Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 86 - 88)

Từ trƣớc đến nay, nguồn nhân lực luôn là một yếu tố quan trọng đảm bảo tính phát triển bền vững của ngành. So với các nguồn lực khác thì nguồn nhân lực có ƣu thế nổi bật hơn cả là nó không bị cạn kiệt nếu biết bồi dƣỡng, khai thác sử dụng hợp lý, các yếu tố khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy đƣợc tác dụng khi kết hợp với nguồn nhân lực một cách hiệu quả. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đối với ngành du lịch quyết định tới sự thành công, tăng sức mạnh cạnh tranh, hội nhập cùng với sự phát triển. Nếu ngành này mà không có một nguồn nhân lực giỏi thì về lâu dài sẽ bị tụt hậu, chậm phát triển bởi những ý tƣởng của con ngƣời là yếu tố tạo ra mọi sự thay đổi. Vì vậy, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực là một đòi hỏi khách quan và cấp thiết.

Du lịch là một ngành kinh tế đòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp hơn đối với du khách, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp của cán bộ, nhân viên trong ngành, đặc biệt là hƣớng dẫn viên, lễ tân... rất cao. Để có thể phát triển du lịch ở thị xã Cửa Lò một cách bền vững thì cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đó là một vấn đề cơ bản có tính chất quyết định đến hiệu quả kinh doanh du lịch. Phải đào tạo bồi dƣỡng hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực du lịch có đức, có tài, thành thạo về kỹ năng nghề nghiệp, có năng lực quản lý, điều hành kinh doanh đáp ứng nhiệm vụ.

Cần xây dựng chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch cho thị xã Cửa Lò. Cần xem nguồn lực và chất lƣợng con ngƣời là yếu tố quyết định việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển du lịch bền vững.

Xây dựng chƣơng trình phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch trong từng giai đoạn phát triển của ngành để định hƣớng đúng, có hệ thống về số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực, đảm bảo tính chuyên nghiệp và hợp lý hóa cơ cấu nhân lực ngành du lịch; nâng cao năng lực và chất lƣợng của hệ thống đào tạo du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực; và nâng cao nhận thức cộng đồng về du lịch và nhân lực ngành du lịch; tạo động lực và lợi thế thúc đẩy du lịch phát triển nhanh và bền vững, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Tổ chức các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng ngắn hạn: trên cơ sở phân loại trình độ nghiệp vụ của lao động trong ngành du lịch để có kế hoạch và phƣơng pháp đào tạo phù hợp. Sự phối hợp giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch cùng với các trung tâm bồi dƣỡng nghiệp vụ du lịch để tổ chức những lớp chuyên đề, các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên. Bên cạnh đó, ngành cần tổ chức các hội thảo, giao lƣu, hội thi nghiệp vụ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp học hỏi kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ. Đồng thời, thông qua sự hợp tác quốc tế của ngành để tổ chức các chƣơng trình du học ngắn hạn nhằm nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn phục vụ du khách quốc tế.

- Tổ chức các chƣơng trình đào tạo dài hạn: với trọng tâm đào tạo nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn giỏi, khả năng ngoại ngữ tốt, ngành cần nghiên cứu mô hình đào tạo của một số quốc gia phát triển, tham gia nhiều hội thảo về phát triển nguồn nhân lực, cập nhật những phƣơng pháp đào tạo, nội dung giảng dạy mới. Ngành du lịch hỗ trợ và khuyến khích nhân viên theo học tại các chƣơng trình đào tạo tại các trƣờng chuyên về du lịch. Trong trƣờng hợp cần thiết, ngành du lịch cần hỗ trợ các doanh nghiệp đƣa nhân viên nòng cốt ra nƣớc ngoài du học.

- Xây dựng chƣơng trình phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp: để chủ động nguồn nhân lực chất lƣợng cao, các doanh nghiệp cần chủ động có những chính sách cụ thể để nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng cho nhân viên thông qua

các chƣơng trình đào tạo ngắn hay dài hạn. Thông qua sự trợ giúp của các tổ chức trong và ngoài nƣớc, các doanh nghiệp có những chƣơng trình đào tạo phù hợp cho đội ngũ nhân viên của mình và thƣờng xuyên kiểm tra định kỳ nghiệp vụ của nhân viên, khuyến khích tinh thần tự nâng cao tay nghề, tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh du lịch. Chú trọng đào tạo tại chỗ, sử dụng giảng viên của Trƣờng Cao đẳng Du lịch - Thƣơng mại Nghệ An hoặc Trƣờng Tƣ thục Du lịch Miền Trung đối với nhân viên phục vụ. Đối với nhân lực quản lý, kỹ thuật trong ngành du lịch cần liên kết, hợp tác với các trƣờng ở Hà Nội để đào tạo.

- Tăng cƣờng các chƣơng trình đào tạo trình độ đại học và trên đại học về du lịch, khuyến khích các hình thức đào tạo về du lịch trên địa bàn tỉnh thông qua các trƣờng đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Xây dựng chính sách thu hút nguồn sinh viên địa phƣơng đang học về du lịch tại các thành phố lớn về làm việc tại Cửa Lò, thu hút các chuyên gia giỏi và lao động có chuyên môn cao về làm việc trong ngành du lịch. Đây là nguồn lao động nòng cốt góp phần vào sự nghiệp đổi mới theo hƣớng công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành du lịch thị xã Cửa Lò trong tƣơng lai.

- Xây dựng chƣơng trình giáo dục du lịch toàn dân: thông tin, tuyên truyền, giáo dục nhân dân, cộng đồng dân cƣ nhằm nâng cao nhận thức về hoạt động du lịch và làm du lịch, nâng cao tinh thần tự hào dân tộc, thể hiện sự hiếu khách, tôn trọng, thân thiện và cởi mở với du khách thông qua các kênh thông tin đại chúng, hệ thống đào tạo ở các trƣờng trung học phổ thông. Đây là chƣơng trình cần thiết để nâng cao dân trí về du lịch đặc biệt là Cửa Lò là một trung tâm du lịch lớn của cả nƣớc. Trong các chƣơng trình đào tạo cần phải đƣa vào nội dung quản lý môi trƣờng, nhận thức về tầm quan trọng và tính chất phức tạp của du lịch trong khuôn khổ một ngữ cảnh rộng lớn mang tính kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Cần phải lồng ghép vấn đề du lịch bền vững vào thực tiễn công việc trong quá trình đào tạo.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)