Kết quả đã đạt được

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai thực hiện quy chế văn hóa công sở của UBND huyện Đông Anh - Hà Nội (Trang 74 - 83)

Quy chế văn hoá công sở tại CQHCNN ban hành kèm Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ đã đi vào cuộc sống, thể hiện ở sự chuyển biến về nhận thức cũng như trong hành động của mỗi CBCCVC trong các cơ quan thuộc UBND huyện Đông Anh, những kết quả đạt được là cơ sở để chúng ta tiếp tục thực hiện, đặc biệt có thể khẳng

định quy chế ra đời là hoàn toàn đúng đắn. Kết quả đó được thể hiện trên các nội dung chủ yếu sau:

Trước hết, các hành vi bị cấm: Hút thuốc lá trong phòng làm việc; Sử

dụng đồ uống có cồn tại công sở, trừ trường hợp được sự đồng ý của lãnh đạo cơ quan vào các dịp liên hoan, lễ tết, tiếp khách ngoại giao; Quảng cáo thương mại tại công sở. Đến nay, hầu hết các cơ quan đều có biển cấm hút thuốc, sự tự giác thực hiện đã thể hiện rõ ở các công sở, một số cơ quan có

sáng kiến tổ chức những điểm hút thuốc lá tại các hành lang của cơ quan, có thể đó chưa triệt để nhưng bước đầu đã có sự chuyển biến về nhận thức làm cho phòng làm việc trở nên sạch sẽ, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và như vậy cũng sẽ chấm dứt được tình trạng chén trà, điếu thuốc đầu

giờ làm việc gây lãng phí thời gian làm việc của nhà nước. Có được kết quả đó là do sự nhìn nhận và phản ứng của xã hội đối với thói xấu này, các cơ quan UBND huyện Đông Anh đã tổ chức ký cam kết thi đua.

Về trang phục, lễ phục: Ngày nay, khi đời sống ngày một được cải thiện và nâng cao thì nhu cầu mặc của xã hội nói chung và CBCCVC nói riêng cũng theo đó mà phong phú, đa dạng. Có thể nói trong những năm gần đây xu hướng mặc theo mốt với những kiểu cách mới lạ, hàng hiệu đã là thị hiếu của không ít CBCCVC. Đặc biệt là phong cách mặc của một số nước đã du nhập vào Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp….. tạo nên vẻ đẹp, lịch lãm cho mối người; Song sự giàu đôi khi chưa chắc đã sang, xu thế hiện nay khá phổ biến là dùng hàng hiệu, theo báo cáo của Bộ Công thương hàng năm Việt Nam phải bỏ ra hàng triệu đôla để nhập khẩu các loại hàng của các thương hiệu nổi tiếng trong đó các hàng may mặc, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Chính phủ đang tận dụng mọi nguồn thu để kích cầu cho nên kinh tế hồi phục sau đợt khủng hoảng kinh tế thế giới đem lại thì đây là một sự lãng phí. Vì vậy, Bộ Chính trị ban hành Thông báo Kết luận số 264-TB/TW ngày 31 tháng 7 năm 2009 về tổ chức cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng

sản xuất trong nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển, sâu xa hơn nữa là nhằm xây dựng văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam. Đôi khi sự pha trộn trong cách mặc đã tạo nên sự lố bịch, đua đòi vô lối nếu không biết khai thác triệt để yếu tố văn hoá truyền thống, thầm mỹ. Vì lẽ đó, đã có thời kỳ các nhà quản lý văn hoá phải ngồi lại bàn bạc và đưa ra kích thước chiều dài các loại váy cho ca sĩ, công chức nữ….. Do đó, thực hiện thống nhất trang phục, lễ phục của CBCCVC trong các cơ quan UBND huyện Đông Anh là một nội dung quan trọng trong văn hoá công sở. Tất nhiên không yêu cầu CBCCVC trong các cơ quan phải có trang phục riêng hay đồng phục mà điều quan trọng là mỗi CBCCVC tự ý thức được việc mặc như thế nào cho đẹp, hài hoà, thể hiện sự tôn trọng mọi người và phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc. Mặt khác, tạo thoải mái, tự tin, thuận tiện cho CBCCVC trong khi thực thi công vụ. Tóm lại, về trang phục của CBCCVC không thể đưa ra một quy chuẩn về cách mặc, xong dựa trên tính chất của công việc mà mỗi cơ quan UBND huyện Đông Anh có hướng dẫn riêng trong việc sử dụng trang phục cho phù hợp. Thực tế thời gian qua, các cơ quan thuộc UBND huyện Đông Anh đã thực hiện tốt quy chế nên trang phục, lễ phục của CBCCVC đã có sự chuyển biến và thống nhất rõ rệt, nhiều cơ quan đã triển khai thực hiện mặc đồng phục như Thanh tra huyện, văn phòng UBND huyện.v.v…

Về đeo thẻ CBCCVC. Quy chế quy định CBCCVC trong khi làm nhiệm vụ đều phải đeo thẻ. Thẻ CBCCVC phải có tên cơ quan, ảnh, họ và tên, chức danh, số hiệu của CBCCVC. Đeo thẻ công chức- một cách thể hiện tác phong làm việc của người công chức, viên chức nhà nước và là nếp sống văn hoá công sở.

Thời gian qua nhiều cơ quan thuộc UBND huyện Đông Anh đã cấp khoản kinh phí khá lớn cho việc in ấn và cấp phát thẻ cho công chức. Do vậy đã có sự chuyển biến tích cực, tạo ra nề nếp, thói quen đeo thẻ khi thực thi nhiệm vụ của công chức điển hình như Văn phòng UBND huyện, Phòng Tài

nguyên và Môi trường, Phòng Nội vụ, Thanh tra, Phòng Giáo dục … Lãnh đạo các cơ quan này đã chỉ đạo nhiều cuộc tiến hành kiểm tra, lập biên bản xử lý vi phạm kỷ luật hành chính đối với nhiều cá nhân không đeo thẻ công chức, viên chức. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy: Bên cạnh nhiều cơ quan, đơn vị, cá nhân chấp hành tốt, thực hiện một cách thường xuyên, có nề nếp vẫn còn có một số cơ quan, đơn vị, cá nhân thực hiện chưa tốt, thiếu nghiêm túc trong việc chấp hành quy định về việc đeo thẻ công chức, viên chức trong khi thi hành nhiệm vụ; thậm chí ngay cả đối với một số cơ quan, đơn vị, công chức, viên chức thường xuyên tiếp xúc, làm việc trực tiếp với tổ chức, công dân và ở một số bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ công việc.

Một số lý do cụ thể mà người đeo thẻ và người không đeo thẻ thường nêu là:

+ Đối với người đeo thẻ thường xuyên: Khẳng định được mình trong quan hệ giao tiếp; Ý thức, trách nhiệm được đề cao hơn khi tiếp xúc với tổ chức, công dân; Không phải mất thời gian giới thiệu với tổ chức, công dân khi tiếp xúc; Đeo thẻ vì đó là quy định; Đã trở thành thói quen khi bước vào phòng làm việc thì việc đầu tiên là đeo thẻ công chức, viên chức.

+ Đối với người không đeo thẻ: Quên nên không đeo thẻ ai cũng biết rồi nên không cần đeo thẻ; Thấy người khác (đồng nghiệp) không đeo thẻ (tính bầy đàn); Không muốn người khác biết họ, tên và chức danh của mình khi thi hành nhiệm vụ; Nhận thức việc đeo thẻ còn hạn chế cho là việc nhỏ, mang tính hình thức, chủ yếu là làm tốt nhiệm vụ.

Qua thực tế có ý kiến kiến nghị, là làm việc trong cùng một khu hành chính, cuộc họp hay hội nghị công chức, viên chức khối chính quyền thì phải đeo thẻ nhưng cán bộ Đảng, đoàn thể…. thì không phải đeo thẻ đã tác động về mặt tâm lý đối với người đeo thẻ; Đã nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn có người cố tình không đeo; Lãnh đạo không đeo thẻ nên khó chấn chỉnh đối với cán bộ, nhân viên dưới quyền; Thực hiện việc đeo thẻ chưa đồng bộ, xử lý vi phạm thiếu kiên quyết; Hiệu lực chấp hành văn bản quy định của nhà nước chưa nghiêm.

Lý do của người đeo thẻ và người không đeo thẻ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Song về mặt chủ quan là chưa xây dựng được thói quen chung cho việc đeo thẻ công chức, viên chức trong khi làm nhiệm vụ và cũng có thể nói rằng đối với những người thường không đeo thẻ đã chưa ý thức được đầy đủ trách nhiệm của mình về việc chấp hành quy định của pháp luật từ một việc đơn giản: đeo thẻ công chức, viên chức, nhất là đối với một số công chức, viên chức lãnh đạo, ở những nơi thường xuyên giao tiếp giải quyết hồ sơ, công việc đối với tổ chức, công dân.

Đeo thẻ công chức, viên chức khi làm nhiệm vụ, công vụ là nhằm tạo sự thuận lợi hơn trong quan hệ giao tiếp, giải quyết công việc giữa cơ quan của UBND huyện Đông Anh với tổ chức, công dân; vừa là trách nhiệm của mỗi công chức, viên chức trong việc thực hiện tác phong chuẩn mực trong giao tiếp ứng xử; minh bạch, công khai hoá, tạo môi trường thuận lợi cho nhân dân giám sát hoạt động công vụ của CBCCVC thuộc UBND huyện và là một trong những biện pháp phòng ngừa, chống các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho tổ chức, công dân theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 29 tháng 6 năm 2005.

Đeo thẻ công chức còn là một cách để thể hiện bản thân mình trong quan hệ giao tiếp, khẳng định mình với những người xung quanh. Trong điều kiện hiện nay, việc đeo thẻ tên đã trở nên phổ biến từ học sinh đến nhân viên nhà hàng, cửa hiệu, viên chức doanh nghiệp tư nhân, mỗi người đều cảm thấy tự hào khi mang thẻ tên mình và tên cơ quan, đơn vị mình thì không có lý do gì công chức, viên chức của UBND huyện lại không tạo cho mình một thói quen đeo thẻ công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ. Đeo thẻ theo quy định cũng là nhằm để tôn vinh nghề nghiệp, thường xuyên tự chỉnh đốn bản thân mình, nâng cao ý thức, trách nhiệm để thực hiện đúng với chức trách, nhiệm vụ được giao.

Người dân khi quan hệ giải quyết yêu cầu, công việc với công chức, viên chức có trang phục gọn gàng, thái độ lịch sự, hoà nhã, đeo thẻ đầy đủ khi làm

nhiệm vụ trong các cơ quan của UBND huyện Đông Anh có trật tự, nề nếp, bảo đảm các chuẩn mực giá trị của Quy tắc ứng xử, Quy định thực hiện nếp sống văn hoá công sở sẽ tạo được niềm tin, sự tôn trọng đối với tổ chức, công dân hơn là khi phải tiếp xúc giải quyết công việc với tập thể, công chức, viên chức có tác phong, thái độ thiếu lịch sự, ăn mặc xuề xoà, không đeo thẻ công chức, viên chức.

Để duy trì quy định này thì lãnh đạo các cơ quan UBND huyện Đông Anh và mỗi cán bộ công chức, viên chức cần xác định rõ việc đeo thẻ công chức, viên chức trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ hiện nay không chỉ là việc chấp hành quy định pháp luật của nhà nước, chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính mà còn là một cách thể hiện tác phong làm việc của người CBCCVC nhà nước chuyên nghiệp, thể hiện nếp sống văn hoá công sở.

Đối với nội dung quy định về Giao tiếp và ứng xử: Giao tiếp và ứng xử là hai hoạt động có mục đích của con người, đồng thời là nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội nói chung và trong thi hành công vụ nói riêng. Có thể nói giao tiếp và ứng xử là hoạt động ý thức cao của loài người. Theo đó, văn hoá ứng xử phản ánh trình độ văn hoá của một cơ quan, một tổ chức, một cá nhân nhất định. Văn hoá ứng xử cũng là biểu hiện dễ nhận biết nhất, dễ gây ấn tượng tốt hoặc không tốt về cá nhân, cơ quan ngay từ những tiếp xúc đầu tiên, do đó ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả công việc của cá nhân hay tập thể đó. Vì vậy, nên chăng đã đến lúc phải xây dựng chuẩn mực về văn hoá ứng xử trong giao tiếp nơi công sở như những nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất về hành vi của cá nhân trong cộng đồng chung, có kết hợp tập thể để tạo nên sức mạnh nội lực cũng như thương hiệu riêng cho tập thể ấy. Không phải ngẫu nhiên mà văn hoá ứng xử trong giao tiếp là một trong những vấn đề cơ bản được đề cập trong quy chế văn hoá công sở và là một nội dung của cải cách hành chính. Hoạt động giao tiếp và ứng xử nơi công sở cũng dựa trên những nguyên tắc nhất định như cấp trên với cấp dưới; đồng nghiệp với đồng nghiệp; giữa CBCCVC với dân; với môi trường làm việc xung quanh. Bên

cạnh đó, một số biểu hiện văn hoá ứng xử nơi công sở như ăn mặc, ngôn ngữ, cử chỉ, lời nói cũng phải được chú trọng và tuân theo những chuẩn mực riêng. Để ứng xử đúng trong môi trường công sở không phải là điều dễ nhưng cũng không phải là điều không thể không làm được. Một số bí quyết để thành công trong giao tiếp, giúp cá nhân hoàn thành tốt công việc được giao và nâng cao giá trị bản thân như: luôn biết mình và hiểu người, tự tin và tôn trọng người khác, đóng đúng vai, có khả năng kiểm soát xung đột, không phải lúc nào cũng đi đến tận cùng chân lý hay phương pháp thuyết phục ra sao cho hiệu quả đối với lãnh đạo, với đồng nghiệp khi họ hiểu lầm mình, làm thế nào để cải thiện mối quan hệ sau khi xung đột xảy ra. Có thể nói rằng, văn hoá ứng xử là câu chuyện nhiều lời giải nhưng không có lời kết. Mỗi người hãy phấn đấu để trở thành những diễn viên xuất sắc với nhiều vai diễn khác nhau trên sân khấu cuộc đời. Điều quan trọng là chúng ta nhận thức được giá trị bản thân, nhận thức được vị trí và trách nhiệm của mình trong một tập thể, luôn tự tin và mong muốn được đóng góp khả năng của mình vào những thành công chung của tập thể ấy.

Từ sự nhận thức chung về giao tiếp ứng xử như vừa trình bầy ở trên và hoạt động thực tiễn tại các công sở cho thấy sau khi UBND huyện Đông Anh triển khai thực hiện quy chế văn hoá công sở việc ứng xử, giao tiếp của CBCCVC đã có những chuyển biến tích cực. Hoạt động ứng xử của CBCCVC dựa trên nguyên tắc chỉ thực hiện nhiệm vụ đối với những việc phải làm và những việc không được làm theo quy định của pháp luật. Đồng thời trong khi giao tiếp và ứng xử CBCCVC phải có thái độ lịch sự, tôn trọng. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc, không nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt. Để văn hoá ứng xử và giao tiếp của CBCCVC hiệu quả hơn ai hết mỗi cá nhân phải tự rèn luyện mình bằng cách noi gương về cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối với cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân văn hoá ứng xử của Người vừa ân cần niềm nở, vừa thân ái, gần gũi, khi cần thì nhắc nhở nhẹ nhàng hoặc phê bình kịp thời, nghiêm khắc mà vẫn khoan dung, độ

lượng, lay động, cảm hoá lòng người cao độ. Văn hoá ứng xử của Người đã thâu thái được cái gần gũi tế nhị với độ sâu sắc lịch lãm, cái dung dị đời thường với tầm cao của tư duy bác học, sự hoà quyện trong phương sách ứng xử Hồ Chí Minh đã đạt tới nghệ thuật đặc trưng riêng dĩ bất biến, ứng vạn

biến ít pha lẫn với mọi người.

Đối với nội dung quy định về giao tiếp và ứng xử với nhân dân, thời gian qua không ít dư luận đã lên tiếng tạo ra sự nhìn nhận, đánh giá không đúng về hình ảnh CBCCVC của UBND huyện Đông Anh, nhất là một số cơ quan, CBCCVC trực tiếp, tiếp xúc với dân. Đâu đó trong cuộc sống hàng ngày vẫn gặp những CBCCVC khi giao tiếp với dân còn quát nạt, hách dịch, không tôn trọng nhân dân; việc hướng dẫn người dân đến làm các thủ tục liên quan đến hành chính thì qua loa, hỏi gì thì trả lời nấy, nhiều lúc bằng hành động đã gây tâm lý ức chế, phiền hà cho dân mà lẽ ra với vai trò là người phục vụ thì họ phải làm tròn bổn phận, trách nhiệm được giao.

Giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp cũng là một nội dung quan trọng

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai thực hiện quy chế văn hóa công sở của UBND huyện Đông Anh - Hà Nội (Trang 74 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w