b) Giai đoạn từ cuộc CCGD lần thứ ba (năm 1979) tới nay
3.2.3. Nhóm biện pháp quản lý việc khai thác, sử dụng TBDH
- Qua việc phân tích ở chương 2, hầu hết các trường không xây dựng kế hoạch quản lý TBDH một cách chặt chẽ mà chỉ tập trung vào các kế hoạch khác. Chính vì vậy việc lập các kế hoạch trong quản lý TBDH là việc hết sức cần thiết.
- Khi lập kế hoạch quản lý TBDH là nhằm vào các mục tiêu xây dựng hệ thống TBDH đáp ứng các yêu cầu chung và riêng theo những văn bản của Nhà nước quy định, đồng thời thiết thực góp phần trong việc thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông. Để đạt mục tiêu trên, tùy theo hoàn cảnh và điều kiện hiện trạng của nhà trường, hiệu trưởng có thể lập các loại kế hoạch sau :
+ Lập quy hoạch hiện trạng + Lập quy hoạch phát triển
+ Lập kế hoạch nâng cấp, cải tạo + Lập kế hoạch sử dụng và bảo quản
3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa
Hiệu trưởng phải có những biện pháp quản lý TBDH hiệu quả: Đó là sử dụng đúng cách, giao trách nhiệm quản lý và sử dụng đúng người, bởi vì TBDH cho dù có được trang bị, đầu tư mua sắm đầy đủ, hiện đại bao nhiêu cũng không thể phát huy hiệu quả, nếu không được sử dụng trong quy trình sư phạm, không thể phát huy được tác dụng như mong muốn, và thậm chí có thể
tác dụng ngược lại nếu sử dụng không đúng với mục tiêu, nội dung, TBDH trong nhà trường hiện nay.
3.2.3.2. Nội dung
- Xây dựng kế hoạch là thời điểm khởi đầu của một chu trình quản lý mà nhà quản lý nào cũng phải thực hiện. Quản lý TBDH trường học cũng phải được bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch, kế hoạch quản lý TBDH phải được đưa vào kế hoạch chung của nhà trường, phải được cả tập thể nhà trường trao đổi bàn bạc và thông qua vào đầu mỗi năm học.
- Xây dựng cơ chế phân cấp và tăng cường trách nhiệm của cán bộ quản lý các cấp.
- Xây dựng các quy trình quản lý từng lĩnh vực công việc, ngăn ngừa tình trạng quan liêu, trì trệ, thiếu hiệu quả do có nhiều tầng, nhiều bậc trung gian.
- Phát huy tính tự chủ, sáng tạo của các tổ nhóm bộ môn và tổ chức trao đổi học tập kinh nghiệm quản lý hiệu quả của các trường, các đơn vị.
3.2.3.3. Tổ chức thực hiện.Biện pháp thứ nhất: Biện pháp thứ nhất:
Chỉ đạo thực hiện việc xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH của các tổ, nhóm chuyên môn và từng giáo viên. Các tổ chuyên môn và giáo viên phải lên kế hoạch dạy học có sử dụng TBDH, cụ thể, nêu rõ mục đích sử dụng. Xây dựng hệ thống các nội quy, quy định, quy trình khai thác, sử dụng phù hợp với từng loại TBDH.
Biện pháp thứ hai:
Thực hiện sự phân công, phân nhiệm quản lý sử dụng TBDH. Hiệu trưởng phải thực hiện phân cấp rõ ràng trong công tác chỉ đạo và quản lý TBDH, quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng thành viên trong bộ máy quản lý TBDH của nhà trường.
Biện pháp thứ ba: