Phát triển nguồn nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 65 - 67)

Đội ngũ lao động là một trong những nguồn lực rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Lao động trong ngành du lịch Cửa Lò đang dần cải thiện, chú trọng vào việc nâng cao chất lƣợng. Lao động có chuyên môn không vững sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng phục vụ của ngành.

Trong mấy năm qua, nguồn lao động cho Du lịch Cửa Lò ngày một tăng lên cả về số lƣợng và chất lƣợng. Năm 2009, có 5.965 lao động thì đến năm 2013 tăng

lên 7000 lao động với tỷ lệ tăng 3,7% (so với năm 2012). Tình hình phân bổ nguồn lao động trong ngành du lịch đƣợc thống kê cụ thể ở bảng 2.6 sau đây:

Bảng 2.6: Thống kê nguồn nhân lực du lịch Cửa Lò giai đoạn 2009-2013

ĐVT: Người

TT Nội dung Năm

2009 Năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Lao động trực tiếp 3.150 4.815 4.940 5.140 5.540 2 Lao động gián tiếp 2.815 1.422 1.560 1.610 1.460 3 Tổng lao động 5.965 6.237 6.500 6.750 7.000 4 Tốc độ tăng so với

năm trƣớc(%) 3,56 4,56 4,22 3,85 3,70

Nguồn: Báo cáo tổng kết du lịch Thị xã Cửa Lò 2009-2013

Nhìn vào bảng 2.6 ta thấy nguồn lao động trực tiếp luôn chiếm tỷ lệ cao hơn trong tổng số lao động của ngành và ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, cơ cấu trình độ lao động trong ngành dịch vụ của thị xã còn thấp. Theo Phòng lao động- thƣơng binh xã hội thị xã Cửa Lò, năm 2010 trong tổng số 6.237 lao động thì tỷ lệ lao động có trình độ đại học 5,2%, cao đẳng 1,3%, trung cấp 17%, sơ cấp 3,8% và chƣa qua đào tạo hoặc chỉ tham gia một vài lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ giao tiếp về du lịch (1-2 ngày) chiếm đến 72,7%. Số liệu này cho thấy chất lƣợng nhân lực hoạt động trong kinh doanh du lịch ở Cửa Lò còn rất thấp, số lƣợng lao động chƣa đƣợc đào tạo về du lịch, văn hóa ứng xử trong kinh doanh du lịch chiếm tỷ trọng cao.

Công tác đào tạo và bồi dƣỡng nguồn nhân lực luôn đƣợc quan tâm. Về đào tạo chuyên nghiệp, trên địa bàn thị xã hiện có 01 trƣờng đại học, 01 trƣờng cao đẳng, 01 trƣờng trung cấp dạy nghề và các trƣờng đều có trung tâm kỹ thuật tổng hợp hƣớng nghiệp. Các trƣờng đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp đƣợc nâng cấp, xây dựng và tích cực triển khai mạnh mẽ chƣơng trình đào tạo nghề góp phần đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội.

Đội ngũ, cán bộ nhân viên tham gia hoạt động du lịch cơ bản đƣợc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, hàng năm tham gia tốt các lớp tập huấn văn hóa giao tiếp

ứng xử trong hoạt động du lịch do thị xã và phƣờng, xã tổ chức. Bên cạnh đó, 2 đơn vị đào tạo cung cấp nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch trên địa bàn là Trƣờng Cao đẳng Du lịch - Thƣơng mại Nghệ An và Trƣờng Tƣ thục Du lịch Miền Trung đã chủ động liên kết với các trƣờng Đại học nhằm đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo nhƣ: Hƣớng dẫn viên du lịch, phục vụ ăn uống, kế toán thƣơng mại du lịch, công nghệ thông tin. Hàng năm, 2 trƣờng đào tạo trên 1.000 học viên tốt nghiệp, cung cấp nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch thị xã. Trên 700 học viên, đáp ứng nhu cầu lao động có chất lƣợng cho phục vụ du lịch. Một số cơ sở lƣu trú đã gửi nhân viên đi đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ tại các tỉnh có du lịch phát triển mạnh để đáp ứng chất lƣợng phục vụ ngày càng cao.

Hiện tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch vẫn chƣa có sự thống kê chính thức về trình độ lao động chuyên ngành du lịch, điều này gây khó khăn cho việc đánh giá trình độ chuyên môn cũng nhƣ năng lực quản lý của đội ngũ lao động. Theo số liệu ƣớc tính của cục thống kê thì lao động chƣa qua đào tạo của ngành này vẫn còn ở mức khá cao (trên 60%), không đủ đáp ứng kịp nhu cầu phát triển cho ngành. Vì vậy, để không mất đi lợi thế cạnh tranh, Cửa Lò cần có giải pháp nâng cao chất lƣợng lao động trong thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)