Yếu tố dân cư và lao động

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 37)

Dân cƣ là nguồn gốc để tạo ra nguồn nhân lực lao động cho xã hội, vừa là lực lƣợng trực tiếp tham gia quyết định phát triển kinh tế du lịch, đồng thời còn là lực lƣợng trực tiếp tiêu thụ các sản phẩm du lịch. Việc nông dân di chuyển tới các thành phố đã kéo họ vào cơn lốc của cuộc sống xã hội hiện đại, nâng cao trình độ nhận thức của họ và làm cho họ quen với thói quen và nhu cầu văn hóa. Dân số của một quốc gia tăng lên, lao động tăng lên, làm chuyển dịch số lƣợng lao động giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân, tạo ra mật độ dân số mới sẽ kéo theo hoạt động du lịch tăng lên. Do đó, việc nắm vững số lƣợng dân số, đặc điểm dân cƣ và lao động có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển kinh tế du lịch. Cung và cầu của du lịch tùy thuộc rất lớn vào các đặc điểm xã hội nhân khẩu, trình độ dân trí và mật độ dân cƣ. Sự tập trung dân cƣ vào các thành phố, sự gia tăng dân số, tăng mật độ, tuổi thọ trung bình hay quá trình đô thị hóa... đều trực tiếp hay gián tiếp liên quan mật thiết đến phát triển kinh tế du lịch.

Thời gian rỗi của nhân dân đóng vai trò quan trọng trong hoạt động du lịch. Xu hƣớng chung của nhiều nƣớc trên thế giới trong đó có nƣớc ta là giảm thời gian làm việc, tăng thời gian nghỉ ngơi và đây là điều kiện để cho ngƣời lao động dành thời gian cho hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, thu nhập của ngƣời dân đóng vai trò quan trọng, là yếu tố cần thiết cho tiêu thụ các sản phẩm du lịch. Những nƣớc có thu nhập bình quân đầu ngƣời cao, có nền kinh tế phát triển, thƣờng có nhu cầu du lịch lớn. Mặt khác, khi trình độ dân trí ngày càng cao, kinh tế đầy đủ thì lòng ham hiểu biết, làm quen với các nƣớc cũng ngày càng tăng, hình thành thói quen du lịch. Ngƣợc lại, khi đón tiếp du khách từ nơi khác đến nƣớc họ thì thái độ cƣ xử, định hƣớng cho khách thƣởng thức các sản phẩm du lịch ở đó cũng thuận lợi hơn rất nhiều.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 37)