Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế văn hóa công sở

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai thực hiện quy chế văn hóa công sở của UBND huyện Đông Anh - Hà Nội (Trang 97 - 98)

Thực hiện tốt văn hoá công sở là nội dung quan trọng đối với mỗi CQHCNN nói riêng và toàn xã hội nói chung. Như đã trình bày ở chương I về lý luận văn hoá công sở, theo đó chúng ta hiểu văn hoá công sở xuất phát từ chính vai trò của công sở trong đời sống xã hội và trong hoạt động của bản thân bộ máy hành chính. Như vậy, văn hoá công sở là một dạng đặc thù của văn hoá xã hội bao gồm tổng thể các giá trị, chuẩn mực, cách hành xử trong hoạt động công vụ mà các chủ thể của CQHCNN là CBCCVC cùng hướng tới thực hiện và ứng xử với nhau tại công sở và phục vụ xã hội với sự tác động của hệ thống quan hệ thứ bậc mang tính quyền lực và tính xã hội. Quan niệm như vậy là dựa trên đặc thù của công sở- công sở là một tập hợp có tổ chức dựa trên quan hệ thứ bậc: cấp trên- cấp dưới; nhân viên- nhân viên; nhân viên- nhân dân. Đây cũng chính là mối quan hệ ràng buộc của ba nhóm yếu tố: quyền lực- phục tùng; nhu cầu- phục vụ; hiệu lực- hiệu quả. Các thành viên trong công sở gắn bó với nhau bởi sự chi phối của cơ cấu tổ chức, công việc, lợi ích, tình cảm. Tính đặc thù như trên đã quy định tính đặc thù của văn hoá công sở- một thực thể của văn hoá. Vì vậy, công sở muốn tồn tại bền vững, phát huy có hiệu lực, hiệu quả đồng thời không ngừng phát triển thì trước hết phải dựa vào trình độ nhận thức, môi trường văn hoá và các mối

quan hệ trong xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định. Tuy nhiên, để thực hiện tốt văn hoá công sở tại các CQHCNN cần thực hiện tốt những giải pháp chủ yếu sau:

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai thực hiện quy chế văn hóa công sở của UBND huyện Đông Anh - Hà Nội (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w