2.2.1.1. Các di tích lịch sử văn hoá
Trên địa bàn thị xã Cửa Lò có tổng số 22 di tích, danh thắng trong đó có 2 di tích cấp Quốc gia (đền Vạn Lộc, nhà thờ Họ Hoàng Văn - Nghi Tân) và 5 di tích cấp tỉnh (chùa Lô Sơn, Đền Bầu Lối, Đền Mai Bảng, nhà thờ Phùng Phúc Kiều, nhà thờ Lƣơng Y Hoàng Nguyên).
- Di tích lịch sử - văn hoá đền Vạn Lộc: Đền Vạn Lộc trƣớc đây đặt ở Lùm Cò (nay là bến cảng số 1), đến thời Nguyễn mới chuyển về làng Vạn Lộc. Trƣớc mặt đền là dòng sông Cấm êm đềm chảy qua, sau lƣng là núi Lò, bên phải có núi Rồng, bên trái có núi Tƣợng Sơn tạo thế rồng chầu, hổ phục và sơn thuỷ hữu tình. Đền đƣợc nhà nƣớc xếp hạng di tích lịch sử văn hoá quốc gia. Đền Vạn Lộc có 2 toà là hạ điện, trung điện. Hạ điện nằm trên mặt bằng 270m2, bên cạnh còn có đền thờ 3 cha con Quận công.
- Song Ngư Tự (Chùa đảo Ngư): Nằm ở phía Tây của đảo Ngƣ, chùa là một địa điểm lý tƣởng phục vụ cho đời sống tâm linh của cƣ dân địa phƣơng đi biển và khách du lịch thập phƣơng về với Cửa Lò. Song Ngƣ Tự có vị thế đẹp, đƣờng ra thăm chùa rất thuận tiện, đi bằng tàu hoặc thuyền máy chỉ mất khoảng 40 phút. Trên đƣờng ra thăm đảo hoặc vãn cảnh chùa, du khách đƣợc thoải mái hít thở không khí
trong lành, hƣởng gió mát mang phong vị biển, đƣợc ngắm cảnh đẹp nƣớc non mêng mang, hữu tình.
- Chùa Lô Sơn: do Tể tƣớng Nguyễn Văn Miên dựng vào năm Vinh Thịnh (1705 – 1719) đời vua Lê Dụ Tông. Trải qua bao thế kỷ, chùa Lô Sơn vẫn giữ đƣợc nét cổ kính hòa quyện với thiên nhiên trữ tình tạo cho di tích trở thành một công trình văn hóa độc đáo, đến thăm viếng di tích, du khách sẽ đƣợc tận hƣởng sự trong lành của cảnh quan thiên nhiên, thỏa mãn đƣợc nhu cầu tâm linh, bày tỏ đƣợc những tâm sự thầm kín với đấng chí tôn.
- Đền Bàu Lối: nằm ở phƣờng Nghi Thu, thị xã Cửa Lò, tọa lạc trên giải đất sa hoàng có diện tích gần 16 ngàn m2. Đền Bàu Lối đƣợc xây dựng để thờ các vị thần linh đã có công bảo hộ che chở cho nhân dân. Vị thần thờ chính là Cao Sơn Cao Các đại vƣơng, cùng thờ hậu thần Hoàng Khắc Dòng, Tam tòa Thánh Mẫu và Bản cảnh thành hoàng làng. Đền Bàu Lối còn là địa điểm chứng kiến, ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử của địa phƣơng. Trong những năm 1930-1931, đồng chí Nguyễn Duy Trinh - Nguyên ủy viên Bộ chính trị, Phó thủ tƣớng Chính phủ về lãnh đạo phong trào cách mạng nơi đây thƣờng tổ chức tập hợp những Đảng viên cộng sản, những ngƣời yêu nƣớc tại Đền Bàu Lối để sinh hoạt, hội họp nhằm phát triển phong trào yêu nƣớc.
- Đền Mai Bảng: nằm ở phƣờng Nghi Thủy, đƣợc xây dựng từ thời Lê, thờ Chiêu Trƣng Vƣơng Lê Khôi, ngƣời có công lớn dƣới triều đại nhà Lê, từng giúp Lê Lợi đánh thắng giặc Minh và đƣợc dân làng tôn ông làm thành hoàng làng. Đền cũng là nơi thờ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu, một quý phi tài sắc vẹn toàn, đƣợc nhân dân suy tôn làm nữ thần biển; thờ Thủy Tinh phu nhân (vợ của Long Vƣơng),... Ngoài ra, Đền còn thờ các vị có công khai cơ, lập nên Mai Bảng là các ông Trần Liệt, Nguyễn Văn Nhiệm, Phạm Công Huấn, Hoàng Đức Thực, Lê Viết Lễ, Võ Chính Tạo. Đền Mai Bảng vừa có giá trị lịch sử, vừa mang nét kiến trúc đặc sắc, lƣu giữ nhiều cổ vật quý hiếm, đặc biệt có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của ngƣời dân.
- Đền Diên Nhất: nằm ở phƣờng Nghi Hƣơng, thờ bà Hoàng Thị Lê là hoàng hậu của vua Lê Chân Tông (1643-1649), ngƣời đã giúp dân mở mang, phát triển nghề đi biển và nông trang, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải. Bà làm nhiều làm việc thiện cứu giúp dân nghèo, xây dựng đền miếu, chùa chiền và các việc công ích khác trong làng, trong vùng. Do đó, sau khi mất (năm 1690), bà đƣợc dân tôn thờ tại đền Diên Nhất. Đền còn phối thờ các vị thần phật: Thành hoàng đức Bảo Cảnh Nguyễn Công Chính; Dƣơng Cảnh Thành hoàng Lý Vực; Trung tín chính trực Trung đẳng thần; Tam tòa Thánh mẫu và 5 vị Tiên ông. Đây là di tích lịch sử, văn hóa quan trọng - một trong những chứng tích lịch sử về sự hình thành và phát triển của đô thị Cửa Lò.
Ngoài ra, Cửa Lò còn có rất nhiều nhà thờ nổi tiếng nhƣ Nhà thờ Phùng Khắc Kiều (Nghi Hƣơng); Nhà thờ Họ Hoàng Thế (Nghi Tân); Nhà thờ Hoàng Văn (Nghi Tân)… cũng đã trở thành điểm đến tham quan của du khách.
2.2.1.2. Lễ hội truyền thống
- Lễ hội Sông nước Cửa Lò: Cửa Lò là một vùng đất ven biển với 2 cửa sông bao bọc 2 đầu cùng đảo Hòn Mắt, Hòn Ngƣ rất thuận lợi cho các loài sinh vật biển sinh sống. Chính vì thế mà nghề nuôi trồng và đánh bắt hải sản ở đây rất phát triển. Tuy nhiên, việc ra khơi của những ngƣ dân Cửa Lò luôn đối mặt với những bão tố, phong ba có thể ập đến bất cứ lúc nào. Ngƣời dân biển Cửa Lò tin rằng bên cạnh có họ có một vị thần biển sẵn sàng bảo vệ, chở che giúp họ ra khơi bình yên vô sự. Do đó, hàng năm cứ đến vụ cá nam, những ngƣ dân Cửa Lò lại làm lễ cầu yên với mong muốn tôm cá đầy khoang, trời yên bể lặng. Và theo thời gian, nó đã phát triển thành lễ hội sông nƣớc có quy mô khá lớn, hiện đƣợc coi là lễ hội để khai trƣơng du lịch biển hè Cửa Lò tổ chức trong 2 ngày 30/4, 1/5 hàng năm. Chƣơng trình văn nghệ tối 30/4 với nhiều chủ đề khác nhau nhƣ “Nối vòng tay biển”, “Bình minh Cửa Lò”, “Sắc mới Cửa Lò”... đƣợc các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp biểu diễn và kết thúc bằng màn đốt pháo hoa luôn thu hút đông đảo du khách. Ngoài lễ rƣớc kiệu từ đền Vạn Lộc đến quảng trƣờng trung tâm thị xã, còn có các hoạt động thể thao nhƣ: Đua thuyền, bóng chuyền bãi biển, bóng đá mini, kéo co, biểu diễn võ thuật… hay cắm
trại, thi ngƣời đẹp phố biển và nhảy múa giao lƣu với du khách. Lễ hội còn là nơi trƣng bày ảnh của các di tích lịch sử, thắng cảnh ở Cửa Lò và Nghệ An trong suốt quá trình chiến đấu, xây dựng và phát triển. Ngày nay, lễ hội sông nƣớc Cửa Lò đang ngày càng đƣợc mở rộng và thu hút du khách đến đây vào dịp này.
- Lễ hội đền Vạn Lộc: Lễ hội này còn gọi là lễ hội Thái uý Nguyễn Sƣ Hồi, thƣờng đƣợc tổ chức vào dịp rằm tháng giêng các năm hoả: Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Lễ hội đền Vạn Lộc gồm có 2 phần là phần lễ và phần hội. Lễ hội đền Vạn Lộc có nhiều hình thức và trò chơi. Trò chơi truyền thống nhƣ chọi gà, đánh cờ ngƣời, đua thuyền trải, trò chơi hiện đại nhƣ thi đấu bóng chuyền, bóng bàn, bóng đá. Ngoài ra, lễ hội còn có cắm trại và biểu diễn văn nghệ của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp... đã cuốn hút hàng vạn du khách và nhân dân tham gia.
Ngoài ra còn có Lễ hội Cầu Ngƣ (ở Nghi Hải), lễ hội Đền Mai Bảng (Nghi Thủy)
2.2.1.3. Các sản phẩm thủ công truyền thống
Ở thị xã Cửa Lò có nhiều làng nghề thủ công truyền thống độc đáo nhƣ nghề làm nƣớc mắm, nghề chế biến hải sản, nghề may tre đan, nghề làm đồ mỹ nghệ bằng vỏ ốc sò... thu hút đông đảo du khách đến tham quan và mua quà tặng ngƣời thân. Hay du khách có thể tới thăm nơi nuôi cá Giò biển Đông, nuôi đà điểu, khỉ, dê lợn rừng trên đảo Ngƣ hứa hẹn nhiều điều thú vị bất ngờ.
2.2.1.4. Các tài nguyên nhân văn khác
Ngoài những tài nguyên chính kể trên, nghe hát dân ca xứ Nghệ, tìm hiểu cuộc sống, lịch sử văn hoá, ngôn ngữ của ngƣời dân nơi đây cũng là điều thú vị đối với khách du lịch. Qua đó, du khách sẽ cảm nhận đƣợc các giá trị văn hóa của Cửa Lò đƣợc vun đắp hàng trăm năm qua. Đồng thời, từ Cửa Lò du khách có thể đến thăm các khu di tích phụ cận nhƣ: khu di tích Kim Liên, đền thờ Vua Mai Hắc Đế, đền Hoàng Mƣời, mộ đại thi hào Nguyễn Du, núi Quyết, đền thờ An Dƣơng Vƣơng.
Du khách đến đây vừa đƣợc tham gia các giải, môn thể thao nhƣ Bơi, lặn, bóng chuyền bãi biển, bóng đá, lƣớt sóng, đua thuyền, mô tô nƣớc, đánh gôn… vừa nghỉ ngơi, thƣởng ngoạn các cảnh đẹp, tâm linh, mua sắm thực phẩm, đồ dùng. Những năm gần đây, du lịch câu mực đêm bằng thuyền thúng ở bãi biển Cửa Lò đã
trở thành thú tiêu khiển hấp dẫn du khách. Chính dịch vụ này đã tạo nên nét độc đáo, đem lại bản sắc riêng cho du lịch Cửa Lò.
Cứ 2 năm một lần, thị xã Cửa Lò phối hợp với các doanh nghiệp, công ty tổ chức hội chợ thƣơng mại từ 100 đến 150 gian hàng. Thị xã có 02 khu chợ lớn đó là chợ Hải sản – Thu Thủy và chợ Hôm – Nghi Thủy, có các khu bán các sản phẩm khác, đủ phục vụ nhu cầu mua sắm trang thiết bị cá nhân, hàng điện tử đến hải sản tƣơi, khô, nƣớc mắm, ruốc…
Đến với Cửa Lò, du khách đƣợc thƣởng thức những món ăn mới, lạ, thú vị, hấp dẫn và mang hƣơng sắc vùng biển Miền Trung nhƣ: nƣớc mắm hạ thổ, mọc cua bể, các món mực, cá giò 7 món, ghẹ hấp me, cháo nghêu, lƣơn...; KCHT đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách du lịch, giao thông thuận tiện; phong cách phục vụ tốt, an ninh xã hội đảm bảo, các dịch vụ đi kèm nhƣ bƣu chính viễn thông, ngân hàng, y tế, các loại hình giải trí khác... Đặc biệt, những năm qua Cửa Lò đã thực hiện thành công chủ trƣơng “5 không”, đó là: “Không tuỳ tiện nâng, ép giá; không chèo kéo khách hàng; không tẩm quất, bán hàng rong; không làm bẩn môi trƣờng và không làm mất an ninh trật tự”.
Tất cả những điều đó đã tạo thành uy tín, thƣơng hiệu “thị xã biển” cho Cửa Lò trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nƣớc và góp phần phát triển du lịch biển Cửa Lò theo hƣớng bền vững.