Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển du lịc hở thị xã Cửa Lò

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 45 - 49)

xã Cửa Lò

2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lí: Cửa Lò là một thị xã thuộc tỉnh Nghệ An, nằm ở tọa độ từ 18055 - 19015 vĩ độ Bắc, từ 1050

38 - 105052 kinh độ Đông (bao gồm cả Đảo Ngƣ và Đảo Mắt), cách trung tâm thành phố Vinh 18km về phía đông bắc, phía bắc và phía tây giáp huyện Nghi Lộc, phía đông giáp biển Đông, phía nam là hạ lƣu sông Lam, bên kia sông là huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Bãi biển Cửa Lò cách thành phố Vinh 16 km về phía Đông Bắc, cách thủ đô Hà Nội hơn 300 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 1400 km. Cửa Lò cũng đƣợc nối với Lào và Bắc Thái Lan bởi Quốc lộ 8 và cách Viêng Chăn thủ đô của Lào 468 km.

- Địa hình: Diện tích tự nhiên của thị xã Cửa Lò là 2.870 ha (chƣa tính đảo Ngƣ và đảo Mắt), địa hình tƣơng đối bằng phẳng. Mảnh đất này còn là nơi tụ hội của nhiều ngọn núi nhỏ, nhiều đảo và bán đảo tạo nên những cảnh quan kỳ thú, còn gọi là “nhân sơn quần tụ”. Dƣới chân núi Lò (Lô Sơn) trông ra biển, có chùa Lô Sơn là danh thắng cũng là nơi gửi gắm tâm linh của du khách. Núi Cờ, núi Voi, núi Mão, núi Áo (ở Nghi Quang, Nghi Hợp), núi Kiếm, hòn Thỏi Mực (Nghi Tân), núi Bảng... đã phát thịnh cho các vị thần linh, tƣớng tài có công lao với đất nƣớc.

- Khí hậu, thời tiết: Cửa Lò nói riêng và Nghệ An nói chung nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, với 2 mùa rõ rệt, mùa nắng và mùa lạnh. Nhiệt độ trung bình năm là 22°C - 25°C, lƣợng mƣa bình quân hàng năm đều trên 2.200 mm và tập trung khoảng 90% lƣợng mƣa vào mùa mƣa (từ tháng 8 - 11 hàng năm). Tháng 9 là tháng trọng tâm của mùa mƣa trên địa bàn Cửa Lò, chiếm 25% lƣợng mƣa cả năm trên địa bàn tỉnh, cá biệt có nơi trên 3.500 mm, trung bình có 1.719 giờ nắng/năm.

Đặc điểm khí hậu là một trong những yếu tố hạn chế phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Lƣợng mƣa hàng năm lớn lại tập trung trong mùa mƣa ngắn nên thƣờng xảy ra hiện tƣợng lũ lụt. Thiên tai, bão lũ hàng năm gây thiệt hại không nhỏ, đó là sự tàn phá KCHT, cơ sở vật chất kỹ thuật và tài nguyên du lịch.

Vào mùa hè là mùa của du lịch biển nhƣng nhiệt độ ở đây lại quá cao, cùng với gió Tây nóng bức đã làm giảm lƣợng khách du lịch đổ về đây.

- Sinh vật: Vùng biển Cửa Lò có khoảng hơn 1.000 loài sinh vật cƣ trú, trong đó có các loài hải sản quý nhƣ: tôm he, cá, mực, cua, ghẹ, bào ngƣ, ngao... Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch bởi nó không chỉ mang lại nguồn giá trị lớn về kinh tế, mà còn tạo ra các món ăn đặc trƣng mà du khách không thể bỏ qua khi đến với biển Cửa Lò.

2.1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Trong những năm qua, kinh tế Cửa Lò phát triển với tốc độ cao, vững chắc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng, tình hình sản xuất kinh doanh các ngành, các lĩnh vực đƣợc duy trì khá ổn định. Giai đoạn 2009 – 2014, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trƣởng bình quân hàng năm trên 16,2%, GDP bình quân đầu ngƣời năm 2014 đạt 2071 USD.Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ (biểu đồ 2.1).

0%10% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

61.1 60.9 60.6 59.7 59 62.6

29.2 29.9 30.5 31.5 32 30.6

9.7 9.2 8.9 8.8 9 6.8

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Năm 2014, tỷ trọng Nông lâm ngƣ chỉ chiếm 6,8%, Công nghiệp xây dựng chiếm 30,6% và dịch vụ chiếm tới 62,6%. Rõ ràng, cơ cấu các ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH). Nguồn thu ngân sách tăng đều và ổn định hàng năm. Văn hóa, xã hội khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc nâng cao, quốc phòng đƣợc củng cố, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, môi trƣờng sinh thái đƣợc cải thiện, cải cách hành chính và môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi.

- Dân cư và nguồn lao động

Dân số của thị xã Cửa Lò năm 2014 là 53.828 ngƣời, trong đó nam giới chiếm 49,7%, nữ giới chiếm 50,3%. Tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,0%. Đặc biệt, tỷ lệ giáo dân chiếm gần 12 % tổng số dân toàn thị xã với 1.001 hộ, 4.976 tín đồ Thiên chúa giáo, chủ yếu ở 3 phƣờng là Nghi Tân, Thu Thủy và Nghi Hải. Bà con giáo dân có truyền thống kính Chúa yêu nƣớc, thực hiện tốt mọi chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc.

Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2014 phân theo phường

Nội dung Phƣờng Diện tích (km2) Số hộ (hộ) Dân số (Người) Mật độ dân số (Người/ km2) Tổng số Thành thị Nông thôn Nghi Hải 5.23 2.231 2.231 - 9.384 1.794 Nghi Hòa 4.19 1.249 1.249 - 4.874 1.163 Nghi Hƣơng 10.00 2.071 2.071 - 6.748 675 Nghi Thu 3.71 1.571 1.571 - 5.34 1.432 Thu Thủy 1.15 1.265 1.265 - 5.391 4.688 Nghi Thủy 1.76 1.982 1.982 - 8.754 4.974 Nghi Tân 1.77 2.517 2.517 - 11.449 6.468 Toàn Thị xã 27.81 12.886 12.886 - 53.828 1.936

Cƣ dân sinh sống trên địa bàn này phần lớn là dân nhiều nơi chuyển đến. Hiện nay chƣa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về sự hình thành các dòng họ, các thôn làng ở vùng đất này. Cƣ dân vùng thị xã Cửa Lò có giọng nói khá độc đáo, ngƣời các nơi đến nghe khó hiểu, nhƣng trong âm điệu ngôn ngữ ở đây chứa đựng thật thà, chất phác đặc biệt.

Về nghề nghiệp, ngoài nghề đánh cá, làm ruộng, nấu muối từ xa xƣa, làng Thu Lũng (phƣờng Nghi Thu) còn nghề thợ mộc, chuyên làm nhà và đình chùa, làng Vạn Lộc có nghề thủ công đóng thuyền rất nổi tiếng. Ngoài ra, nhiều nơi ở Cửa Lò còn có nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa, nghề làm nón, nghề chế biến nƣớc mắm, nghề bện đay, đan lƣới và đan lát đồ dùng bằng tre. Ngày nay, tỷ lệ lao động trong các ngành tiểu thủ công nghiệp (TTCN), dịch vụ và thƣơng mại ngày càng tăng lên.

- Kết cấu hạ tầng

Trong những năm qua, Cửa Lò đã đƣợc đầu tƣ để hoàn thiện KCHT và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nhằm đảm bảo tiêu chuẩn, chỉ tiêu của đô thị loại 2 và đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đạt tiêu chuẩn cao theo quy định của Luật du lịch. Trong thời kỳ 2006 – 2010, Cửa Lò đã tập trung hoàn thiện hệ thống KCHT toàn bộ không gian nhƣ: Giao thông, điện nƣớc và hệ thống xử lý nƣớc thải, rác thải...

Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, thị xã đã chú trọng đầu tƣ nâng cấp các cơ sở lƣu trú, ăn uống tƣơng đƣơng đẳng cấp quốc tế, xây dựng cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí để phục vụ du khách vào thời gian không mùa vụ nhƣ sân golf, sân tenis. Cửa Lò hiện có 280 khách sạn - nhà nghỉ với 7.500 phòng, 16.000 giƣờng đủ phục vụ cho trên 1,8 vạn khách nghỉ qua đêm.

Từ năm 2006 đến nay, ngoài nguồn vốn từ ngân sách trung ƣơng, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ và sử dụng nguồn khai thác từ quỹ đất để đầu tƣ xây dựng KCHT cho thị xã với số tiền gần 1.000 tỷ đồng. Ngoài ra, thị xã đã thu hút đƣợc nhiều doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng nhiều công trình lớn đã và đang hoàn thiện nhƣ: Tổ hợp sân golf bãi biển với diện tích 132,7 ha, kinh phí đầu tƣ 1.525 tỷ đồng; Khách sạn 4 sao Mƣờng Thanh 700 tỷ đồng; Trƣờng Đại học tƣ thục Công nghệ Vạn Xuân diện tích 50 ha, đầu tƣ giai đoạn 1 trên 80 tỷ đồng; Khu du lịch cao cấp do Công ty cổ phần Du lịch

Thƣơng mại Hà Nội làm chủ đầu tƣ, diện tích 2,7 ha, kinh phí 78 tỷ đồng; Kho khí hoá lỏng Petoroga 1.000 tấn (tƣơng đƣơng 2.650m3

khí, cạnh Cảng Cửa Lò) trên diện tích 2 ha do Công ty cổ phần Dầu khí Sài Gòn Nghệ An đầu tƣ 51,5 tỷ đồng, để đƣa vào khai thác cung cấp khí hoá lỏng LPG phục vụ công nghiệp và khí đốt cho các tỉnh khu vực Bắc miền Trung; dự án quần thể du lịch Lan Châu – Song Ngƣ của công ty Song Ngƣ Sơn đầu tƣ 1.000 tỷ đồng.

Việc triển khai xây dựng các dự án trên sẽ mở rộng không gian du lịch, kéo du lịch sâu vào nội địa và hình thành một quần thể du lịch, tạo sức hấp dẫn hơn đối với du khách khi đến Cửa Lò.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)