Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông kiến tường, tỉnh long an (Trang 28 - 31)

b) Giai đoạn từ cuộc CCGD lần thứ ba (năm 1979) tới nay

1.2.3. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý thiết bị dạy học

của giáo viên và học sinh.

1.2.3. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý thiết bị dạyhọc học

1.2.3.1. Quản lý

Thuật ngữ quản lý được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở những cách tiếp cận khác nhau. Theo nghĩa gốc từ “Quản” là trông nom, “Lý” là sắp đặt lo liệu công việc, quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật đang là vấn đề thu hút quan tâm nhiều nhất của các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu lý luận quản lý.

* Theo Từ điển tiếng Việt do trung tâm Từ điển học biên soạn năm 1998, khái niệm quản lý được định nghĩa:

1. Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định

* Theo Frederick Winslow Taylor (1856 -1915) cho rằng: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”. Đây cũng là tư tưởng cơ bản của ông về quản lý. {21, tr.89}

* Theo Henry Fayol (1841-1925), là cha đẻ của thuyết quản lý hành chính quan niệm rằng: “Quản lý hành chính là dự báo và lập kế hoạch, tổ chức và điều khiển, phối hợp và kiểm tra” {21, tr.103}. Trong học thuyết quản lý của mình, ông đưa ra 5 chức năng cần thiết của một nhà quản lý:

1. Dự báo và lập kế hoạch 2. Tổ chức thực hiện 3. Điều khiển

4. Phối hợp 5. Kiểm tra

* Theo Mary Parker Pollet (1868-1933) cho rằng: “Quản lý là nghệ thuật khiến cho công việc được thực hiện thông qua người khác”. Tư tưởng quản lý của Follet gồm một số điểm dựa trên việc giải quyết mối quan hệ con người không phải bằng áp chế, thỏa hiệp mà bằng sự thống nhất. Các tư tưởng của Bà mở ra hướng tiếp cận và khai phá một số nội dung của thuyết quan hệ con người. Follet cho rằng, trong công việc quản lý, cần chú trọng tới những người lao động với toàn bộ đời sống của họ, bao gồm cả yếu tố kinh tế, tinh thần và tình cảm. Con người luôn gắn liền với nhau trong một tổ chức nhất định mà sự hòa hợp, thống nhất giữa họ sẽ tạo ra nền tảng của các tổ chức và trở thành động lực cho tổ chức phát triển và đó cũng là thực chất của quản lý.

* Theo Harold Koontz, được coi là cha đẻ của lý luận quản lý hiện đại, đã viết: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu; nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi tập thể

là phải đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất”.

* Theo tác giả Đặng Quốc Bảo, hoạt động quản lý là hoạt động bao gồm hai quá trình “Quản” và “Lý” tích hợp vào nhau; trong đó, “Quản” có nghĩa là duy trì và ổn định hệ, “Lý” có nghĩa là đổi mới hệ.

* Theo tác giả Phan Văn Kha quản lý được định nghĩa:

- Quản lý là quá trình hoàn thành công việc thông qua con người và làm việc với con người.

- Quản lý là hoạch định, tổ chức, bố trí nhân sự, lãnh đạo và kiểm soát công việc và những nỗ lực của con người nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra.

- Quản lý là vận dụng khai thác các nguồn lực (hiện hữu và tiềm năng) kể cả nguồn nhân lực, để đạt đến những kết quả kỳ vọng.

- Quản lý là sự tác động của con người (cơ quan quản lý) đối với con người và tập thể người nhằm làm cho hệ thống quản lý hoạt động bình thường có hiệu lực giải quyết được các nhiệm vụ đề ra, là sự trông coi giữ gìn theo những yêu cầu nhất định, tổ chức và điều hành các hoạt động theo những yêu cầu và nhiệm vụ nhất định.

- Quản lý là sự tác động, chỉ huy điều khiển, hướng dẫn hành vi, quá trình xã hội để chúng phát triển hợp quy luật, đạt được mục đích đã đề ra và đúng ý chí của người quản lý.

- Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được mục đích đã định.

* Theo các tác giả Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ trong tác phẩm: “Những vấn đề cốt yếu trong quản lý”, 1987 thì quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu quản lý một hệ thống nhằm đạt được

những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn.

Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song có thể hiểu: “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích đã đề ra”.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông kiến tường, tỉnh long an (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w