Về lý luận

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông kiến tường, tỉnh long an (Trang 83 - 84)

b) Giai đoạn từ cuộc CCGD lần thứ ba (năm 1979) tới nay

1.1.Về lý luận

TBDH là yếu tố không thể thiếu trong quá trình dạy học. Vai trò và những khả năng sư phạm của nó đã được lý luận dạy học khẳng định. Hiệu trưởng phải là người có nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, vị trí, vai trò của TBDH trong mọi quá trình sư phạm của nhà trường, đồng thời làm cho các thành viên của hội đồng sư phạm và học sinh thấy rõ mối quan hệ giữa TBDH với phương pháp và chất lượng dạy học. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý toàn diện TBDH, đồng thời là người có trách nhiệm bảo quản, sử dụng và phát huy hiệu quả của TBDH trong mọi vấn đề đặt ra bằng mọi biện pháp.

TBDH là một thành phần cấu trúc, một điều kiện rất quan trọng, không thể thiếu của quá trình dạy học và giáo dục trong nhà trường, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nó giúp cho học sinh hiểu rõ bài dạy và tiếp thu kiến thức một cách chắc chắn, tạo được niềm tin khoa học vào kiến thức mà các em chiếm lĩnh, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, biết trải nghiệm và vận dụng vào thực tiễn.

Sách giáo khoa và TBDH cùng mang thông tin dạy học nhưng cách thể hiện nội dung đó theo thế mạnh của từng loại, giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách chủ động, sáng tạo và hứng thú. Chương trình, sách giáo khoa đã quy định nội dung, chuẩn kiến thức, kỹ năng, TBDH phải thể hiện chính xác nội dung đó.

Luận văn đã làm rõ khái niệm TBDH; vai trò, vị trí của TBDH; các cách phân loại, các yêu cầu và nguyên tắc sử dụng TBDH; việc nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, các biện pháp quản lý việc sử dụng TBDH, đã giúp cho tác giả có cơ sở để đề xuất năm nhóm biện pháp quản lý TBDH ở trường Trung học phổ thông.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông kiến tường, tỉnh long an (Trang 83 - 84)