Các loại TBD Hở trường Trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông kiến tường, tỉnh long an (Trang 35 - 38)

b) Giai đoạn từ cuộc CCGD lần thứ ba (năm 1979) tới nay

1.3.3.Các loại TBD Hở trường Trung học phổ thông

Cho đến nay, các nhà giáo dục vẫn có nhiều quan điểm khác nhau khi bàn về cách phân loại TBDH. Mỗi quan điểm phân loại đều do dựa trên tính chất, cấu tạo và mức độ sử dụng thiết bị dạy học trong quá trình dạy học.

Cơ sở phân loại thiết bị dạy học dựa trên các căn cứ chủ yếu như:

- Cơ sở khoa học về những con đường nhận thức của học sinh trong quá trình học tập.

- Yêu cầu về mặt sư phạm và khả năng trang bị, sử dụng chúng trong nhà trường hiện nay.

Từ những cơ sở trên, đã có rất nhiều cách phân loại khác nhau về thiết bị dạy học. Tiêu biểu là:

Theo GS. TSKH Nguyễn Văn Hộ và PGS.TS Hà Thị Đức, thiết bị dạy học được chia thành những loại sau:

+ Mẫu vật: có thể dưới dạng vật thật, vật nhồi, tiêu bản… tuỳ theo môn học, mẫu vật được chế tạo theo những chủng loại khác nhau.

+ Mô hình và hình mẫu: là những sản phẩm chế tạo phản ánh trung thực, khái quát vật thật, nó giúp cho người quan sát có thể hình dung cấu trúc không gian của toàn thể cũng như bộ phận cơ bản nhất của vật thật với kích thước được phóng to thu nhỏ.

+ Thiết bị đồ hoạ: hình vẽ của giáo viên trên bảng là loại thiết bị được tạo ra bởi giáo viên nhằm tập trung sự chú ý của học sinh vào những mặt chủ yếu của đối tượng nghiên cứu trong những điều kiện thích hợp kết hợp với lời giảng.

+ Thiết bị thí nghiệm: Là những dụng cụ được chế tạo đặc chủng phục vụ cho những môn học tương ứng như hoá học, vật lý, kỹ thuật…

+ Các thiết bị kỹ thuật dạy học như những thiết bị nghe nhìn, máy kiểm tra, máy vi tính…

Theo PGS.TS Vũ Trọng Rỹ, thiết bị dạy học được phân loại như sau: + Xét về mặt nội dung dạy học, hệ thống TBDH trong nhà trường bao gồm các hệ thống TBDH theo môn học.

+ Nếu không xét đến nội dung dạy học thì bất kể hệ thống TBDH theo môn học nào đều bao gồm các thành phần sau:

Các vật thật: Đó là các bộ sưu tập thực vật, động vật, mẫu đất đá, sản phẩm lao động…

Các thiết bị miều tả bằng ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ nhân tạo: đó là sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo, vở bài tập in sẵn, các tài liệu in ấn (bản đồ, sơ đồ…)

Các thiết bị đồ dùng để tái tạo lại hiện tượng (các dụng cụ thí nghiệm), các máy móc, dụng cụ lao động sản xuất.

Các thiết bị kỹ thuật dùng để truyền tải thông tin ghi trong các thiết bị nghe - nhìn (máy chiếu phim, đèn chiếu, máy thu hình, đầu video…) và các thiết bị để thực hiện mối liên hệ ngược (máy kiểm tra kiến thức…)

Theo PGS.TSKH Thái Duy Tuyên, căn cứ vào nhiệm vụ dạy học, TBDH được phân làm 4 loại phục vụ trực tiếp và gián tiếp trong quá trình dạy học.

+ Loại thứ nhất: là thiết bị phục vụ việc truyền thụ kiến thức rất đa dạng, nhằm hỗ trợ cho người học trong quá trình nắm kiến thức. Gồm các nhóm sau:

Nhóm các vật thật (nguyên bản) và những thiết bị tái hiện các hiện tượng tự nhiên, kỹ thuật và sản xuất như các thí nghiệm biểu diễn.

Nhóm các hình ảnh của các hiện tượng tự nhiên và xã hội như: mô hình, tranh, bảng vẽ, phim đèn chiếu, phim điện ảnh, băng ghi âm…

Nhóm các dụng cụ mô tả các vật và hiện tượng bằng ký hiệu, bằng lời và các hình thức ngôn ngữ tự nhiên và nghệ thuật như: sách vở, băng, bản thiết kế…

Nhóm các thiết bị kỹ thuật như: máy chiếu phim, máy ghi âm (để sử dụng các tài liệu nghe - nhìn) và các máy kiểm tra nhằm thực hiện mối liên hệ ngược của quá trình dạy học.

+ Loại thứ 2: Các thiết bị dùng để rèn luyện kỹ năng. Loại này cũng có thể chia thành 3 nhóm sau:

Các dụng cụ rèn luyện kỹ năng thực hành các kiến thức tự nhiên và xã hội như dụng cụ thực hành: Lý, Hoá, Sinh, …;

Sân chơi, bãi tập, phòng thể dục, nhạc, hoạ, câu lạc bộ và các dụng cụ kèm theo để rèn luyện kỹ năng thực hành cho hoạt động thẩm mỹ;

Xưởng trường, vườn trường, ruộng thí nghiệm nhằm giáo dục kỹ năng thực hành cho giáo dục kỹ thuật tổng hợp và lao động.

+ Loại thứ 3: Các thiết bị hỗ trợ cho hoạt động dạy học như: bút, giấy, bàn, ghế, tủ, giá sách, màn tối.

+ Loại thứ 4: Là trường sở, gồm lớp học, xưởng trường, câu lạc bộ, nhà thể dục, chỗ hội họp, văn phòng, phòng hiệu trưởng…

Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Bảo, thiết bị dạy học được chia thành đồ dùng dạy học trực quan (thiết bị dạy học trực quan) và thiết bị kỹ thuật dạy học.

+ Đồ dùng dạy học trực quan bao gồm: mẫu vật, hình mẫu (maket), mô hình, thiết bị đồ hoạ như tranh, hình vẽ, sơ đồ, bản đồ…, thiết bị và đồ dùng thí nghiệm, sách giáo khoa và tài liệu dạy học khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thiết bị kỹ thuật dạy học bao gồm các thiết bị nghe - nhìn, máy kiểm tra, máy dạy học.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông kiến tường, tỉnh long an (Trang 35 - 38)