Những đối tượng có tiềm năng gia nhập vào thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu TỰ DO HÓA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM CÁC VẤN ĐỀ CHỦ YẾU ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRONG NƯỚC (Trang 54)

- Cơ cấu (thời hạn, công cụ) Bi ến động

Giá trị giao dịch của nhà đầu tư

4.4.4 Những đối tượng có tiềm năng gia nhập vào thị trường chứng khoán Việt Nam

Cho tới nay thịtrường Việt Nam vẫn còn vắng bóng các công ty chứng khoán toàn cầu của Mỹ và châu Âu dưới hình thức liên doanh hay góp vốn đầu tư mặc dù họ đã hiện diện tại Malaysia hay Thái Lan. Một số công ty môi giới lớn trong khu vực cũng chưa tham gia mặc

dù đã mở rộng thịtrường sang các nước ASEAN láng giềng.

Một lý do là quy mô thịtrường Việt Nam còn tương đối nhỏ, khoảng 33 tỷ USD, chưa đủđộ

lớn cần thiết cho việc lấy hoạt động kinh doanh môi giới làm chủ đạo. Theo các quỹ và các nguồn lực, thịtrường cần phải lớn hơn nữa đểđảm bảo khảnăng thu hồi vốn.

Vì thế, một số nhà đầu tư có thểchưa muốn tham gia thịtrường Việt Nam trong vài năm tới. Tuy nhiên, một số khác có thể tìm kiếm đối tác trong nước để tạo dựng cơ sở tiếp cận cho khách hàng của họđầu tư vào thịtrường Việt Nam, ví dụ nhưtrường hợp Macquarie và Công ty cổ phần chứng khoán Vina đã thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực nghiên cứu và các dịch vụngân hàng đầu tư.

Các công ty chứng khoán nước ngoài có thể coi là mối đe dọa nhưng trong nhiều trường hợp lại đem đến những cơ hội mới. Họ có thể là một nguồn tài chính quý giá, hay mang lại các

nhà đầu tổ chức, chuyên môn về các sản phẩm mới và sáng tạo (như chứng khoán phái sinh), công nghệ và dịch vụ ngân hàng đầu tư. Tôiđược biết nhiều các công ty trong nước đang bàn với các đối tác nước ngoài tiềm năng về những nội dung này và đó là một số trong những lợi ích mà các công ty trong nước có thểđạt được.

Để chuẩn bị tốt cho việc thương lượng, cần hiểu rằng đối với hầu hết các công ty chứng khoán nước ngoài, các tiêu chí chiến lược trong việc lựa chọn đối tác trong nước bao gồm: quản lý và nguồn nhân lực, chất lượng dịch vụ (nghiên cứu, kinh doanh và giao dịch), quản lý rủi ro (tránh tổn thất tín dụng và các loại tổn thất khác, rủi ro uy tín), quản trị công ty và văn hóa đổi mới.

Một phần của tài liệu TỰ DO HÓA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM CÁC VẤN ĐỀ CHỦ YẾU ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRONG NƯỚC (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)