Về giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông kiến tường, tỉnh long an (Trang 48 - 52)

b) Giai đoạn từ cuộc CCGD lần thứ ba (năm 1979) tới nay

2.1.2. Về giáo dục và đào tạo

Toàn thị xã có 23 cơ sở giáo dục công lập, không có cơ sở giáo dục theo hình thức ngoài công lập. Các cơ sở giáo dục theo bảng thống kê sau:

Bảng 1.1:

STT Loại trường Số lượng Ghi chú

1 Trung cấp nghề 1 2 Trung học phổ thông 1 3 Trung học sơ sở 6 4 Tiểu học 7 5 Mầm non 7 6 Trung tâm GDTX 1

Trong luận văn này, tôi chỉ đề cập đến trường Trung học phổ thông, không đề cập đến những cấp học khác.

Trường Trung học Kiến Tường đầu tiên được thành lập tháng 9 năm 1959 dưới thời Việt Nam Cộng Hòa. Đến năm 1975, trường được đổi tên thành Trường Trung học Mộc Hóa. Đến năm 1979, trường lại được đổi tên thành trường Phổ thông Trung học Mộc Hóa. Đến năm 1989, do quy mô bị thu hẹp, trường được sáp nhập với trường Phổ thông cơ sở thị trấn Mộc Hóa với tên gọi mới là Trường Phổ thông cấp 2 – 3 Thị trấn Mộc Hóa.

Năm 1997, khi quy mô trường lớp tăng trở lại thì trường được tách ra và dời đi đến một địa điểm mới với tên gọi Trường Phổ thông Trung học Mộc Hóa.

Năm 2009, một lần nữa trường lại thay đổi địa điểm do địa điểm cũ quá chật hẹp. Địa diểm mới này có diện tích 6,4 ha. Lúc này, trường được đầu tư xây dựng theo hướng chuẩn quốc gia và có tên gọi mới là trường Trung học Phổ thông Mộc Hóa.

Năm 2013, do chia tách đơn vị hành chính, huyện Mộc Hóa được chia thành 2 phần: Thị xã Kiến Tường và huyện Mộc Hóa mới, trường lại được đổi tên thành trường Trung học Phổ thông Kiến Tường cho đến ngày nay.

a. Quy mô trường lớp

Tại thời điểm năm học 2014 – 2015, trường THPT Kiến Tường có tổng số 42 lớp với 1538 học sinh. Trường có 2 hệ giáo dục trong nhà trường: Hệ giáo dục phổ thông (GDPT) và Hệ giáo dục thường xuyên (GDTX). Cụ thể như sau: Bảng 1.2: STT Khối lớp Số lớp Số học sinh 1 Khối 10 hệ GDPT 14 501 2 Khối 10 hệ GDTX 1 47 3 Khối 11 hệ GDPT 13 479 4 Khối 11 hệ GDTX 1 7 5 Khối 12 hệ GDPT 11 449 6 Khối 12 hệ GDTX 2 55 Cộng 42 1538

Qua các năm học từ khi dời đến địa điểm mới hiện nay, quy mô trường lớp thay đổi theo bảng sau:

Bảng 1.3: STT Năm học Số lớp Số học sinh 1 2009 – 2010 38 1377 2 2010 – 2011 40 1425 3 2011 – 2012 43 1763 4 2012 – 2013 42 1606 5 2013 – 2014 41 1524

6 2014 – 2015 42 1538

b. Chất lượng giáo dục

Do chỉ nghiên cứu về thiết bị dạy học, luận văn không nhắc đến chất lượng giáo dục đạo đức học sinh, chỉ thống kê về chất lượng giáo dục các môn văn hóa.

Trường thực hiện thi tuyển đầu vào ở khối lớp 10 bắt đầu từ năm học 2012 – 2013, những năm học trước, cùng với tất cả các trường khác trong tỉnh, trường thực hiện xét tuyển đầu vào dựa trên kết quả học tập của các năm học ở cấp Trung học Cơ sở của học sinh. Tuy nhiên, do bình quân trình độ chung của học sinh thấp nên điểm đầu vào của học sinh cũng tương đối thấp, bình quân các em đạt 3đ/môn là được vào hệ GDPT, còn lại các em không có môn thi nào bị điểm 0,0 là được vào hệ GDTX trong trường.

Kết quả thống kê chất lượng học tập các môn văn hóa cho thấy mặc dù chất lượng có được cải thiện dần qua từng năm, nhưng tỷ lệ học sinh dưới trung bình vẫn còn cao. Cụ thể theo bảng thống kê:

Bảng 1.4:

Năm học Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

2009 – 2010 17,2 23,6 25,1 32,8 1,3 2010 – 2011 16,9 25,5 27,8 28,7 1,1 2011 – 2012 16,8 25,8 27,5 29,1 0,9 2012 – 2013 18,2 23,4 31,8 26,1 0,5 2013 – 2014 15,7 27,2 33,4 23,4 0,3 HKI 2014 – 2015 16,4 26,7 34,0 22,6 0,3

Nhìn chung, tỷ lệ học sinh có mức độ xếp loại học lực từ trung bình trở lên được cải thiện dần theo từng năm học.

Nhiều năm liền, nhất là giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2009, trường luôn trong tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng. Cá biệt như năm học 2001 – 2002, toàn trường có 33 lớp nhưng chỉ có 25 giáo viên ( Đạt tỷ lệ 0.76 GV / lớp, hụt xa so với chuẩn quy định của Bộ GD và ĐT là 2.25 GV / lớp). Từ năm 2009 trở lại đây, tình hình đội ngũ đã dần ổn định. Có thể thấy rõ qua bảng thống kê sau: Bảng 1.5: Năm học Số lớp Số GV Tỷ lệ Gv/lớp 2009 – 2010 38 74 1.94 2010 – 2011 40 82 2.05 2011 – 2012 43 89 2.07 2012 – 2013 42 91 2.17 2013 – 2014 41 93 2.27 2014 – 2015 42 94 2.24

Về đội ngũ Cán bộ quản lý, trường có 3 CBQL gồm 1 Hiệu trưởng và 2 Phó Hiệu trưởng, trường hiện đang còn thiếu 1 Phó Hiệu trưởng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý của Ban Giám hiệu.

d. Công tác quản lý thiết bị trường học

Cho đến năm 2010, trường mới bắt đầu có nhân viên thiết bị chuyên trách. Trong giai đoạn trước, công tác thiết bị được phân công cho giáo viên kiêm nhiệm. Thể hiện quả bảng minh họa:

Bảng 1.6:

Năm học Nhân viên chuyên trách Giáo viên kiêm nhiệm

2009 – 2010 0 3 ( Lý, Hóa, Sinh) 2010 – 2011 1 ( Lý) 2 ( Hóa, Sinh) 2011 – 2012 2 (Lý, Tiếng Anh) 2 (Hóa, Sinh)

2012 – 2013 3

(Lý, Tiếng Anh, Sinh)

1 ( Hóa)

2013 – 2014 3

(Lý, Tiếng Anh, Sinh)

1 ( Hóa)

2014 – 2015 3

(Lý, Tiếng Anh, Sinh)

1 ( Hóa)

Trong đó, nhân viên phụ trách Thiết bị dùng chung có chuyên môn Tiếng Anh.

Toàn thể nhân viên đều không được qua đào tạo chuyên ngành về quản lý thiết bị và được tuyển dụng từ nguồn sinh viên các trường sư phạm.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông kiến tường, tỉnh long an (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w