Để tạo đƣợc nét đặc trƣng riêng của du lịch Cửa Lò nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và khai thác lợi thế so sánh về tài nguyên du lịch của thị xã, các loại hình
sản phẩm du lịch cần đƣợc đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng thông qua thực hiện một số giải pháp cần thiết sau:
a. Liên kết để phát triển du lịch giữa các địa phương trong vùng
Để có thể phát triển bền vững thì du lịch Cửa Lò phải có những sự liên kết hợp tác tốt về các hoạt động du lịch với các đơn vị, các địa phƣơng khác cũng trên nhiều mặt khác nhau nhƣ:
Liên kết nhằm khai thác tiềm năng của du lịch Cửa Lò và các điểm du lịch khác, nhƣ: hình thành các tổ chức du lịch mang tính chất liên vùng kết nối giữa vùng biển Cửa Lò, các điểm phụ cận Hòn Ngƣ, Bãi Lữ và các địa phƣơng khác nhƣ khu di tích Kim Liên (Nam Đàn), rừng quốc gia Phù Mát (Con Cuông), đền Hoàng Mƣời (Hà Tĩnh)... nhằm tăng cƣờng quy mô, tăng sức cạnh tranh. Các tổ chức này cần hoạt động dƣới nhiều hình thức, tránh gò ép và phải có sự kiểm soát chặt chẽ, tránh việc phát huy lợi thế so sánh của mỗi địa phƣơng gây ảnh hƣởng đến liên kết chung của toàn vùng, tránh tình trạng "mạnh ai ngƣời đấy làm".
Liên kết, mở rộng mối quan hệ với đơn vị lữ hành trong tỉnh, ngoài tỉnh và cả quốc tế để xây dựng các tour du lịch trong đó biển Cửa Lò là điểm đến không thể thiếu của các đơn vị đó, bằng cách xây dựng các chính sách khuyến khích việc hợp tác du lịch giữa các vùng với thị xã Cửa Lò, cụ thể là: miễn giảm thuế, hỗ trợ quảng bá cho các tour du lịch liên kết mới đƣa vào hoạt động, hỗ trợ vốn với lãi suất ƣu đãi đối với những dự án hợp tác, với những dự án liên kết phát triển du lịch.
Mặt khác, cũng liên kết với Sở văn hóa thể thao và Du lịch các tỉnh, các cơ quan hành chính các cấp để chính các cơ quan này sẽ giới thiệu, quảng bá về du lịch Cửa Lò cho khách du lịch khi họ lựa chọn các tour du lịch, nghỉ dƣỡng.
b. Phát triển sản phẩm du lịch gắn với thể thao, nghỉ dưỡng, chữa bệnh
Bên cạnh việc đầu tƣ phát triển các loại hình du lịch mà Cửa Lò đang có thế mạnh, có đầy đủ điều kiện để phát triển nhƣ: du lịch biển, du lịch sinh thái,.du lịch nghỉ dƣỡng..ngành du lịch cần phát triển các loại hình vui chơi, giải trí, nghĩ dƣỡng nhƣ tuần lễ giảm giá, khuyến mãi lớn, đua thuyền trên biển hay tạo cơ hội cho du
khách đƣợc hoà mình vào cuộc sống của ngƣời dân Cửa Lò đƣợc cùng ăn, cùng nghỉ ngơi, cùng giao lƣu với họ để đƣợc hiểu hơn về văn hoá và con ngƣời nơi đây cũng nhƣ sẽ thuận tiện cho việc học ngôn ngữ địa phƣơng qua hình thức du lịch home-stay.
Đối với du khách quốc tế thì thị trƣờng chính của Cửa Lò chủ yếu từ các nƣớc Châu Âu và Châu Á. Theo dự báo thì trong tƣơng lai, thị trƣờng du lịch Châu Á chỉ bao gồm chủ yếu các du khách nội địa và du khách quốc tế từ các nƣớc trong khu vực. Nhƣ vậy các tour mang nặng tính văn hóa vốn là tiêu điểm thu hút du khách Châu Âu và Bắc Mỹ sẽ đƣợc thay thế bằng các tour nghỉ dƣỡng, chơi golf. Để tiếp cận xu hƣớng này ngành du lịch Cửa Lò cần chú trọng hoàn thiện những khu du lịch cao cấp, mở rộng thêm các hoạt động du lịch khác tại đây.
c. Phát triển loại hình du lịch hội nghị (MICE) tại Cửa Lò
Có thể nói với vị trí địa lý có bãi biển kéo dài và đẹp trong khu vực cộng với việc chú trọng đầu tƣ hạ tầng du lịch, thêm yếu tố nữa là khi sân bay Vinh đƣợc nâng cấp thành sân bay quốc tế và tổ chức đƣợc nhiều chuyến bay dẫn đến chính khách trong nƣớc có thể đến và lƣu lại Cửa Lò lâu hơn và hứng thú hơn vì không phải trải qua hành trình dài mất nhiều tiếng đồng hồ nhƣ trƣớc. Cửa Lò, nhờ vậy sẽ là chủ nhân của nhiều hơn những cuộc họp, hội nghị mang tầm quốc gia.
Trong tƣơng lai gần, sẽ có nhiều những sự kiện, hội thảo quốc tế “hạ cánh” xuống Cửa lò. Cùng với nó là một lƣợng không nhỏ khách hàng tiềm năng của loại hình du lịch MICE và hơn nữa là một loạt cơ hội đầu tƣ du lịch.
Đầu tƣ xây dựng các trung tâm hội nghị, hội thảo, các khách sạn có phòng hội nghị để tiếp tục phát triển các loại hình du lịch MICE - loại hình du lịch hỗn hợp (kết hợp hội nghị, hội thảo và tham quan du lịch) – đây là loại hình có nhu cầu ngày càng tăng, mang lại doanh thu lớn và nhằm giảm thiểu tối đa tính thời vụ của du lịch Cửa Lò.
d. Phát triển sản phẩm du lịch gắn với khai thác giá trị văn hóa, tài nguyên nhân văn
Bên cạnh việc khai thác tài nguyên du lịch thì chúng ta phải có trách nhiệm tôn tạo, bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch ở Cửa Lò, đây đƣợc xem nhƣ là giải pháp hàng đầu để phát triển du lịch bền vững.
Bên cạnh việc phát triển các sản phẩm du lịch dựa vào tài nguyên thiên nhiên, ngành du lịch Cửa Lò cần phải chú trọng phát triển loại hình văn hóa dựa vào các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của mình nhƣ: Chùa Lô Sơn, Đền Vạn Lộc, Chùa Đảo Ngƣ… Thƣờng xuyên tổ chức lễ hội đan xen với các sự kiện lớn, nhỏ liên tục trong năm hoặc mỗi cuối tuần nhƣ các lễ hội văn hoá, ẩm thực dân gian cũng vô cùng đặc sắc của Cửa Lò nhƣ: Lễ hội cầu ngƣ, lễ hội du lịch, lễ hội Đền Mai Bảng…
Có quy định bắt buộc về mức phần trăm trích lại từ doanh thu thu đƣợc của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và có chính sách hỗ trợ ngân sách cho dự án đầu tƣ xây dựng KCHT, cho công tác bảo tồn, tôn tạo tài nguyên. Có cơ chế chính sách khuyến khích đầu tƣ vào các dự án du lịch mới, các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hoá... có tác dụng bảo vệ môi trƣờng nhƣng lại đánh thuế cao đối với những tổ chức kinh doanh du lịch ở những khu, điểm có tiềm năng du lịch dễ khai thác song khó phục hồi. Đối với các khu, điểm du lịch có nguy cơ suy thoái môi trƣờng nghiêm trọng cần đóng cửa cấm hoạt động để khôi phục hoặc hạn chế số lƣợng khách đến tham quan bằng cách tăng giá vé vào cửa.
Phát triển các làng nghề truyền thống, lễ hội, phong tục tập quán của dân cƣ địa phƣơng; Nâng cấp và xây dựng mới nhiều khu vui chơi, giải trí; Phục hồi các công trình có giá trị nghệ thuật - lịch sử phục vụ du lịch đồng thời cũng giáo dục cho du khách cũng nhƣ ngƣời dân hiểu về văn hoá - nghệ thuật - lịch sử của địa phƣơng; Nâng cấp, tôn tạo các điểm di tích lịch sử văn hoá, bảo đảm đƣợc tiêu chuẩn của các điểm du lịch, gìn giữ đƣợc cảnh quan khu du lịch. Đây thực sự là sản phẩm du lịch độc đáo của địa phƣơng, giúp thu hút du khách đến Cửa Lò ngày một nhiều hơn.
Xây dựng cơ chế cùng hƣởng lợi giữa công ty du lịch, chính quyền địa phƣơng và cƣ dân địa phƣơng nơi có làng nghề đƣợc đầu tƣ để phát triển du lịch, tránh tình trạng công ty du lịch thụ hƣởng lợi nhuận nhƣng để lại cho ngƣời dân và chính quyền địa phƣơng những hậu quả xấu về môi trƣờng, an ninh và hạ tầng.
Du khách ngày càng muốn trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa địa phƣơng thông qua ẩm thực. Đây là yếu tố tạo nên giá trị tăng thêm cho một điểm du lịch. Do đó, cần thƣờng xuyên tổ chức các sự kiện có liên quan đến ẩm thực địa phƣơng nhƣ: Hội thi nấu ăn (dành cho ngƣời chế biến, kinh doanh ẩm thực), các hội thi thƣởng thức ẩm thực địa phƣơng (dành cho du khách) nhằm quảng bá những đặc trƣng văn hóa đặc sắc của ẩm thực địa phƣơng không chỉ qua phƣơng thức chế biến, nấu nƣớng, bày biện mà cả cách thức và nghệ thuật thƣởng thức.
Mở các khu ẩm thực tập trung và cố định chuyên kinh doanh dịch vụ ẩm thực phục vụ du khách. Trong đó, ƣu tiên giới thiệu, quảng bá và phục vụ ẩm thực địa phƣơng cùng các loại hình bổ trợ khác làm phong phú và tăng khả năng chi tiêu của du khách khi đến thƣởng ngoạn ẩm thực. Thƣờng xuyên đƣa ẩm thực địa phƣơng đi tham gia hội chợ ẩm thực quốc gia và quốc tế để giới thiệu, quảng bá ẩm thực cho du khách trong và ngoài nƣớc.
e. Nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ du lịch
Nâng cao chất lƣợng các sản phẩm du lịch đang khai thác nhƣ du lịch tắm biển, nghỉ dƣỡng; du lịch văn hoá, lễ hội; du lịch tham quan làng nghề; hội nghị, hội thảo. Khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ, sản phẩm du lịch mới, mang tính đặc thù: Du lịch chữa bệnh; du lịch lặn biển, leo núi; du lịch sinh thái...
Kêu gọi vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào phát triển các khu du lịch nghỉ dƣỡng cao cấp nhƣ các resort, các khu vui chơi giải trí, khách sạn nghỉ dƣỡng ven biển theo quy hoạch của địa phƣơng, để có điều kiện định vị lại hình ảnh của du lịch Cửa Lò tại thị trƣờng nội địa và khu vực. Nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch, đặc biệt là dịch vụ lƣu trú và ăn uống. Xây dựng và nâng cao ý thức của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng trong việc tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trƣờng và kinh doanh du lịch, tránh tình trạng kinh doanh chụp giật, dịch vụ kém làm ảnh hƣởng đến thƣơng hiệu chung của du lịch biển Cửa Lò.
Phát huy và nâng cao chất lƣợng các loại hình du lịch văn hóa, lịch sử, các lễ hội văn hóa, các làng nghề thủ công, mỹ nghệ nhằm đa dạng hóa sản phẩm, kéo dài
thời gian lƣu trú của du khách. Nhƣ vậy, khách du lịch có thể vừa nghỉ biển kết hợp với tham quan các điểm văn hóa, lễ hội, tâm linh. Mua sắm hàng hóa, đồ lƣu niệm, thậm chí tham gia vào các chƣơng trình du lịch nông - lâm - ngƣ nghiệp của địa phƣơng. Đây là những giải pháp để tăng thời gian lƣu trú của du khách tại địa phƣơng, một trong những hạn chế hiện nay của du lịch để thị trƣờng mục tiêu của sản phẩm du lịch biển Cửa Lò. Thị trƣờng mục tiêu số một của du lịch Cửa Lò là khách du lịch nội địa, trong đó, khách du lịch vào mùa cao điểm (mùa hè) và cuối tuần chủ yếu là khách nghỉ ngơi, vui chơi, khách đi theo nhóm và gia đình. Đối tƣợng khách công vụ cũng là một phân đoạn của du lịch Cửa Lò trong thời gian tới. Thị trƣờng khách quốc tế sẽ vẫn là thị trƣờng Lào, Đông Bắc Thái Lan và một số tỉnh biên giới của Trung Quốc. Khách du lịch Lào chủ yếu là sang tắm biển, nghỉ dƣỡng, trong khi đó, để thu hút khách Thái Lan và Trung Quốc thì cần kết hợp với các chƣơng trình tham quan các địa danh văn hóa, lịch sử.
Ngoài việc sắp xếp các dịch vụ du lịch ở Cửa Lò hiện có nhƣ lƣu trú, ăn uống, bán đồ lƣu niệm, tham quan, vận chuyển…Các cơ quan quản lý của Cửa Lò cần tổ chức tham quan, ghi chép, quay phim, chụp ảnh, học hỏi cách tổ chức các dịch vụ du lịch ở những đô thị có điều kiện tài nguyên, khí hậu tƣơng tự trong vùng nhƣ Trung Quốc, Philippin, Malaysia, Indonesia… Từ đó, lên kế hoạch mời gọi đầu tƣ vào việc xây dựng tổ chức các dịch vụ có chất lƣợng cao, hấp dẫn để thu hút khách đến Cửa Lò.
Khuyến khích phát triển những dịch vụ mà ngƣời dân Cửa Lò có thể tự tổ chức nhƣ: dịch vụ cho khách tham quan kéo lƣới trên biển, câu cá trên tàu nhỏ có độ an toàn cao vào sớm mai hay đêm xuống ở quanh đảo Ngƣ, đảo Mắt… Cửa Lò có thể định kỳ tổ chức các hoạt động nhƣ thi đắp tƣợng trên cát sau khi đã thí điểm, tổ chức đua ngựa (ngay cả ngoài dịch vụ du lịch hè), tổ chức cho khách đến tham quan và sản xuất thử ở những làng nghề nhƣ đan lát thêu thùa gần Cửa Lò.
Có đƣợc cả một hệ thống dịch vụ du lịch cơ bản và bổ sung đa dạng, phong phú, Cửa Lò sẽ có sức hấp dẫn to lớn với khách gần xa và kinh tế của Cửa Lò sẽ phát triển vững chắc hơn.