Sự cần thiết khách quan của việc xây dựng và thực hiện quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai thực hiện quy chế văn hóa công sở của UBND huyện Đông Anh - Hà Nội (Trang 39 - 45)

văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước

Văn hoá công sở ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời của các cơ quan, tổ chức theo thời gian với sự nỗ lực của tổ chức, cá nhân văn hoá côgn sở được hun đúc nên những khuôn mẫu riêng để rồi khi tiếp xúc mọi người có thể nhận biết đó là cơ quan, tổ chức nào. Như vậy, văn hoá côgn sở có nguồn gốc lịch sử và trở thành chuẩn mực chung cho một tổ chức nhất định, do đó, văn hoá còn mang tính tổ chức hay nói cách khác văn hoá công sở chịu sự ảnh hưởng bởi sự quy định của văn hoá tổ chức. Chính vì những đặc điểm của văn hoá công sở như vậy mà việc xây dựng nên văn hoá công sở cho một tổ chức, cơ quan là điều cần thiết có ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của tổ chức đó với các thương hiệu nổi tiếng hoặc sẽ là thất bại trong quá trình hoạt động nếu như cách thức, phương châm hành động không phù hợp mà trong đó sẽ chứa đựng cả yếu tố văn hoá công sở thể hiện ở văn hoá ứng xử, đạo đức nghề nghiệp. Để lý giải tại sao quy chế văn hoá công sở ban hành kèm theo Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ chỉ áp dụng đối tượng điều chỉnh là CQHCNN; Trước tiên cần điểm qua văn hoá công sở của một số công ty, doanh nghiệp mà hiện nay đã có thương hiệu nổi tiếng và ổn định trong giới kinh doanh nói riêng và trong đời sống xã hội nói chung:

Hãng Colgate, trong hơn 200 năm họ đã xây dựng uy tín là một công ty tuân thủ theo các tiêu chuẩn cao nhất về sự chính trực và đạo đức ở bất cứ nơi nào mà họ đang hoạt động kinh doanh. Hãng này đã xây dựng bộ Quy tắc xử sự áp dụng cho toàn hãng và được dịch ra các thứ tiếng địa phương nơi có hoạt động kinh doanh của hãng. Theo đó, quy tắc đưa ra những nội dung như:

chúng ta hãy tạo điều kiện thúc đẩy và giao tiếp trên tinh thần cởi mở và chân thành; Coi nhân viên của Colgate như là một nguồn tài nguyên quý giá; Tránh xung đột quyền lợi trong: đầu tư, gia đình, việc làm khác, cá nhân, hội đồng quản trị. Họ đã thành lập phòng Tuân thủ đạo đức toàn cầu để theo dõi và đánh giá chất lượng công việc cũng như ý thức chấp hành của công, nhân viên cả hãng trên toàn thế giới nơi mà hãng có hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp vi phạm quy tắc có thể sa thải ra khỏi hãng.

Hãng Nokia cũng xây dựng bộ quy tắc ứng xử riêng, nội dung của quy tắc đã định ra khá đầy đủ như các vấn đề liên quan đến thương mại, đầu tư, đấu thầu, cung cấp, phát triển kinh doanh và trong tất cả các mối quan hệ kinh doanh và tuyển dụng khác. Họ đề cao và cho rằng đạo đức tốt có nghĩa là thành công; xây dựng môi trường làm việc; thực hiện chính sách đối xử công nhân viên như một cam kết cùng sự tồn tại và phát triển của Tập đoàn Nokia.

Một điều mà chúng ta dễ nhận thấy ở hai Tập đoàn Colgate và Nokia là sự khẳng định bởi thương hiệu, phong cách phục vụ, đội ngũ nhân viên và chất lượng sản phẩm đều toát lên một đặc trưng riêng cho dù công ty hay các đại lý hoạt động ở đất nước nào.

Ở Việt Nam, tại các tổ chức có chức năng kinh doanh đã chú trọng tới việc xây dựng văn hoá công sở từ rất lâu. Thí dụ như hệ thống ngân hàng thương mại. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy có tới 100% các tổ chức này xây dựng văn hoá công sở như việc mặc trang phục, đeo thẻ công chức, hướng dẫn khách hàng đến liên hệ công tác hay làm hồ sơ; đặc biệt là thái độ niềm nở luôn hiện diện trên khuôn mặt nhân viên.

Tại các khu công nghiệp, các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài đã xây dựng vấn đề đạo đức kinh doanh và quy tắc ứng xử, coi đó là cam kết bảo đảm cho sự thành công của dự án. Thí dụ tại Thành phố Hồ Chí Minh có tập đoàn bán dẫn Intel và Ban quản lý Khu công nghệ cao đã tổ chức lễ ký kết Bản thoả thuận ghi nhớ về vấn đề đạo đức kinh doanh và Quy tắc ứng xử (CoC), bản ký kết này được ghi nhận như là một bước đi quan trọng của hai

bên nhằm thể hiện sự ủng hộ và triển khai cụ thể Luật Phòng chống tham nhũng của Việt Nam.

Quan niệm của Intel là quản lý kinh doanh với tinh thần chính trực, không khoan nhượng. Tất cả các nhân viên của Intel đều được tập huấn về đạo đức kinh doanh và quy tắc xử sự để đảm bảo rằng, Intel phải vượt qua những tập quán tiêu cực để có thể thành công trong các hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, vấn đề đạo đức trong kinh doanh và quy tắc ứng xử là hai giá trị mà cả Intel và Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh cùng quan tâm và cam kết thực hiện. Mục đích chính của Bản thoả thuận là giúp nâng cao tính minh bạch của môi trường đầu tư tại Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh. Khu công nghệ cao và Intel sẽ cùng nỗ lực cao nhất để bảo đảm các chương trình tập huấn về vấn đề phòng chống các hành vi tham nhũng, hối lộ, lại quả, những hình thức lạm quyền và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam. Đồng thời, hai bên cũng cam kết tiến hành điều tra và tiến hành những biện pháp thích hợp đối với các vấn đề đạo đức kinh doanh trong nội bộ và trong các trường hợp có liên quan đến các đối tác bên ngoài.

Với vài ví dụ nêu trên cho thấy vấn đề văn hoá công sở đã được sử dụng rất lâu và rộng rãi ở tất cả các nước, các tổ chức kinh tế- xã hội trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam. Song, ở nước ta chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về văn hoá công sở, do vậy, quan điểm về văn hoá công sở không đồng bộ, thống nhất trên nhiều bình diện, nên việc Chính phủ ban hành quy chế văn hoá công sở là một chủ trương đúng. Vấn để đặt ra là lý do Chính phủ chọn đối tượng áp dụng của quy chế này là CQHCNN.

Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy hành chính nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện chức năng quản lý, điều hành đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Do vậy, sự lớn mạnh của một quốc gia thể hiện ở tính chuyên nghiệp, hiện đại trong hoạt động của bộ máy nhà nước- một thiết chế không thể thiếu đối với bất kỳ nhà nước nào, mà ở đó một thành phần rất quan trọng cho thiết chế đó có sứ mệnh

điều hành bộ máy chính là đội ngũ CBCCVC nhà nước. Đây là lực lượng chủ công kiến tạo và thực thi công vụ, họ trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, hay nói cách khác đây là khu vực dịch vụ công. Như vậy, lúc này CBCCVC với vai trò là người phục vụ ngoài sự đòi hỏi về chuyên môn cần phải thể hiện thái độ lịch thiệp, nhã nhặn, tôn trọng người đến liên hệ công việc. Do vậy, sự cần thiết phải chuẩn hoá đội ngũ CBCCVC là một yêu cấu cấp bách đặt ra song song với quá trình cải cách hành chính nhà nước.

Chính phủ chọn CQHCNN mà chủ thể là đội ngũ CBCCVC để thực hiện văn hoá công sở trong đó có lý do: lâu nay văn hoá công sở của ta có thể nói còn nhiều hạn chế. Điều này thể hiện ở hai điểm: Thứ nhất là một bộ mặt công sở, thứ hai là cung cách ứng xử của các công chức (gồm cả người quản lý và nhân viên thừa hành) đối với dân- những người tìm đến công sở để đến giải quyết mọi công việc. Hiện nay, nhiều công sở đã được thiết kế xây dựng và trang trí đẹp mắt nhưng không phải cái giầu lúc nào cũng đi liền với cái đẹp, sang; trang bị đồ đắt tiền, bày biện lắm thứ cầu kỳ mà vẫn thiếu vẻ sang trọng lịch sự. Bên cạnh đó là thái độ ứng xử của một số CBCCVC đối với người đến liên hệ công việc: cửa quyền, hách dịch hoặc nhẹ thì hờ hững thiếu tận tâm, tình trạng phớt lờ, thậm chí vi phạm quyền lợi chính đáng của đối tượng đến giải quyết công việc của CBCCVC có trách nhiệm vẫn còn diễn ra khá phổ biến.

Công cuộc cải cách hành chính của nước ta đánh dấu khởi đầu từ năm 1991. Các quan điểm về cải cách đã đề cập chính thức từ văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII và đề cập sâu sắc, toàn diện tại Nghị quyết Trung ương 8 (khoá VII); văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII; các Nghị quyết Trung ương 3, Trung ương 6 (lần 2) và Trung ương 7 (khoá VIII). Đặc biệt được nhấn mạnh và kiên quyết tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và X. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng IX đã chỉ rõ:

chức bộ máy nhà nước cồng kềnh, trùng lặp chức năng với nhiều tầng nấc trung gian và những thủ tục hành chính phiền hà, không những trường hợp trên và dưới, Trung ương và địa phương hành động không thống nhất, gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế- xã hội và làm giảm động lực phát triển. Một số người và cơ quan do lợi ích cá nhân, cục bộ không muốn đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách bộ máy nhà nước. Không ít cán bộ, công chức vừa kém về đạo đức, phẩm chất, vừa yếu về năng lực, trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ [21, tr. 77-78].

Qua đó, Đảng đã đánh giá và xác định cần thiết phải tiến hành cải cách hành chính, trong đó đề cập tới sự yếu kém về đạo đức, phẩm chất, năng lực của không ít CBCCVC trong các CQHCNN. Những hạn chế, tồn tại đó là biểu hiện của văn hoá công sở mà lâu nay chúng ta vẫn ít đề cập và chưa đánh giá một cách đầy đủ, cụ thể.

Tính quốc tế hoá, khu vực hoá các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội đòi hỏi hoạt động quản lý hành chính công phải thay đổi để phù hợp với thông lệ quốc tế. Đặc biệt, hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh WTO, gia nhập và là thành viên của tổ chức khác trong châu lục và trên thế giới. Có thể nói, Việt Nam đang chứng minh cho toàn thế giới biết về một đất nước không chỉ giàu lòng yêu nước, đã đánh thắng những kẻ thù là cường quốc hùng mạnh trên thế giới. Mà ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng Việt Nam đang tiến hành công cuộc đổi mới dưới ánh sang của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã đạt được nhiều thành tựu đó là sự phát triển vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, đặc biệt là sự ổn định về chính trị, tạo tiền đề vững chắc cho những năm tiếp theo. Tuy nhiên, để quá trình hội nhập quốc tế diễn ra một cách chủ động, hiệu quả và bền vững theo quan điểm:

Chúng ta thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và

khu vực [22, tr. 38].

Phải có một bộ máy hành chính chuyên nghiệp, hiện đại với các thủ tục nhanh gọn, thái độ phục vụ của đội ngũ CBCCVC trong bộ máy đó phải nhiệt tình, niềm nở, đảm bảo cả về đức và tài. Bởi vậy, việc xây dựng, đào tạo đội ngũ CBCCVC có phẩm chất đạo đức, năng lực để sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đòi hỏi nhà nước phải đưa ra những chế tài cụ thể nhằm điều chỉnh các quan hệ, thái độ của đọi ngũ CBCCVC trong khi thực thi công vụ.

Qua đánh giá ở trên cho thấy thực trạng đội ngũ CBCCVC còn tồn tại và bộc lộ những hạn chế về chất lượng và số lượng. Chẳng hạn, như vấn đề ngoại ngữ; khoa học, công nghệ; văn hoá giao tiếp ứng xử, đặc biệt là thái độ phục vụ, ý thức trách nhiệm và tự chịu trách nhiệm trong công việc.

Nền hành chính do tính kê thừa, liên tục như cơ chế tồn tại nhiều năm, nền kinh tế tập trung bao cấp đã được chuyển sang nền king tế thị trường những đến nay cơ chế này vẫn âm ỷ trong hoạt động của bộ máy quản lý hành chính nhà nước. Theo đó, tự do về ý thức chấp hành giờ giấc làm việc, ứng xử và giao tiếp của một bộ phận CBCCVC vẫn còn phổ biến. Trong khi sự phát triển chung của xã hôi, trình độ dân trí ngày càng cao và mọi người dân đều có khả nưng nhận thức khá cụ thể về hoạt động và hiệu quả của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Đòi hỏi mỗi CBCCVC công tác trong CQHCNN phải tự rèn luyện bản thân minh về văn hoá công sở nói chung. Đã đến lúc không thể coi văn hoá công sở là chuyện nhỏ do ý thức của mỗi người nữa mà đó là văn hoá của một quốc thể, là khuôn mẫu, hình ảnh về một cơ quan, tổ chức, đội ngũ CBCCVC nói riêng về tổ chức hành chính bộ máy nhà nước Việt Nam nói chung.

Tóm lại từ sự phân tích ở trên cho thấy sự cần thiết phải thực hiện quy chế văn hóa công sở mà chủ thể là CBCCVC trong CQHCNN. Đó cũng là nội dung quan trọng trong kế hoạch cải cách hành chính nhà nước và mang tính tất yếu của mọi quốc gia ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Đó cũng là

cách thức làm cho bộ máy quản lý hành chính của ta hoạt động hiệu quả hơn, đáp ứng được đòi hỏi của xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển bền vững góp phần vào thắng lợi chung của công cuộc cải cách nền hành chính Việt Nam xã hội chủ nghĩa với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,

văn minh.

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai thực hiện quy chế văn hóa công sở của UBND huyện Đông Anh - Hà Nội (Trang 39 - 45)