Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 56 - 65)

2.3.1.1. Lượng khách du lịch

Tổng lƣợng khách du lịch đến Cửa Lò đều tăng qua các năm. Năm 2014, lƣợng khách đạt 2.250.000 lƣợt khách (tăng 6,13 % so với năm 2013). Trong đó, khách nội địa là 2.244.500 lƣợt khách (tăng 6,14% so với năm 2013), khách quốc tế đạt 5.500 lƣợt khách tăng 1,85% so với năm 2013. Tình hình thu hút khách du lịch đến Cửa Lò trong giai đoạn 2006-2014 đƣợc thể hiện cụ thể ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Thống kê lượt khách du lịch đến Cửa Lò giai đoạn 2010-2014

Năm

Tổng lƣợt khách Khách nội địa Khách quốc tế

Số lượng (Lượt khách) % tăng so với năm trước Số lượng (Lượt khách) % tăng so với năm trước Số lượng (Lượt khách) % tăng so với năm trước 2006 1.050.000 23,53 580.000 24,5 5.500 (52,9) 2007 1.370.000 30,48 811.000 24,5 12.700 (52,9) 2008 1.452.000 5,99 871.000 24,5 6.053 (52,9) 2009 1.650.000 13,6 1.647.150 24,5 2.850 (52,9) 2010 1.850.000 12,1 1.847.050 15,2 2.950 3,5 2011 2.030.000 10,0 2.025.000 9,6 5.000 69,5 2012 1.935.000 (4,7) 1.929.800 (4,7) 5.200 4,0 2013 2.120.000 9,6 2.114.600 7,8 5.400 3,8 2014 2.250.000 6,13 2.244.500 6,14 5.500 1,85

Tuy nhiên, bảng 2.2 cũng cho thấy tốc độ tăng lƣợt khách qua các năm đang có xu hƣớng giảm dần. Mặt khác, so với các địa điểm du lịch cùng ngành thì mức tăng này vẫn còn thấp.

2.3.1.2. Doanh thu du lịch (DTDL) và thu nhập xã hội từ du lịch

Du lịch là ngành kinh tế mang tính đa ngành, mang tính tổng hợp cao nên việc xác định doanh thu từ du lịch là việc làm hết sức khó khăn. Theo UNWTO, doanh thu từ du lịch đƣợc tính bằng toàn bộ số tiền mà khách du lịch phải chi trả khi thăm một địa phƣơng hoặc nƣớc khác (trừ vận chuyển hàng không quốc tế). Theo đó, doanh thu từ du lịch bao gồm tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả, đó là doanh thu từ dịch vụ ăn uống, lƣu trú, vận chuyển hành khách và từ các dịch vụ khác.

Du lịch biển Cửa Lò góp phần quan trọng trong tăng trƣởng kinh tế cho vùng ven biển nói riêng và đóng góp quan trọng cho kinh tế toàn Thị xã Cửa Lò nói chung. Du lịch biển đã làm tăng thu nhập cho ngƣời dân, tạo nhiều công ăn việc làm mới, nâng cao chất lƣợng của ngƣời dân trong vùng và giúp chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế địa phƣơng. Du lịch đã thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phƣơng. Năm 2006, doanh thu từ du lịch chỉ mới đạt 160 tỷ đồng thì năm 2010 doanh thu từ du lịch đã tăng lên 725 tỷ đồng và đến năm 2014 đạt 1.730 tỷ đồng. 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Doanh thu từ du lịch (Tỷ đồng)

Biểu đồ 2.2 cho thấy, từ năm 2006 đến nay, doanh thu du lịch của thị xã Cửa Lò đều tăng lên mỗi năm. Tuy nhiên, xem xét một cách chi tiết hơn thì tỷ trọng DTDL trong tổng doanh thu (TDT) của thị xã đang có xu hƣớng giảm xuống, nhất là trong những năm gần đây (bảng 2.3).

Bảng 2.3. Doanh thu du lịch của Thị xã Cửa Lò giai đoạn 2009-2013

ĐVT: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Tổng Doanh thu 1.324,30 1.589 1.594,70 3.877,30 4.300,80 2 Doanh thu du lịch 552 725 920 1.120 1.460

2.1 Doanh thu du lịch nội địa 538,2 710,5 895,5 1.093,80 1.430 2.2 Doanh thu du lịch quốc tế 13,8 14,5 24,5 26,2 30,4 3 Tỷ lệ DTDL/TDT(%) 41,68 45,63 57,69 28,89 33,95 4 Tốc độ tăng DTDL(%) 67,78 31,34 26,90 21,74 30,36 5 Tỷ trọng DTDL nội địa/DTDL (%) 97,50 98,00 97,34 97,66 97,92 6 Tỷ trọng DTDL quốc tế/DTDL (%) 2,50 2,00 2,66 2,34 2,08

Nguồn: Báo cáo hoạt động du lịch – UBND Thị xã Cửa Lò 2009 – 2013

Tuy nhiên, bảng 2.3 cho thấy doanh thu thu đƣợc từ khách du lịch nội địa luôn chiếm trên 97% trong tổng DTDL. Năm 2013, DTDL nội địa đạt 1.430 tỷ đồng chiếm 97,92% trong khi doanh thu quốc tế chỉ có 30,4 tỷ đồng chiếm tỷ trọng rất nhỏ chỉ 2,08%. Nhìn vào số liệu trên có thể thấy rằng DTDL của thị xã chủ yếu phụ thuộc vào doanh thu thu đƣợc từ nguồn khách nội địa.

Doanh thu từ hoạt động du lịch ở biển Cửa Lò bao gồm nhiều nguồn khác nhau, nhƣng cơ bản nhất là từ hoạt động của các cơ sở lƣu trú và dịch vụ ăn uống, ngoài ra còn đƣợc thu từ các hoạt động dịch vụ có liên quan khác của du lịch nhƣ vé vào các điểm tham quan hay các loại hình du lịch và trò vui chơi giải trí; vận tải; lữ hành; bán đồ lƣu niệm...

53,86%23,02% 23,02% 8,82% 2,01% 1,24% 11,35%

Cơ cấu doanh thu du lịch

Thuê phòng Ăn uống Bán hàng hóa Vận chuyển khách Lữ hành Thu khác

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu doanh thu du lịch của thị xã Cửa Lò năm 2013

Xét về cơ cấu doanh thu, doanh thu chủ yếu của hoạt động du lịch năm 2013 là từ thu thuê phòng chiếm tỷ trọng 53,86%, tiếp đến thu từ bán hàng ăn uống chiếm tỷ trọng 23,02%. Ngoài ra, còn có thu bán hàng hóa, thu vận chuyển khách, thu lữ hành và các khoản thu khác (xem biểu đồ 2.3).

Bên cạnh đó, thu nhập ngƣời dân địa phƣơng cũng đƣợc nâng lên đáng kể. Không tính những hộ gia đình có cơ sở lƣu trú, chỉ tính những hộ làm dịch vụ cung cấp cho du lịch cũng thấy thu nhập của họ tăng lên rất nhiều. Sau khi trừ các khoản thuế, các chi phí, họ cũng thu về lợi nhuận cao nhất 350 triệu đồng/năm/hộ, thấp nhất cũng đạt 100 triệu đồng/năm/hộ. Nhìn chung, tăng trƣởng doanh thu của thị xã trong những năm qua khá ổn định.

Những kết quả về mặt kinh tế cho thấy, ngành du lịch là ngành kinh tế quan trọng nhất của địa phƣơng, vì vậy Đảng bộ, Chính quyền và ngành du lịch thị xã Cửa Lò nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung đã xây dựng đƣợc kế hoạch, định hƣớng và bƣớc đi để du lịch Cửa Lò ngày càng phát triển.

2.3.1.3. Hoạt động lưu trú

Sau 20 năm phát triển, lực lƣợng kinh doanh lƣu trú của du lịch Cửa Lò đang dần thích nghi với cơ chế mới, từng bƣớc làm ăn có hiệu quả. Hoạt động này thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và KCHT, chất lƣợng phục vụ cũng đƣợc cải thiện. Hoạt động dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng trong những năm gần đây cũng có sự đầu tƣ, nâng cấp mở rộng kể cả khu vực kinh tế nhà nƣớc hay tƣ nhân. Đến năm 2014, thị xã Cửa Lò đã có 280 cơ sở với 7.500 phòng nghỉ và 16.000 giƣờng, có khả năng phục vụ 18.200 khách lƣu trú/ ngày đêm.

Các khách sạn đƣợc xây dựng đã có xu hƣớng quy mô ngày càng lớn và chất lƣợng ngày càng cao với hệ thống dịch vụ khá đa dạng. Năm 2006, toàn thị xã mới có 02 cơ sở lƣu trú đạt hạng 2 sao, 03 khách sạn đạt hạng 1 sao. Đến năm 2014, thị xã có 01 khách sạn 04 sao, 08 khách sạn 3 sao, nhiều khách sạn 2 sao, 1 sao đáp ứng hoạt động và tổ chức đƣợc các sự kiện mang tầm Quốc tế. Ngoài ra còn có nhiều hộ tƣ nhân kinh doanh nhà nghỉ ở các huyện lân cận thị xã nơi có các di tích văn hóa. Số lƣợng cơ sở lƣu trú luôn tăng lên hằng năm nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. Công suất sử dụng phòng tại Cửa Lò đƣợc tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2006 chỉ đạt 40,28% nhƣng đến năm 2014 đã tăng lên 55,72% (xem bảng 2.4).

Bảng 2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của thị xã Cửa Lò

Hạng mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số lƣợng cơ sở lƣu trú (cơ sở) 202 212 214 220 222 226 246 248 280 Số buồng (buồng) 5.151 5.460 5.472 5.589 5.748 5.826 6.453 6.577 7.500 Số giƣờng (giƣờng) 10.743 11.444 11.658 11.848 12.166 12.448 13.191 14.434 16.000 Công suất sử dụng phòng (%) 40,28 55,68 45,95 48,62 49,89 49,97 51,68 53,54 55,72

Riêng năm 2007, công suất sử dụng phòng tại các cơ sở lƣu trú tăng vọt lên 55,68%, vì đây là năm Cửa Lò tổ chức lễ hội kỷ niệm 100 năm du lịch với các lễ hội sông nƣớc, các trò chơi dân gian và chƣơng trình giao lƣu văn nghệ đã thu hút khách du lịch trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế lƣu trú tại địa phƣơng. Năm 2014, có những thời điểm Cửa Lò không còn phòng trống, khách phải về lƣu trú tại Vinh. Mặc dù số lƣợng cơ sở lƣu trú, số lƣợng buồng và giƣờng đều tăng lên nhƣng tốc độ tăng chƣa thực sự ổn định qua các năm (xem biểu đồ 2.4).

Biểu đồ 2.4. Biến động cơ sở lưu trú của thị xã Cửa Lò giai đoạn 2006 - 2014 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hàng năm, thị xã chỉ đạo các cơ sở lƣu trú luôn chủ động chuẩn bị chu đáo các điều kiện để đón chào du khách và đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình, trang bị cơ sở vật chất hiện đại, lịch sự để phục vụ, tiến hành niêm yết giá công khai và cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn do phƣờng, xã tổ chức. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh cơ sở, chú trọng đến chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ phục vụ. Một số cơ sở lƣu trú nhƣ Khách sạn du lịch Công đoàn, Khách sạn Thái Bình Dƣơng, Khách sạn Hòn Ngƣ, Khách sạn Vinamoto, Khách sạn Lâm Sơn Hải... đã mạnh dạn đầu tƣ xây dựng, mở rộng không gian và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch nên bƣớc đầu đã tạo đƣợc nhiều đột phá trong kinh doanh lƣu trú.

Các khách sạn nhƣ Đoàn An dƣỡng 40A, khách sạn Du lịch Công đoàn, Nhà khách Bộ xây dựng, Khách sạn Nghệ An II ... là cơ sở lƣu trú chủ yếu dành cho du khách nội địa lựa chọn vì đặc thù của các cơ sở này là khách sạn của ngành, của Nhà nƣớc cổ phần và hay đƣợc sử dụng cho loại hình du lịch nghỉ dƣỡng và chữa bệnh.

Còn theo nhận định của một số chủ khách sạn và hƣớng dẫn viên du lịch, khách quốc tế thƣờng chọn lƣu trú ở khách sạn Xanh, khách sạn Hòn Ngƣ, Khách sạn Thái Bình Dƣơng hay khách sạn Sài Gòn - Kim Liên, bởi KCHT ở các khách sạn này rất tiện nghi, phong cách phục vụ lại rất chuyên nghiệp và chu đáo nên đã làm hài lòng các du khách quốc tế.

Bên cạnh đó, thị xã cũng đã phối hợp với các ngành cấp Tỉnh tổ chức kiểm tra, đánh giá, biểu dƣơng và cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở lƣu trú đạt tiêu chuẩn khách sạn xanh - sạch - đẹp. Chính nhờ sự phối hợp tốt giữa các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, sự tích cực chủ động, sáng tạo trong kinh doanh nên doanh thu của các cơ sở lƣu trú tăng cao, chất lƣợng phục vụ đƣợc nâng cao góp phần quan trọng vào sự phát triển du lịch bền vững.

2.3.1.4. Hoạt động kinh doanh lữ hành và vận chuyển khách du lịch

Đƣợc liên kết chặt chẽ và hoạt động có hiệu quả, năm 2014 đã liên kết đƣợc với 60 đơn vị lữ hành giới thiệu và đón 250 đoàn khách về du lịch tại thị xã, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho nhiều đoàn khách Quốc tế. Đến nay, ngành du lịch đã thiết lập 16 tour, tuyến để khai thác đƣợc du khách đánh giá cao và tham gia nhiều nhƣ: Cửa Lò - Đảo Ngƣ, Cửa Lò - Vinh - Khu di tích Kim Liên, Cửa Lò - Vinh - Cửa khẩu Cầu Treo - Lạc Xao (Lào), Cửa Lò - Vinh – Phuket (Thái Lan)… Hoạt động vận chuyển khách du lịch thuận lợi, khá đa dạng về các loại hình và đảm bảo chất lƣợng. Hiện nay cùng với việc kết nối với hệ thống trung chuyển của sân bay, bến xe khách, nhà ga tỉnh, trên địa bàn có 8 công ty tham gia vận chuyển phục vụ thƣờng xuyên, an toàn, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách, tiêu biểu nhƣ: Công ty Du lịch Văn Minh, Công ty TNHH Phúc Lợi, Công Ty TNHH Tài Em, dịch vụ ô tô điện...

2.3.1.5. Các dịch vụ hỗ trợ

a. Các cơ sở ăn uống

Tại trung tâm du lịch thị xã Cửa Lò có khoảng 550 cơ sở kinh doanh ăn uống, trong đó có 125 nhà hàng kiên cố, bán kiên cố đƣợc xây dựng dọc theo bãi tắm từ Thu Thủy đến Nghi Hƣơng và có khoảng 170 nhà hàng trong hệ thống khách sạn, còn lại chủ yếu các nhà hàng nhỏ. Các nhà hàng này đáp ứng phục vụ tốt nhu cầu ăn uống chủ yếu các món đặc sản biển tƣơi sống nhƣ: tôm, cua, ghẹ, mực, ngao, cá thu, cá dò, cá chim, cá hồng, cá mú, đặc biệt có món mực “nháy” là đặc sản mang tính đặc thù ẩm thực của Cửa Lò mà ở những điểm du lịch khác trong cả nƣớc khó mà có đƣợc. Nên du khách đến Cửa Lò rất thích thƣởng thức món ẩm thực này.

Tuy nhiên, số nhà hàng có khả năng phục vụ khách quốc tế rất khiêm tốn. Hiện nay, Cửa Lò mới chỉ có khoảng 5 nhà hàng nằm trong hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao trở lên nhƣ: khách sạn Mƣờng Thanh, khách sạn Sài Gòn - Kim Liên, khách sạn Xanh, Hòn Ngƣ, Thái Bình Dƣơng, Công Đoàn, là những nhà hàng có thể cung cấp dịch vụ ăn uống có chất lƣợng cao.

Kinh doanh ăn uống luôn mang lại doanh thu và lợi nhuận rất cao cho ngành du lịch Cửa Lò, đồng thời tạo đƣợc nhiều việc làm cho ngƣời lao động, thu hút đƣợc nhiều ngƣời dân tham gia. Trong đó, ngƣ dân hai phƣờng Nghi Thủy, Nghi Hải đóng vai trò chủ đạo cung cấp khối lƣợng hải sản tƣơi sống cho ngành ăn uống du lịch Cửa Lò.

Mặt khác, không gian bố trí các dịch vụ ăn uống và không gian dành cho khu vực tắm biển chƣa hợp lý, tất cả các ki ốt kiêm nhà hàng bám biển đều tự xây hệ thống vệ sinh phục vụ du khách, làm ảnh hƣởng rất lớn đến môi trƣờng cảnh quan khu du lịch bãi tắm Cửa Lò và nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng rất lớn. Hơn nữa, kiến trúc ki ốt nhà hàng còn đơn giản, trang thiết bị phục vụ du khách ăn uống còn bình dân, chƣa tạo đƣợc nét đặc thù và có chất lƣợng cao để có thể tăng thêm sức hấp dẫn cho du lịch Cửa Lò.

Nhìn chung, dịch vụ ăn uống của du lịch Cửa Lò mới đáp ứng mức độ “bình dân” của du khách, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách du lịch quốc tế, đặc biệt là du khách đến từ các quốc gia phát triển.

b. Các dịch vụ hỗ trợ khác

Các đơn vị kinh doanh vận chuyển du lịch trên địa bàn khá đa dạng về phƣơng thức phục vụ: taxi, xe điện, xe khách, xích lô… thu hút đƣợc thị hiếu của khách du lịch. Một số doanh nghiệp tƣ nhân còn xây dựng một hệ thống các dịch vụ liên hoàn nhƣ: nhà nghỉ, nhà hàng, vận chuyển và một số dịch vụ hỗ trợ khác.

Ngoài ra còn có nhiều dịch vụ khác liên quan có thể đáp ứng nhu cầu của khách du lịch mặc dù số lƣợng còn hạn chế và chƣa chuyên nghiệp, chủ yếu tập trung ở ngay trung tâm Thị xã nhƣ: karaoke, internet, massage, cắt tóc…

Các du khách khi đến tham quan du lịch Cửa Lò thƣờng mua sắm đồ lƣu niệm về làm quà và đây là hoạt động mang thu hút chi tiêu từ du khách, đem lại nguồn doanh thu cho thị xã. Tuy nhiên, quà lƣu niệm còn mang tính chất không chuyên nghiệp hóa, tràn lan, không mang dấu ấn riêng của địa phƣơng. Hệ thống siêu thị, cửa hàng tạp hóa còn nhỏ lẻ chƣa đủ đáp ứng nhu cầu khách du lịch. Vì vậy, trong những năm tới, Cửa Lò cần chú trọng đầu tƣ xây dựng các trung tâm mua sắm lớn, dịch vụ cao cấp ngay trên địa bàn để phục vụ khách du lịch.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 56 - 65)