Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 76 - 80)

2.4.2.1. Hạn chế

Sự vào cuộc của một số cơ quan, đoàn thể, phƣờng trong công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch chƣa quyết liệt, bán hàng rong và ăn xin vẫn còn nhiều; tình trạng xe ô tô dừng, đỗ không đúng nơi quy định vẫn còn xảy ra; đặc biệt là dịch vụ ô tô điện, mô tô nƣớc hoạt động chƣa đúng quy định.

Các điểm bán hàng ăn, giải khát, đồ lƣu niệm trên hành lang đƣờng Bình Minh, Công viên, Quảng trƣờng hoạt động chƣa đúng với quy hoạch, còn lấn chiếm hành lang, thƣng che phông, bạt thiếu mỹ quan; việc giao quyền cho các hộ kinh

doanh gắn với quản lý chủ trƣơng "5 không" các phƣờng kiểm tra, xử lý chƣa quyết liệt. Công tác vệ sinh môi trƣờng khu lâm viên, các trục đƣờng giao thông chƣa kịp thời, đặc biệt là trên các trục đƣờng trung tâm thị xã.

Chế tài xử lý chủ trƣơng „5 không‟ chƣa cụ thể, một số nội dung trong quy chế quản lý du lịch không còn phù hợp với thực tiễn. Công tác quản lý giá dịch vụ ở một số ban, ngành, phƣờng trong dịp lễ, tết còn lỏng, đặc biệt là dịch vụ gửi xe. Các bãi giữ xe đã quá tải trong những ngày cao điểm; quy hoạch vị trí để rác thải chƣa phù hợp.

Tình hình đầu tƣ du lịch tại thị xã Cửa Lò còn có tính chất manh mún, không tập trung và thiếu tính đồng bộ nên hiệu quả du lịch chƣa cao. Hiện nay, KCHT phục vụ du lịch của Cửa Lò còn yếu kém cần rất nhiều vốn để đầu tƣ phát triển trong khi đó nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc thì hạn chế. Một số dự án đầu tƣ phục vụ du lịch triển khai chậm; việc triển khai các dịch vụ thanh toán, internet, truyền hình tại một số khách sạn chƣa tốt.

Sản phẩm du lịch còn đơn điệu,thiếu nét đặc trƣng, chủ yếu vẫn là dịch vụ tắm biển. Các sản phẩm chủ yếu vẫn dựa trên tài nguyên thiên nhiên sẵn có để phát triển thành. Các điểm tham quan, các khu du lịch Cửa Lò chƣa có sự đầu tƣ lớn để tạo nên một khu du lịch với đầy đủ các loại hình du lịch, các dịch vụ vui chơi giải trí mà chủ yếu vẫn là các sản phẩm đơn lẻ, làm cho khách phải di chuyển nhiều, vừa tốn thời gian, vừa tốn chi phí. Thiếu các loại hình vui chơi giải trí chất lƣợng cao. Việc triển khai chƣơng trình kích cầu du lịch trong những tháng thấp điểm hiệu quả chƣa cao; các doanh nghiệp chƣa thực sự vào cuộc.

Nguồn nhân lực phục vụ du lịch và văn hoá giao tiếp trong hoạt động kinh doanh tuy đƣợc tập huấn nhiều nhƣng nhìn chung vẫn còn yếu về số lƣợng và chất lƣợng. Công tác xã hội hóa chƣa đạt yêu cầu, nhiều khách sạn, nhà nghỉ chƣa làm tốt quảng bá, xúc tiến du lịch và tổ chức các hoạt động lễ hội.

Ý thức bảo vệ tài nguyên và vệ sinh môi trƣờng của một bộ phận kinh doanh chƣa chấp hành nghiêm các quy định của thị xã. Công tác chỉ đạo chƣa thực sự đồng bộ, đội an ninh du lịch các phƣờng hoạt động thiếu hiệu quả. Tài nguyên môi trƣờng du lịch đang dần bị xuống cấp do hiệu quả khai thác tài nguyên chƣa cao.

2.4.2.2. Nguyên nhân hạn chế

Những biến động phức tạp trên thế giới về kinh tế, chính trị, xã hội..., đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính trên phạm vi toàn cầu hiện nay đã tác động tiêu cực đến du lịch Việt Nam nói chung và Cửa Lò nói riêng.

Sự cạnh tranh chia sẻ thị trƣờng của các trung tâm du lịch lớn trong vùng và cả nƣớc ngày càng gay gắt do nhu cầu thị hiếu của du khách có xu hƣớng yêu cầu đổi mới ngày càng cao.

Phân công trong chỉ đạo, quản lý hoạt động du lịch của một số ban, ngành, UBND phƣờng chƣa hợp lý, trách nhiệm thực thi nhiệm vụ chƣa cao, công tác kiểm tra mặc dù đƣợc tăng cƣờng nhƣng xử lý chƣa nghiêm. Sự phối hợp của một số phòng, ban, ngành và UBND các phƣờng trong thực thi công việc thiếu đồng bộ, có lúc có nơi còn đùn đẩy trách nhiệm.

Nhận thức và sự quan tâm của một số cấp uỷ đảng, chính quyền, ban, ngành và bộ phận cán bộ, nhân dân về phát triển du lịch chƣa đầy đủ; một số phƣờng trọng điểm về du lịch chƣa chủ động tìm biện pháp phát triển du lịch và thực hiện chủ trƣơng "5 không" và chỉnh trang đô thị. Việc triển khai kế hoạch kiểm tra, tham mƣu xử lý của ban chỉ đạo du lịch, các phòng, ban, ngành chƣa thƣờng xuyên.

Hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá để xúc tiến thu hút đầu tƣ chƣa cao. Tƣ tƣởng ỷ lại trong xây dựng các công trình, trong tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của một số đơn vị, cá nhân tham gia kinh doanh vẫn còn tồn tại.

Việc khai thác tài nguyên du lịch còn mang tính tự phát, mất cân đối và thiếu tính bền vững.

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn thụ động trong việc xây dựng chiến lƣợc phát triển sản phẩm du lịch và mở rộng thị trƣờng, việc tự quảng bá, xúc tiến du lịch khai thác khách. Chƣa quan tâm áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào kinh doanh du lịch.

Công tác xã hội hoá phát triển du lịch thực hiện chƣa tốt, nhận thức của ngƣời dân về bảo vệ tài nguyên môi trƣờng du lịch còn hạn chế.

Tiểu kết chƣơng 2

Chƣơng 2 đã khái quát về các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội ảnh hƣởng đến phát triển du lịch của thị xã Cửa Lò, đặc biệt đã làm rõ tiềm năng phát triển du lịch của thị xã. Tác giả đã tập trung phân tích thực trạng phát triển du lịch Cửa Lò trong những năm qua. Từ đó, tác giả đƣa ra đánh giá về những thành công và hạn chế trong phát triển du lịch tại thị xã Cửa Lò. Có thể thấy rằng ngành du lịch của thị xã vẫn chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng và thế mạnh của mình. Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế đòi hỏi du lịch Cửa Lò phải có những chiến lƣợc phát triển phù hợp với từng giai đoạn, xứng đáng là vùng du lịch trọng điểm của tỉnh Nghệ An. Kết quả nghiên cứu của chƣơng 2 là cơ sở quan trọng để tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Cửa Lò theo hƣớng chất lƣợng cao và bền vững trong những năm tới.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)