Tăng cường thu hút đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 84 - 86)

Để xây dựng thị xã Cửa Lò tới năm 2020 hội đủ các yếu tố để trở thành đô thị du lịch biển giàu đẹp, bền vững của cả nƣớc, việc thu hút đầu tƣ và phát triển KCHT có vai trò đặc biệt quan trọng. Để trở thành đô thị du lịch trƣớc hết phải là một đô thị với đầy đủ các điều kiện, tiêu chí cơ bản cho một đô thị, trong đó tiêu chí KCHT là một trong những tiêu chí cơ bản. Đô thị du lịch đƣợc hình thành và phát triển trên cơ sở tài nguyên du lịch, KCHT đô thị tƣơng xứng và hoạt động du lịch đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế [12].

Với các nhà đầu tƣ, mối quan tâm của họ là “xem lĩnh vực du lịch có phải là một sự đầu tƣ có lợi hơn các lĩnh vực khác không”. Do đó, chính sách đầu tƣ của

Nghệ An, của Cửa Lò cần đƣợc ban hành vừa phù hợp với luật pháp quốc gia, thông lệ quốc tế vừa đảm bảo thắng lợi cho nhà đầu tƣ, cả trƣớc mắt và lâu dài. Sự ổn định của chính sách, tính xác thực của các dự án là rất cần thiết để các nhà đầu tƣ yên tâm bỏ vốn xây dựng, kinh doanh. Diện mạo của một đô thị du lịch Cửa Lò không thể thiếu các dự án đầu tƣ và không chỉ trông chờ vào ngân sách cũng nhƣ nguồn vốn tại cộng đồng. Cho đến nay, Nghệ An chƣa phải là địa phƣơng có chính sách đầu tƣ và năng lực mời gọi đầu tƣ cao dù có nhiều lợi thế. Ở Cửa Lò cần mời đầu tƣ không chỉ trong việc xây dựng và kinh doanh khách sạn nhƣ hôm nay mà sau quy hoạch chi tiết cần mời đầu tƣ vào xây dựng siêu thị và có thể mời các chủ đầu tƣ hệ thống siêu thị quốc gia và quốc tế tham gia nhƣ Metro, Buorbon, Co-Mart… Khuyến khích các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính (cả trong nƣớc lẫn nƣớc ngoài) đầu tƣ vào phát triển du lịch ở vùng biển Cửa Lò.

Tạo vốn đầu tƣ từ nhiều nguồn nhƣ: Vốn đầu tƣ từ nguồn tích luỹ GDP du lịch; vốn vay ngân hàng trong nƣớc, vốn trong dân; vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và vốn hỗ trợ phát triển chính thức; vốn ngân sách Nhà nƣớc... Để tạo nguồn vốn cho các doanh nghiệp đầu tƣ phát triển các khu du lịch trọng điểm đã đƣợc xác định, UBND thị xã cần có chính sách khuyến khích huy động nguồn vốn tự tích luỹ, cho phép các doanh nghiệp sử dụng DTDL tái đầu tƣ phát triển trong thời gian khoảng 3 đến 5 năm. Trong điều kiện khó khăn về nguồn vốn đầu tƣ nói chung và vốn đầu tƣ cho du lịch nhƣ hiện nay, đây là giải pháp tích cực và tƣơng đối hiệu quả để huy động vốn đầu tƣ.

Ngoài ra, cần cho phép các thành phần kinh tế (nhất là khu vực tƣ nhân) tham gia vào các dự án phát triển KCHT du lịch dƣới nhiều hình thức để thu hút vốn đầu tƣ trong nƣớc, phát huy nội lực, rút ngắn thời gian thi công công trình, nâng cao hiệu quả vốn đầu tƣ.

Xây dựng cơ chế chính sách ƣu đãi về thuế, ƣu tiên, miễn giảm thuế, cho chậm tiền thuế, giảm tiền thuế đất, cho vay với lãi xuất ƣu đãi đối với các dự án đầu tƣ theo danh mục đã xây dựng, các dự án đầu tƣ vào các dự án còn hoang sơ, đối với các hình thức và kinh doanh du lịch mới có khả năng tăng thời gian lƣu trú của

khách; ƣu tiên thuế nhập khẩu với thuế xuất bằng nhập tƣ liệu sản xuất đối với các trang thiết bị khách sạn, cơ sở vui chơi giải trí, phƣơng tiện vận chuyển khách, vật tƣ phục vụ du lịch mà trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc; miễn giảm thuế đối với ngành sản xuất hàng lƣu niệm cho khách và cho phép kinh doanh du lịch quốc tế đƣợc hƣởng chế độ ƣu đãi khuyến khích xuất khẩu. Có chế độ hợp lý về thuế, về giá điện nƣớc trong kinh doanh khách sạn; rà soát, điều chỉnh phƣơng pháp tính thuế, các loại phí, lệ phí, các hình thức vé liên quan đến du lịch; áp dụng thống nhất chính sách giá trong cả nƣớc.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)