Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trƣơng, định hƣớng, kế hoạch phát triển du lịch biên tại thị xã Cửa Lò của các cấp từ trung ƣơng đến địa phƣơng.
Có ý thức trong việc bảo vệ, giữ gìn môi trƣờng cho các bãi tắm, các điểm du lịch và cùng tham gia góp phần vào phát triển du lịch tại địa phƣơng.
Phát huy thế mạnh về các làng nghề truyền thống, giữ gìn và phát huy các bản sắc văn hóa dân tộc phục vụ du lịch, nâng cao thu nhập và đời sống, đồng thời phù hợp với xu hƣớng phát triển của du lịch để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.
Tiểu kết chƣơng 3
Chƣơng 3 đã nêu rõ những quan điểm, mục tiêu và phƣơng hƣớng phát triển phát triển du lịch thị xã Cửa Lò đến năm 2020. Tác giả đồng thời đề xuất 7 giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch ở Cửa Lò trong thời gian tới. Các giải pháp tập trung vào công tác thu hút đầu tƣ, phát triển KCHT cho du lịch; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch; Đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch; Tăng cƣờng công tác xúc tiến quảng bá và mở rộng thị trƣờng du lịch; Đổi mới, kiện toàn tổ chức quản lý; Tăng cƣờng bảo vệ môi trƣờng du lịch; Nâng cao trách nhiệm và khả năng tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển du lịch.
Bên cạnh các giải pháp, tác giả đã nêu một số kiến nghị đối với Nhà nƣớc, tỉnh Nghệ An, thị xã, các đơn vị làm dịch vụ và hộ dân sinh sống tại thị xã Cửa Lò nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các giải pháp phát triển ngành du lịch.
KẾT LUẬN
Thị xã Cửa Lò là địa điểm du lịch nổi tiếng và là trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An. Từ khi thành lập đến nay, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhƣng với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân Cửa Lò đã đạt đƣợc nhiều thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội,... Du lịch luôn đƣợc xem là chiến lƣợc phát triển quan trọng của thị xã Cửa Lò. Trong thời gian qua, ngành du lịch đã gặt hái đƣợc nhiều thành công, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của thị xã Cửa Lò nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung.
Thị xã Cửa Lò vừa đƣợc Chính phủ công nhận là “Đô thị du lịch biển”. Đây là tiền đề quan trọng để Đảng bộ và nhân dân thị xã tiếp tục phấn đấu xây dựng Cửa Lò thành “đô thị du lịch văn minh, hiện đại”. Vì vậy, trong khuôn khổ nghiên cứu của Luận văn này, tác giả đã tập trung phân tích thực trạng, đánh giá thành công và hạn chế của du lịch biển Cửa Lò, từ đó đƣa ra một số nhóm giải pháp nhằm khắc phục những yếu kém, khai thác hiệu quả tiềm năng và thúc đẩy du lịch Cửa Lò ngày càng phát triển hơn trong tƣơng lai. Luận văn cũng đã nêu một số kiến nghị với Nhà nƣớc và địa phƣơng để tạo điều kiện triển khai hiệu quả hệ thống các giải pháp.
Do hạn chế về thời gian và khả năng nghiên cứu, kết quả của luận văn tuy có ý nghĩa thực tiễn quan trọng nhƣng chƣa thể phân tích sâu sắc tất cả các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch ở thị xã Cửa Lò. Vì vậy, tác giả cho rằng còn nhiều vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu nhằm đổi mới, hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn để hoạt động du lịch của Thị xã Cửa Lò ngày càng phát triển tƣơng xứng với tiềm năng và hiệu quả hơn.