Tổng quan văn hoá công sở trước khi triển khai thực hiện quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan thuộc UBND huyện Đông Anh

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai thực hiện quy chế văn hóa công sở của UBND huyện Đông Anh - Hà Nội (Trang 58 - 67)

chế văn hoá công sở tại các cơ quan thuộc UBND huyện Đông Anh

Nhân loại đã thừa nhận sự tồn tại của văn hoá công sở như một hiện tượng mang tính bản chất của các tổ chức, theo thời gian văn hoá công sở ngày một hoàn thiện và được đề cao. Sự quan tâm và xây dựng văn hoá công sở dựa trên những đặc điểm cụ thể của tổ chức, qua đó phản ánh phần nào tôn chỉ mục đích hoạt động cũng như vị trí của tổ chức trong xã hội. Do vậy, chúng ta không xa lạ với khái niệm văn hoá công sở, có điều thực hiện chúng

như thế nào cho thống nhất và hiệu quả. Ở nước ta, sự thay đổi mạnh mẽ về kinh tế- xã hội trong những năm thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam (năm 1986) đề ra, đã có bước chuyển mang ý nghĩa hết sức quan trọng, từ nền kinh tế kế hoạch hoá, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong tiến trình đó, cải cách hành chính được đặt ra như một đòi hỏi khách quan của thực tế, để tạo tiền đề và thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Mục tiêu mà cải cách hành chính hướng tới nhằm xây dựng một nền hành chính trong sạch, gọn nhẹ và có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hoá để quản lý có hiệu lực, hiệu quả công việc của nhà nước, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống văn minh và làm việc theo pháp luật. Sự nghiệp cải cách hành chính được tiến hành toàn diện trên bốn mặt: cải cách thể chế, cải cách bộ máy, xây dựng năng cao năng lực đội ngũ CBCCVC và cải cách tài chính công. Với đặc thù nêu trên, cải cách hành chính ở nước ta là một quá trình tìm tòi, nhận thức liên tục và thống nhất trong suốt tiến trình đổi mới từ Đại hội Đảng VI tới nay.

Tuy nhiên, do cơ cấu, tổ chức bộ máy hành chính của ta còn cồng kềnh, hoạt động quản lý, điều hành chưa thực sự hiệu quả, gây không ít khó khăn trở ngại cho các tổ chức, công dân; những thủ tục trong quan hệ hành chính còn nhiêu khế; thái độ tác phong của một bộ phận CBCCVC chưa chuyển biến vẫn mang phong cách làm việc của thời kỳ tập trung , quan liên, bao cấp, biểu hiận ở sự tự do trong ý thức chấp hành nội quy làm việc, giao tiếp mang tính gia đình.v.v..

Để đánh giá thành công hay thất bại của cải cách hành chính trước hết và quan trong là yếu tố con người mà ở đây là các nhà lãnh đạo, CBCCVC và nhân dân. Trong đó, đội ngũ CBCCVC là những người trực tiếp tiến hành cải cách hành chính và đông thời là đối tượng chính của công cuộc cải cách này; đây là vấn đề cốt lõi, vì chức năng tổ chức, hoạt động quản lý nhà nước nhằm phát triển kinh tế- xã hội và đời sống nhân dân được thông qua công vụ, công

chức. Song thực tế vẫn tồn tại những hạn chế:

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; tình trạng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, ức hiếp dân không những chưa bị ngăn chặn, giảm bới mà ngược lại, có nơi, có lúc, có việc còn trở nên trầm trọng hơn, gây bất bình trong dư luận, làm giảm lòng tin của nhân dân, làm nản lòng các nhà đầu tư, kinh doanh muốn làm ăn hợp pháp và chính đáng, kìm hãm sự phát triển của đất nước [20].

Tình hình kinh tế- xã hội đạt được những thành tựu đáng kể: quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ sản xuất; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt…..Nhưng một số vấn đề vẫn còn bất cập, trong đó, có đội ngũ cán bộ, công chức, “Tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống ở một số bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng” [21, tr. 76].

Lối sống xa dân, hách dịch, cửa quyền đã tạo ra một khoảng ngăn cách giữa công chức trong thi hành công vụ với nhân dân, mang nặng tính cai trị trong ứng xử công vụ, không đúng với chức năng công chức là công bộc của dân, không thực hiện đúng vị trí là người thừa hành công vụ trong CQHCNN. Những tiêu cực này đã làm giảm lòng tin của dân, làm xấu đi hình ảnh của người công chức trong một nền hành chính đang trên đường phát triển và ảnh hưởng uy tín của nhà nước, một nhà nước mà bản chất là của dân, do dân và vì dân.

Như chúng ta đã biết, ngoài chức năng quản lý, nền hành chính còn có chức năng phục vụ, nhất là trong thời kỳ đất nước đang phát triển và hội nhập quốc tế thì chức năng này cần được thực hiện tốt. Hơn ai hết chính CBCCVC là người có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chức năng này. Như đã phân tích ở trên, nếu không có một thiết chế cần thiết và đủ mạnh để chỉnh đốn và thanh loại những con sâu, con mọt ra khỏi bộ máy hành chính nhà nước thì sẽ gây ra sự đục khoét, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường và phát triển của bộ máy hành chính nhà nước.

Giao tiếp trong công sở là một nhu cầu tất yếu trong hoạt động công vụ, do đó đã được hình thành và tồn tại cùng với sự phát triển của bộ máy hành chính nhà nước và đóng vai trò quan trọng đối với quá trình hoạt động và điều hành của Chính phủ cũng như cả hệ thống các cơ quan hành chính. Nên có thể nói, giao tiếp trong hoạt động công vụ hay giao tiếp công vụ chịu sự ảnh hưởng sâu sắc bởi đặc điểm của các tổ chức công vụ. Trong đó, cần đặc biệt chú ý đến các khía cạnh quan trọng như tính đa dạng, phức tạp về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu, phạm vi thẩm quyền của các tổ chức công vụ cũng như sự đa dạng và tính năng động của các bên tham gia trong quá trình giao tiếp. Chính vì vậy, giao tiếp công vụ có những đặc điểm như: có định hướng; liên tục; công khai; đa dạng, phức tạp; phản ánh cơ cấu quyền lực trong tổ chức; tương tác; đa dạng về hình thức thể hiện; văn bản là kênh giao tiếp chính thức quan trọng nhất; sử dụng phổ biến các phương tiện thông tin đại chúng. Từ những đặc điểm trên cho thấy giao tiếp công vụ có vị trí quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động của công sở nói chung. Ví vậy, nhận thức về giao tiếp là yêu cầu đặt ra đối với mỗi cán bộ, công chức. Song do nhận thức còn hạn chế nên trong thời gian qua hành vi giao tiếp của cán bộ, công chức, viên chức với đồng nghiệp, với nhân dân còn bộc lộ nhiều hạn chế. Nguyên nhân của hạn chế đó thể hiện ở nhóm liên quan đến nhận thức, nhóm các vấn đề nghiên cứu và giảng dạy. Vì thế, cần không ngừng bổ sung những khiếm khuyết như đưa ra các quy tắc ứng xử, giao tiếp, mở rộng phạm vi và đối tượng giao tiếp công vụ để mỗi cán bộ, công chức, viên chức có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng trong giao tiếp để giao tiếp công vụ trở nên hoàn thiện hơn, đáp ứng được yêu cầu đặt ra của sự nghiệp đổi mới và Chương trình cải cách hành chính.

Việc gắn biển cơ quan, phòng làm việc cũng là một thực trạng, do không thống nhất về mẫu, kích thước nên thực hiện một cách tùy tiện. Như là lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Nhà máy Cơ khí Gia Lâm do biển hiệu của nhà máy này không ghi đầy đủ dấu Nha may co khi Gia Lam, nên

Người đã hóm hỉnh dịch Nhà mày có khỉ già lắm. Qua đó, cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, vì thế mà những vần thơ, câu văn thậm chí là những chỉ thị của Người thật giản dị, trong sáng mà dễ hiểu. Chỉ một lời nhắc nhở của Người thôi mà trong mỗi chúng ta phải suy nghĩ và hành động làm sao phải thể hiện rõ trách nhiệm và góp phần bảo vệ và giữ gìn sự trong sang của tiếng Việt. Do vậy, sự cần thiết phải có những quy định cụ thể về việc gắn biển cơ quan, phòng làm việc để thuận tiện cho người dân đến liên hệ công việc, đó còn là bộ mặt của cơ quan.

Những trở ngại về mặt tâm lý rất lớn đối với người dân khi có việc phải đến các cơ quan nhà nước để giải quyết. Điều trước tiên họ gặp khi đến cổng cơ quan là những lời nói mệnh lệnh, trống không của những người bảo vệ, thường trực cổng cơ quan. Đó có thể coi là trở ngại thứ nhất đối với một số người dân lần đầu tiên tới công sở. Tiếp theo, thiếu biển chỉ dẫn của cơ quan, phòng làm việc, sự đón tiếp của CBCCVC tại một số công sở tiếp dân là thái độ thờ ơ, lạnh lùng, đặc biệt là rất tiết kiệm nụ cười, không hướng dẫn đầy đủ các thủ tục cần thiết. Do đó, có việc dân làm không đúng, thiếu phải đi lại nhiều lần. Tình trạng CBCCVC là nam giới hút thuốc là và nhả khói nghi ngút ra không khí mặc cho mọi người xung quanh, say rượu bia trong giờ hành chính không hiếm gặp ở một số cơ quan. Có thể những biểu hiện trên đây ít nhiều đã ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng công tác của CBCCVC và nguy hại hơn là hình ảnh về cơ quan công quyền nhìn nhận một cách méo mó, theo đó là hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bị ảnh hưởng, lòng tin của nhân dân với nhà nước bị giảm sút và tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân cũng theo đó mà tăng lên.

Một trong những biểu hiện sai lệch về văn hoá công sở như đánh giá ở trên là do nhận thức. Bởi “nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào đầu óc con người trên cơ sở thực tiễn” [8,tr.294]. Do vậy, vai trò của thực tiễn đối với nhận thức rất quan trọng, là yếu tố quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức,

đồng thời còn là nơi nhận thức luôn hướng tới để kiểm nghiệm tính đúng đắn của mình. Vì thế, thực tiễn vừa là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, vừa là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. Theo V.I.Lênin “ Quan điểm về đời sống, về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức” [59, tr. 167]. Chính vì hoạt động nhận thức sai lầm của một bộ phận CBCCVC cho rằng họ là những người có quyền và như vậy họ sử dụng cái quyền đó để ban phát cho dân. Trên thực tế, thì hoàn toàn khác, nhà nước chỉ đóng vai trò là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân mà đứng ra để giải quyết các công việc nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho nhân dân. Do đó, những người làm việc trong bộ máy công quyền là CBCCVC đó cũng là những công bộc của nhân dân. Trong thư gửi Uỷ ban

nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng được đăng trên báo Cứu quốc số ra ngày

17/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:

Chúng ta hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đó có nhiệm vụ điều hành bộ máy nhà nước vừa bắt đầu vào nền cộng hoà non trẻ và nặng tàn dư phong kiến nên đã dùng khái niệm công bộc để hướng dẫn CBCCVC phục vụ nhân dân [29].

Ta hiểu công bộc là gì? Theo từ điển Hán- Việt, công có nghĩa là của chung, bộc có nghĩa là đầy tớ, cụm từ công bộc của dân có nghĩa là người

đầy tớ chung của dân hay người đầy tớ công vụ. Xưa có truyện Liễu tôn

Nguyên thời nhà Đường mời rượu tiễn bạn là Tiết Tồn Nghĩa sắp đi là quan khuyên rằng:

Phàm ra làm quan ở hạt nào, phải biết chức phận của mình là người làm việc cho dân, chớ không phải khiến dân làm việc cho mình. Dân ở trong hạt đã chịu nộp thuế để lấy tiền thuê quan giữ sự công bình cho dân. Mà nay ngán

thay, thiên hạ ra làm quan, tiền thuế của dân thì biết lấy cả, còn công việc của dân thì trễ biếng, thường khi lại dụng làm ăn trộm của dân nữa…. Nên kẻ làm quan, nếu còn biết công lý thì ai mà không chịu giữ gìn cố làm thế nào cho đáng đồng tiền thuê của dân.?.

Vì vậy, nhận thức sai sẽ dẫn đến hành động sai. Do đó, mỗi CBCCVC phải tự xác định nhiệm vụ là phụng sự nhân dân, có như vậy mới làm tốt vai trò của người phục vụ nhân dân. Nói như vậy không có nghĩa là trước khi Chính phủ ban hành quy chế văn hoá công sở thì trạng thái thiếu văn hoá trong các công sở diễn ra phức tạp mà chúng tôi muốn đưa ra một số dẫn chứng để thấy được thực trạng về văn hoá công sở và sự cần thiết phải có những chấn chỉnh kịp thời và các tiêu chí cụ thể nhằm tạo ra những quy chuẩn để thực hiện tốt văn hoá công sở.

Đánh giá được tầm quan trọng của cơ quan hành chính nàh nước trong quá trình vận hành phải có cơ chế rõ rang thiết lập trên cơ sở chủ trương

Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Theo đó, Bộ Chính trị

Ban chấp hành Trung ương đã ban hành chỉ thị số 30 CT/TW ngày 18 tháng 02 năm 1998 về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở. Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “ mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là mục tiêu, đồng thời là động lực đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng, của công cuộc đổi mới” [3] nhằm tạo điều kiện để nhân dân, CBCCVC ở cơ sở được bàn bạc và tham gia ý kiến vào các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ công tác chuyên môn, công tác cán bộ của chính quyền, cơ quan, đơn vị; kết quả ý kiến đóng góp phải được xem xét, cân nhắc khi chính quyền hoặc thủ trưởng ra quyết định. Qua đây để phát huy vai trò làm chủ và giám sát của nhân dân theo phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Tiếp đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá 10 đã ra Nghị quyết sô 55/NQ- UBTVQH10 ngày 30 tháng 8 năm 1998 về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan. Giao cho Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của các CQHCNN với những nội dung

như: quy định phạm vi thực hiện dân chủ trong nội bộ cơ quan, phạm vi thực hiện dân chủ trong quan hệ và giải quyết công việc ngoài cơ quan hành chính. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 1998 về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ quan. Nhằm phát huy quyền làm chủ của CBCCVC, góp phần xây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức là công bộc của nhân dân, có đủ phẩm chất, năng lực, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đổi mới của đất nước; ngăn chặn và chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu dân. Trong quy chế quy định về dân chủ trong cơ quan như trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan; trách

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai thực hiện quy chế văn hóa công sở của UBND huyện Đông Anh - Hà Nội (Trang 58 - 67)