Những hạn chế trong việc thực hiện quy chế văn hoá công sở tại UBND huyện Đông Anh.

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai thực hiện quy chế văn hóa công sở của UBND huyện Đông Anh - Hà Nội (Trang 83 - 86)

2.3.2. Những hạn chế trong việc thực hiện quy chế văn hoá công sở tại UBND huyện Đông Anh. UBND huyện Đông Anh.

Để có cơ sở đánh giá những hạn chế của việc thực hiện văn hoá công sở tại UBND huyện Đông Anh một cách đầy đủ, trước hết cần hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá công sở. Văn hoá công sở Việt Nam chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá dân tộc, văn hoá của một nền nông nghiệp lúa nước, được tận hưởng các khía cạnh tích cực của văn hoá làng xã như chú trọng sự cân bằng, tế nhị, kín đáo và tinh thần đùm bọc. Chính kiểu văn hoá tế nhị, kín đáo là một phần cơ sở cho một số kỹ thuật hành chính như bỏ phiếu tín nhiệm. Tuy nhiên, cái mà các nhà quản lý công sở cần quan tâm là những khía cạnh tiêu cực có thể của văn hoá làng xã đối với việc hình thành và phát triển của văn hoá công sở. Có thể kể ra một vài ví dụ như: Một là, sự thiên về xúc cảm hơn là lý trí, sự mềm dẻo linh hoạt trong ứng xử hàng ngày có thể dẫn tới những hành động không nguyên tắc, tuỳ tiện; thái độ kín đáo, tế nhị, không lộ liễu có thể là lý do của sự phổ biến các tin đồn và bình luận không chính thức. Hai là, việc coi trọng tình nghĩa quá mức có thể dẫn tới những hành động thiếu dứt khoát và vi phạm nguyên tắc trong xử lý công việc, nhất là liên quan đến công tác cán bộ, đồng thời là cách giao tiếp thân mật, xuồng xã (xưng hô kiểu chú- mày, chú- anh, ông- tôi) và thích gặp gỡ làm việc ở những nơi không chính thức (trong phòng làm việc thì bàn chuyện ăn nhậu, bia, ra ngoài quán bia thì bàn chuyện công việc); trang phục thì tùy tiện, phóng túng. Những yếu tố này làm cho quá trình chuẩn mực hoá trong hành vi giao tiếp công vụ trở lên khó khăn hơn rất nhiều. Từ sự phân tích trên giúp ta nhìn nhận, đánh giá những hạn chế được và khách quan hơn.

Qua hơn 4 năm thực hiện Quy chế văn hoá công sở tại CQHCNN ban hành kem Quyết định số 129/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02 tháng 8 năm 2007 đã cho thấy bên cạnh những kết quả đã đạt được, còn tồn

tại và bộc lộ những hạn chế trong việc thực hiện quy chế. Đó là:

- Việc triển khai và thực hiện quy chế còn mang tính hình thức, nội dung quy chế còn chung chung chưa xác định rõ những việc phải làm để thực hiện tốt văn hoá công sở; hình thức tuyên truyền chưa phong phú. Một số cơ quan chưa coi trọng việc xây dựng cơ quan văn hoá, văn minh công sở, chỉ đơn thuần cho rằng xây dựng cơ quan văn hoá là cơ quan sạch đẹp, nơi làm việc gọn gàng mà chưa thấy hết chiều sâu của xây dựng văn hoá công sở; vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức gây phiền hà, sách nhiễu với nhân dân, tinh thần phục vụ chưa tốt, hút thuốc là trong phòng làm việc, không đeo thẻ công chức trong giờ làm việc, đùn đẩy trách nhiệm, chưa niêm yết công khai quy tắc ứng xử và nội quy làm việc cho nên chưa tạo ra được phong trào rộng khắp để thu hút nhiều đối tượng tham gia;

- Chưa có cơ chế giám sát, tổng hợp, đánh giá việc thực hiện văn hoá công sở của từng Phòng, Ban chuyên môn trực thuộc UBND huyện, để qua đó có những số liệu chính xác về thực hiện văn hoá công sở. Trong nội dung quy chế không nêu cơ quan tổng hợp số liệu, định kỳ báo cáo, sơ kết, tổng kết theo định kỳ, tháng, quý, năm. Do vậy, khi quy chế ban hành các cơ quan, đơn vị của UBND huyện đã ban hành dựa trên nội dung của quy chế nhưng không có cơ chế thực thi cụ thể nên văn bản chỉ là văn bản không đi vào cuộc sống. Qua khảo sát một số Phòng, Ban của UBND huyện có nơi giao cho công đoàn cơ quan triển khai, theo dõi, tổng hợp số liệu như Phòng Văn hóa – Giáo dục huyện; Văn phòng UBND huyện, mặc dù Văn phòng UBND huyện có gửi Quy chế tới các cơ quan, đơn vị hành chính trong toàn huyện, song không có yêu cầu báo cáo định kỳ. Do vậy, hiện nay không có số liệu cụ thể về hoạt động này; có thời gian giao cho phòng Nội vụ huyện ….. Nhưng do không có đầu mối báo cáo nên hiện nay đánh giá việc triển khai thực hiện quy chế văn hoá công sở tại UBND huyện là rất khó.

- Cho đến nay hầu hết các cơ quan trên địa bàn huyện đã xây dựng quy chế riêng về văn hoá công sở hay bộ quy tắc ứng xử. Song bên cạnh sự

chuyển biến về nhận thức, hành động của CBCCVC trong các cơ quan thuộc UBND huyện vẫn tồn tại những hạn chế như tính chế tài không cao và không thống nhất trong các cơ quan. Chẳng hạn, như trong Quy định về văn hoá công sở của Thanh tra huyện có quy định tại điểm 2 điều 10 như sau: Phòng

làm việc phải có bảng tên ghi rõ tên đơn vị , họ và tên, chức danh cán bộ, công chức làm việc trong phòng. Không được lập bàn thờ, thắp hương, không đun nấu trong phòng làm việc (ngoại trừ thắp hương vào ngày tết nguyên đán). Như vậy, quy chế này đã cho phép thắp hương vào ngày tết tại công sở.

Thiết nghĩ, đây không phải là quốc lễ nên không thể có quy định riêng như vừa trình bày ở trên được. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bản quy chế này đã không thực hiện đúng theo chủ trương chung của quy chế về văn hoá công sở đã ban hành.

- Việc triển khai và thực hiện quy chế văn hoá công sở chưa đồng bộ, thống nhất, phát sinh những bất cập như: sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện văn hoá công sở còn chống chéo, có thời kỳ UBND huyện giao cho Liên đoàn Lao động huyện, có thời kỳ giao cho Phòng Văn hóa – Xã hội, có năm lại giao cho Phòng Nội vụ…; Không thống nhất nội dung báo cáo, thống kê, đánh giá theo từng nội dung, tiêu chí cụ thể. Qua đó, không có cơ sở để đánh giá chất lượng thực tế hoạt động của quy chế.

- Công tác tuyên truyền, quán triệt quy chế chưa được chú ý và quan tâm đúng mức. Cho nên nhận thức của cán bộ, công chức ở một số nơi còn coi nhẹ và thực hiện một cách thụ động, hình thức.

- Không có cơ quan đứng ra chủ trì để phát động phong trào và tổng hợp, theo dõi, đánh giá tình hình triển khai quy chế, do vậy không tạo ra được sức hút của dư luận và phong trào chung của các cơ quan thuộc UBND huyện.

- Sự quan tâm chỉ đạo và nghiêm túc thực hiện mang tính chất nêu gương của người đứng đầu cơ quan ở một số nơi chưa cao. Do vậy, thậm chí đã xây dựng thành quy chế nhưng rất khó thực hiện. Chẳng hạn, như hành vi không

lập bàn thờ và thắp hương tại công sở nhưng do có tư tưởng mê tín nên tại phòng làm việc không ít lãnh đạo các cơ quan vẫn lập bàn thờ và thắp hương vào các ngày lễ, tết, ngày mồng một và mười lăm âm lịch hàng tháng. Liệu như vậy có nhân viên nào đủ can đảm phê bình lãnh đạo về việc làm trên không?.

- Chưa có các thiết chế, chế tài cụ thể để duy trì, đẩy mạnh và kích thích việc thực hiện tốt quy chế văn hoá công sở.

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai thực hiện quy chế văn hóa công sở của UBND huyện Đông Anh - Hà Nội (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w