Điều kiện kinh tế có ảnh hƣởng lớn đến quá trình đầu tƣ, tồn tại và phát triển kinh tế du lịch xuất phát từ mối liên hệ khăng khít giữa kinh tế du lịch với các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân. Nền sản xuất xã hội càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nói chung, sản phẩm du lịch nói riêng của ngƣời dân càng lớn, việc thỏa mãn nhu cầu đó càng cao hơn. Thực tế hiện nay cho thấy ở những nƣớc có kinh tế chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp thì nhu cầu du lịch hạn chế và ngƣợc lại.
Trong các ngành kinh tế, sự phát triển của các ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm có vai trò không kém phần quan trọng đối với hoạt động kinh doanh du lịch. Nông nghiệp cung cấp cho ngành du lịch một khối lƣợng lớn lƣợng thực thực phẩm. Các ngành công nghiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng nhƣ chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản, đƣờng, thịt, sữa, đồ hộp, chế biến và sản xuất bia... công nghiệp nhẹ đóng vai trò quan trọng trong cung cấp vật tƣ cho du lịch nhƣ công nghiệp dệt, đồ dùng thủy tinh, sành sứ, đồ gốm, thủ công mỹ nghệ...
Thành tựu của cách mạng KH-CN là yếu tố trực tiếp góp phần làm nảy sinh nhu cầu và hoạt động du lịch. KH-CN đã làm cho lao động chân tay ngày càng giảm, lao động trí óc tăng lên, xuất hiện nhu cầu phải phục hồi sức lực sau những ngày làm việc căng thẳng thông qua nghỉ ngơi, du lịch. Nhờ áp dụng các thành tựu KH-CN vào sản xuất mà năng suất lao động của con ngƣời không ngừng đƣợc tăng lên, mức thu nhập của mỗi ngƣời lao động tăng, đời sống tinh thần và vật chất không ngừng đƣợc nâng cao. Đó là tiền đề tăng thêm khả năng tham gia hoạt động du lịch của con ngƣời và tạo cho kinh tế du lịch có bƣớc phát triển vững chắc hơn. Đồng thời, thành tựu KH-CN đƣợc áp dụng vào quá trình phát triển kinh tế du lịch sẽ là điều kiện thuận lợi để tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ, giá trị hàng hóa trong sản phẩm tăng nhiều hơn khi lƣu thông trên thị trƣờng.