giá và thỏa thuận về ngườiđứng đầu công ty mới sáp nhập, cộng thêm rủi ro các nhân viên giỏi và khách hàng có thể rời bỏ công ty sau sáp nhập, vì vậy “giá trị” của việc sáp

nhập có thể nhanh chóng bốc hơi. Vì thế, việc UBCKNN buộc các công ty chứng khoán trong

nước phải đóng cửa hay sáp nhập là không thích hợp, tuy nhiên, tăng yêu cầu về vốn có thể là lựa chọn phù hợpđể khuyến khích hợp lý hóa.

UBCKNN đã đặt mức trần số lượng các công ty chứng khoán bằng việc không thụ lý hồ sơ đăng ký mới, vì vậy các bên muốn thành lập công ty phải tìm mua lại giấy phép. Tuy nhiên, chính sách này sẽ phải sửa đổi trước tháng 1 năm 2012 khi công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài được phép thành lập tại Việt Nam theo cam kết WTO.

53

Một phần của tài liệu TỰ DO HÓA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM CÁC VẤN ĐỀ CHỦ YẾU ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRONG NƯỚC (Trang 51 - 53)