Tiềm năng du lịch

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 33 - 35)

Tiềm năng du lịch là khả năng hiện có và tiềm tàng về tài nguyên du lịch của một quốc gia, một vùng hoặc một địa phƣơng. Các thành phần và tổng thể tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp đƣợc khai thác sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch, phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế du lịch mới đƣợc xem là tài nguyên du lịch tự nhiên. Tài nguyên du lịch tự nhiên luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên, tài

nguyên du lịch nhân văn luôn gắn liền với các điều kiện lịch sử - văn hóa, KT-XH... và đƣợc khai thác để đáp ứng nhu cầu cho du khách và chủ thể kinh doanh du lịch.

Tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên du lịch do con ngƣời sáng tạo ra. Toàn bộ những sản phẩm có giá trị về vật chất cũng nhƣ tình thần do con ngƣời sáng tạo ra đều đƣợc coi là những sản phẩm văn hóa, nhƣng chỉ có những sản phẩm văn hóa có giá trị phục vụ cho du lịch thì mới đƣợc coi là tài nguyên du lịch nhân văn. Thông qua những hoạt động du lịch dựa trên việc khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn, du khách có thể hiểu đƣợc những đặc trƣng cơ bản về văn hóa của dân tộc, địa phƣơng nơi mình đến. Các tài nguyên du lịch nhân văn có những đặc tính nhƣ: mang tính phổ biến, tính truyền đạt nhân thức nhiều hơn là hƣởng thụ, giải trí, vì vậy có sức hấp dẫn đặc biệt với số đông khách du lịch. Trong cùng một chuyến du lịch, du khách vừa đến thăm danh lam thắng cảnh vừa muốn khám phá, tìm hiểu những nét độc đáo, riêng biệt của văn hóa nƣớc sở tại nhƣ phong tục tập quán, lễ hội, văn hóa ẩm thực, nét đẹp làng quê, truyền thống văn hóa lúa nƣớc... Tài nguyên có giá trị văn hóa có sức thu hút lƣợng khách thăm quan, nghiên cứu nhƣ các công trình kiến trúc văn hóa, nghệ thuật, giải trí do con ngƣời từ thế hệ này sang thế hệ khác xây dựng.

Các tài nguyên có giá trị lịch sử thƣờng có sức thu hút đặc biết đối với khách du lịch có trình độ cao, thích khám phá, hiểu biết và nghiên cứu. Tất cả các nƣớc trên thế giới hiện nay đều có các tài nguyên về giá trị lịch sử, nhƣng ở mỗi nƣớc giá trị của chúng khác nhau đối với nhu cầu hƣởng thụ và quan niệm du khách.

Các tƣợng đài, kiến trúc, viện bảo tàng, triển lãm trƣng bày nghệ thuật, nhà hát, thƣ viện, các di tích lịch sử, các loại hình văn hóa phi vật thể nhƣ lễ hội, âm nhạc cổ truyền... thƣờng có sức thu hút lớn với nhóm du khách có trình độ thƣờng thức văn hóa nghệ thuật cao. Các thành tựu chính trị xã hội là đối tƣợng thu hút sự nghiên cứu của nhóm khách du lịch muốn tìm hiểu cơ cấu chính trị xã hội của một nƣớc, một địa phƣơng.

Truyền thống chống giặc ngoại xâm, những địa danh, những nơi đã ghi đậm chiến công chống kẻ địch, nơi dàn trận đón địch, diễn ra những trận chiến đầy oanh liệt trong chặng đƣờng phát triển, dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam, chiến thắng của quân và dân ta dƣới các triều đại của nhà nƣớc phong kiến từ thời

họ Hồng Bàng cho đến ngày nay cũng là những điểm đến du lịch cho các nhà quân sự, các cựu chiến binh, các thế hệ nối tiếp của các cựu chiến binh đến tìm lại dấu tích xƣa của họ và cha ông họ. Một số sự kiện đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần nhƣ: Tổ chức giải bóng đá khu vực và quốc tế, thi đấu thể dục thể thao, âm nhạc, hội chợ... thƣờng thu hút một lƣợng khách rất lớn.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)