Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình thực hiện quy chế văn hoá công sở tại cơ quan hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai thực hiện quy chế văn hóa công sở của UBND huyện Đông Anh - Hà Nội (Trang 86 - 92)

chế văn hoá công sở tại cơ quan hành chính nhà nước

2.2.3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Nhận thức của CBCCVC nói chung và lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện chưa đầy đủ và coi, nhẹ do đó đã không thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng và thực hiện văn hoá công sở trong Chương trình cải cách hành chính đang thực hiện. Vì vậy, quy chế ban hành nhưng không triển khai thực hiện và đánh giá thông qua báo cáo định kỳ mà chỉ nhắc nhở thực hiện thông qua các cuộc họp giao ban. Qua khảo sát thực tế tại một số cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện cho thấy lãnh đạo cơ quan, đơn vị giao cho bộ phận giúp việc hành chính sao in nguyên bản Quy chế văn hoá công sở rồi gửi tới các cán bộ, công chức cấp dưới. Vì thế, đánh giá kết quả thực hiện các nội dung về văn hoá công sở rất chung chung, không nêu bật được sự khác biệt, chuyển biến giữa trước và sau khi tổ chức học tập và triển khai thực hiện quy chế trên. Đến nay, quy chế đã ban hành được hơn 4 năm cho thấy sự cần thiết phải có quy chế văn hoá công sở song kết quả thực hiện như thế nào là chưa có cơ sở đánh giá tổng thể.

- Do ảnh hưởng của nền hành chính quan liêu, bao cấp nên một số bộ phận CBCCVC đã không thấy được tầm quan trọng của văn hoá công sở mà chủ yếu dựa trên những thói quen, nếp nghĩ cũ đã lỗi thời, lạc hậu. Chẳng hạn như: hút thuốc lá, lập bàn thờ và thắp hương trong phòng làm việc; ha cách xưng hô mang tính chất gia đình như anh hai, chú sáu, chú cháu, thằng em tại

công sở. Hay việc lạm dụng thời giờ làm việc của nhà nước để làm việc riêng cũng đang tồn tại như đi muộn, về sớm đến cơ quan còn dành thời gian uống trà, tán gẫu, chơi game trên máy tính. Bên cạnh đó là nhận thức về công việc còn cho rằng đang tồn tại cơ chế xin- cho trong quan hệ hành chính giữa cán bộ, công chức trong các cơ quan thuộc UBND huyện với nhân dân. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ:

Những người trong công sở đều có nhiều hay ít quyền hành. Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân. Cần, làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ, về sớm. Làm cho chóng, cho chu đáo. Việc ngày nào, nên làm xong ngày ấy, chớ để chờ ngày mai. Phải nhớ rằng: dân đã lấy tiền mồ hôi nước mắt để trả lương cho ta trong thì giờ đó. Ai lười biếng tức là lừa gạt dân; Kiệm, giấy bút, vật liệu đều tốn tiền của Chính phủ, tức là của dân; ta cần phải tiết kiệm. Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết, thì chớ dùng một tờ to. Một cái phong bì có thể dùng hai, ba lần. Mỗi ngày, công sở cả nước dùng hàng mấy vạn tờ giấy và phong bì. Nơi nào cũng tiết kiệm một chút, thì trong một năm đỡ được hàng vạn tấn giấy, tức là hàng triệu đồng bạc. Các vật liệu cũng vậy. Nhờ các công sở tiết kiệm, mà lợi cho dân rất nhiều; Liêm, những người ở các công sở từ làng cho đến Chính phủ trung ương đều dễ tìm dịp phát tài hoặc xoay tiền của Chính phủ, hoặc đục khoét nhân dân. Đến khi lộ ra, bị phạt, thì mất hết cả danh giá mà của phi nghĩa đó cũng không được hưởng. Vì vậy, những người trong công sở phải lấy chữ Liêm làm đầu; Chính, mình là người làm việc công, phải có công tâm, công đức. Chớ đem của công dùng vào việc tư. Chớ đem người tư làm việc công. Việc gì cũng phải công bình, chính trực, không nên vì tư ân, tư huệ hoặc tư thù, tư oán. Mình có quyền dùng người thì phải dùng những người có tài năng, làm được việc. Chớ vì bà con bầu bạn, mà kéo vào chức nọ chức kia. Chớ vì sợ mất địa vị mà dìm những kẻ có tài năng hơn mình. Phải trung thành với Chính phủ, với đồng bào. Chớ nên mặt làm quan cách mệnh. [26, tr. 104-105].

Theo Tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn, Trưởng bộ môn Tâm lý Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh:

Lỗi ở đây không phải là môi trường làm việc- công sở. Cái chính là những con người nơi đây- họ chưa nhận thức được công việc của họ là phục vụ người dân, những người đang nộp thuế để trả lương cho họ. Mặt khác, công chức nước ta vẫn thiếu các kỹ năng thiết lập giao tiếp phi ngôn ngữ. Họ chưa biết nói chuyện bằng ánh mắt, khuôn mặt, cử chỉ. Thay vì làm cho ánh mắt của mình dễ chịu, thân thiện họ lại thường mang khuôn mặt lạnh lùng. Chúng ta cũng phải thông cảm với họ là áp lực công việc cao, công việc phức tạp và đòi hỏi phải đầu tư về mặt tâm trí rất lớn. Còn người dân khi đến các công sở thường e dè, chưa chủ động tìm hiểu quy trình, luật lệ. Tâm lý thụ động này cũng tác động đến thái độ của công chức.

Chính những nguyên nhân đó ảnh hưởng đến sự nghiêm trang của công sở, hiệu quả, chất lượng công tác; sự lãng phí tiền của, thời gian của nhà nước và nhân dân. Do vậy đã không phát huy được giá trị văn hoá nơi công sở mà lẽ ra phải được hưởng ứng và thực hiện một cách nghiêm túc.

- Thiếu sự kiểm tra, đông đốc thực hiện của các cấp quản lý, thậm chí có nơi còn buông lơi. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “Giao công việc mà không kiểm tra, đến lúc thất bại mới chú ý đến. Thế là không biết yêu dấu cán bộ” [26, tr. 276]; Vai trò làm gương của các nhà lãnh đạo, quản lý hết sức quan trọng. Nó thể hiện mức độ thực tiễn và triệt để của họ trong nói và làm. Các quy chế hoạt động cũng như mọi lời huấn thị khác về sự chí thú chuyên môn hay vì tinh thần, vì tập thể đều vô nghĩa nếu bản thân họ chỉ lo lắng làm hài lòng cấp trên đê giữ cái ghế của họ. Nói cách khác, vai trò của việc có được một đội ngũ lãnh đạo, quản lý có tầm nhìn chiến lược, công tâm và năng lực thật sự là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển văn hoá công sở. Tình trạng ít quan tâm đến ý kiến đóng góp của người dân; chưa công khai hoá các thủ tục, quy trình tiếp dân cũng như chế độ công tác, những việc phải làm và không được làm của cán bộ, công chức đối với từng công việc cụ thể để nhân

dân biết, thuận tiện cho việc thực hiện và làm tốt vai trò giám sát của nhân dân đối với các hoạt động của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.

- Chưa chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về văn hoá công sở thông qua các cơ sở đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước nhằm trang bị kiến thức về văn hoá công sở, đạo đức nghề nghiệp, xây dựng các tiêu chí để thực hiện tốt văn hoá công sở, kế hoạch lộ trình cải cách hành chính cũng như những lợi ích của việc thực hiện thành công cải cách hành chính nhà nước. Do vậy, nhận thức của cán bộ, công chức về văn hoá công sở còn mang tính khuôn mẫu, chưa hiểu hết giá trị cũng như tầm quan trọng của việc thực hiện văn hoá công sở.

- Công tác quản lý, tổ chức cán bộ chưa được coi trọng thường xuyên ở một số nơi như việc mất dân chủ trong quy trình quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, thiếu sự kiểm tra, quản lý cán bộ theo quan điểm chỉ quản lý cán bộ trên cơ sở kết quả công tác mà không quan tâm tới việc giáo dục chính trị,tư tưởng, nắm bắt tâm tư tình cảm, những khó khăn, thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ dưới quyền, bởi “công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [26, tr. 273]. Do đó, dẫn đến tình trạng cán bộ mắc sai phạm mà lãnh đạo đơn vị không biết, quan hệ ứng xử của đồng nghiệp bị ảnh hưởng do mất đoàn kết nội bộ, mâu thuẫn trong công việc.

2.2.3.2. Nguyên nhân khách quan

- Do sự tác động ảnh hưởng của quan hệ quốc tế đã kéo theo sự giao thoa giữa các nền văn hoá trên thế giới đã tác động đến nhận thức cũng như một số quan niệm của CBCCVC bị mai một như lối sống phô trương, buông thả, thực dụng, coi trọng đồng tiền, quan hệ giữa con người với nhau được xác định bằng vật chất.

- Sự bùng nổ thông tin của cuộc cách mạng khoa học công nghệ mang lại như internet, phim ảnh, truyền hình… đã du nhập vào nước ta nói chung và công sở nói riêng như một tất yếu của xu hướng phát triển nhân loại, bên cạnh

những tiện ích của khoa học công nghệ phục vụ tốt công việc quản lý hành chính nhà nước và các hoạt động công vụ của công chức đã phát sinh một số vấn đề làm ảnh hưởng đến văn hoá công sở như: Việc khai thác internet không đúng mục đích (thường chơi game, đọc báo, xem phim, chát yahoo…) gây ra sự lãng phí về thời giờ làm việc, tiền bạc của nhà nước và của nhân dân.

- Trang bị chưa đầy đủ về cơ sở, vật chất phục vụ và giám sát quá trình thực thi công vụ của cán bộ, công chức như: phương tiện phục vụ công tác, hệ thống camera tự động được lắp đặt tại những nơi làm việc thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, những nơi dễ phát sinh tiêu cực, gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân như: nơi làm thủ tục xin cấp phép xây dựng, đăng ký chứng nhận quyền sở hữu nhà đất, nơi công chứng, chứng thực .v.v.. Mặt khác, nếu được đầu tư trang thiết bị làm việc đầy đủ và hợp lý sẽ tạo điều kiện ttót cho phát triển văn hoá công sở một cách tích cực và có ảnh hưởng nhất định đối với cách thức công vụ được giải quyết nói chung cũng như các quan hệ nhân sự với nhân dân nói riêng.

- Chưa có quy định về chế độ khen thưởng, kỷ luật trong việc thực hiện văn hoá công sở, chẳng hạn như đưa ra các mức khen thưởng bằng vật chất nếu thực hiện tốt văn hoá công sở, kèm theo đó là khen thưởng về tinh thần như tằng giấy khen, bằng khen, xếp loại và bình xét thi đua, xem xét trong việc quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ. Ngược lại, đưa ra các hình thức kỷ luật về vật chất, phi vật chất nếu thực hiện không tốt hay vi phạm thực hiện văn hoá công sở. Chế độ tiền lương và phục cấp nghề cũng chưa đảm bảo.

- Các biện pháp tuyên truyền, giáo dục về văn hoá công sở đến mọi CBCCVC chưa được quan tâm đúng mức nên hiệu quả chưa cao mà cụ thể là việc chấp hành quy chế chỉ mang hình thức. Như đánh giá ở trên, nơi nào cơ quan nào có sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo cơ quan, có nhiều hoạt động tuyên truyền phong phú thì ở đó sẽ có sức thu hút lớn và được duy trì thường

xuyên. Việc phát huy các kỹ thuật nhân sự như kèm cặp, chỉ bảo cũng chưa coi trọng như một biện pháp để xây dựng văn hoá tích cực trong công sở. Hoạt động cụ thể của hạn chế này là việc tuyên truyền cho các nhân viên mới hoặc trẻ về văn hoá công sở cũng như những mối quan hệ, quan niệm trong công việc nhằm tạo nên sự đồng thuận trong hoạt động công vụ.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai thực hiện quy chế văn hóa công sở của UBND huyện Đông Anh - Hà Nội (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w