Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 53 - 56)

- Biển Cửa Lò: Cửa Lò có bờ biển dài 12 km, trong đó hơn 8 km liên tục là bãi biển với cát trắng, phẳng mịn, độ dốc thoai thoải, nƣớc trong xanh, độ mặn vừa phải từ 3,4 đến 3,5%, đƣợc chia làm 3 bãi nhỏ: bãi tắm Lan Châu, bãi tắm Xuân Hƣơng, bãi tắm Song Ngƣ.

Biển Cửa Lò ngoài là nơi có phong cảnh thơ mộng hữu tình và phù hợp cho việc nghỉ ngơi an dƣỡng, còn có 3 đảo lớn và nhiều di tích văn hóa, lịch sử mang nét huyền thoại với nguồn thuỷ hải sản phong phú, đa dạng là điều kiện quan trọng để biển Cửa Lò trở thành một trong những bãi tắm lý tƣởng ở Việt Nam, là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nƣớc.

- Cửa Hội: Cách Cửa Lò 5 km dọc theo bãi biển, Cửa Hội là chính nơi con sông Lam đổ ra biển. Biển ở đây vẫn còn hoang sơ, tĩnh lặng khác hẳn với không khí náo nhiệt ở Cửa Lò. Khu du lịch sinh thái Cửa Hội đƣợc thành lập năm 2000 trên diện tích 5 ha, nằm ẩn mình dƣới rừng phi lao xanh mát, có dịch vụ ăn uống hải sản biển, nghỉ nhà sàn riêng biệt, câu cá hồ nƣớc ngọt, tắm biển... Đây là địa điểm nghỉ mát lý tƣởng cho những ai muốn thoát khỏi không khí ồn ào chốn thị thành. Khu du lịch sinh thái Cửa Hội đang đƣợc quy hoạch nằm trong phần đất của dự án làng du lịch văn hoá các dân tộc Việt Nam tại Cửa Lò. Khi dự án này đi vào hoạt động sẽ góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá xứ Nghệ, kéo dài thời gian lƣu trú của du khách, tạo nên một điểm nhấn quan trọng cho du lịch Cửa Lò.

- Đảo Hòn Ngư: Nói đến du lịch biển đảo Cửa Lò, không thể không nhắc đến Hòn Ngƣ. Sự hình thành và những chiến công gắn với đảo qua thời gian đã làm nên một Song Ngƣ sơn huyền thoại. Nằm trong quần thể khu thắng cảnh du lịch, đảo Hòn Ngƣ còn là tấm lá chắn vững chắc che chở bãi biển Cửa Lò, là điểm thắng cảnh hấp dẫn bởi sự kỳ thú của cảnh vật thiên nhiên nơi đây. Đảo nằm ngoài biển, cách bờ hơn 4 km. Đảo gồm hai hòn lớn và nhỏ: Hòn lớn cao 133m, hòn nhỏ cao 88m so với mặt nƣớc biển. Đảo Ngƣ với hai hòn nối tiếp nhau, nhƣ hai con cá khổng lồ che chắn bão to, gió lớn cho Cửa Hội, nên còn có tên là Song Ngƣ.

- Đảo Mắt: Ngoài khơi chừng 20km là núi Quỳnh Nhai gồm hòn lớn và hòn con nối với nhau, từ đất liền nhìn ra trông nhƣ cặp mắt, dân gian quen gọi là Đảo Mắt. Phía Đông nam đảo Mắt có một cụm đá lô nhô, chất chồng tạo nên những hang động kỳ thú gọi là động Tiên. Trên đỉnh đảo có một chạn đá rộng gọi là Động An Lạc. Trong dân gian miền biển còn lƣu giữ một truyền thuyết cổ tích về hòn đảo này là: “nàng Tố Nƣơng quê vùng An Lạc, Sơn Tây, chồng nàng quê ở Hàm Hoan, nay là xứ Nghệ. Vợ chồng đều là tƣớng lĩnh của nghĩa quân Hai Bà Trƣng. Khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, vợ chồng lƣu lạc mỗi ngƣời một nơi. Tố Nƣơng quyết định dong buồm về Hàm Hoan tìm chồng. Gần đến nơi, không may thuyền bị phong ba dạt vào đảo Quỳnh Nhai. Đến đây, nàng không còn sức lực và phƣơng tiện để đi vào đất liền đƣợc nữa, đành phải ở lại trên đảo, ngày đêm dán mắt vào quê chồng”. Đảo Mắt - Nhãn Sơn có tên từ đó.

- Đảo Lan Châu: Về phía Bắc, sát Thị xã Cửa Lò có đảo Lan Châu, dƣới chân núi, về phía Đông Nam có nhiều tảng đá lớn, hình thù kỳ lạ, có tảng trông tựa hình ngƣời ngồi, có tảng đƣợc gọi là ông Đùng, có tảng đƣợc gọi là thần hình Thiết Hán. Trên đỉnh núi, vào năm 1936, vua Bảo Đại cho xây biệt thự để nghỉ dƣỡng, từ vị trí này có thể quan sát toàn cảnh Thị xã, cảng Cửa Lò và phóng tầm mắt ra biển khơi bao la. Chính vua Bảo Đại đã đƣa giống Cúc biển từ Pháp về đây trồng, tạo thêm màu sắc cho đô thị biển. Đảo Lan Châu nằm ngay sát bờ biển, tiếng địa phƣơng còn gọi là Rú Cóc, vì đảo có hình dáng nhƣ một con cóc khổng lồ đang vƣơn mình ra biển khơi. Đảo Lan Châu chia bãi tắm Cửa Lò thành hai khu vực riêng biệt. Điều đặt biệt là khi thuỷ triều lên, tất cả chân đảo chìm dƣới nƣớc biển, khi thuỷ triều xuống, phía tây hòn đảo nối với đất liền thành bán đảo. Phía đông là những vách đá lô nhô trải dài ra phía biển, do sự bào mòn của gió và sóng tạo cho những hòn đá này có những hình thù kỳ thú.

- Cảng Cửa Lò: Cảng Cửa Lò nằm phía bờ nam con sông Cấm, thuộc địa phận phƣờng Nghi Tân, vị trí thuận lợi cho giao dịch thông thƣơng hàng hoá quốc tế đặc biệt là trung chuyển hàng cho nƣớc bạn Lào và đông bắc Thái Lan. Cảng Cửa Lò nằm trong quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hƣớng 2030. Hiện nay đang triển khai dự án nạo vét luồng vào cảng đảm bảo cho tàu có tải trọng trên 1 vạn tấn ra, vào thƣờng xuyên, tàu 2 vạn tấn ra vào hạn chế. Cảng nƣớc sâu Cửa Lò đã đƣợc phê hoạch quy hoạch chi tiết xây dựng với mục tiêu đạt công suất 10 – 12 triệu tấn/năm cho tàu 5 vạn tấn ra vào [11]. Tàu từ Singapore, Thái Lan, Malaysia … đều có thể đƣa Cửa Lò vào hành trình của mình và chỉ cần vài ngày ở trên bờ là có thể thăm những nơi du lịch nổi tiếng của Nghệ An, Hà Tĩnh và cả Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng. Tàu chở khách là một ngành kinh doanh lớn và phát triển trong cộng đồng đặc biệt với ngƣời cao tuổi, đây là biện pháp lý tƣởng để tham quan Châu Á và Phƣơng Đông.

- Bãi Lữ: Nằm trong địa phận 02 xã Nghi Yên và Nghi Tiến, Bãi Lữ cách Cửa Lò 10km. Là nơi biển khơi ăn sâu vào đất, nơi những cánh rừng thông bạt ngàn vƣơn ra biển cả tạo nên những cảnh quanh co uốn lƣợn, những vách đá đứng sóng vỗ trắng ngần, những bãi cát dài nhƣ giải lụa mềm uốn lƣợn dƣới ngàn sóng đại dƣơng nâng

niu vỗ về thi vị, những bãi tắm đẹp với làn nƣớc trong xanh và độ mặn phù hợp. Khu resort Bãi Lữ đƣợc xây dựng gồm các khu biệt thự, khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao và 5 sao, khu tắm biển đƣợc chia làm các khu nhƣ khu tắm thiếu nhi, khu tắm nghỉ dƣỡng và khu tắm tiên. Công trình tƣợng Phật trên núi đã hoàn thành. Các công trình nhƣ: Sân bay trực thăng, khu Casino, khu nhạc nƣớc, Viện hải dƣơng học, các dịch vụ và trò chơi trên biển, khu thể thao... đang dần đƣợc hình thành. Tất cả tạo nên một điểm du lịch khá hấp dẫn với du khách trong và ngoài nƣớc.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)