Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Chương trình cải cách hành chính nhà nước nói chung và văn hoá công sở nói riêng

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai thực hiện quy chế văn hóa công sở của UBND huyện Đông Anh - Hà Nội (Trang 94 - 97)

cách hành chính nhà nước nói chung và văn hoá công sở nói riêng

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội đai biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam về cải cách hành chính, cụ thể đẩy mạnh cải cách hành chính công, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội. Đẩy nhanh công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền trên cả bốn mặt: chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, cán bộ và phương hướng hoạt động. Định rõ những việc nhà nước phải làm và đảm bảo đủ các điều kiện để làm tốt; khắc phục tình trạng buông lỏng hoặc làm thay, chống chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan của Đảng và cơ quan nhà nước; hiện đại hoá nền hành chính nhà nước. Điều chỉnh chức năng của Chính phủ đúng với vai trò là CQHCNN cao nhất. Xác định rõ phạm vi và nội dung quản lý nhà nước về kinh tế- xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển của giai đoạn mới. Chính phủ tập trung vào việc hoạch định thể chế, chính sách, xây dựng biện pháp, cải cách thủ tục hành chính, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, xã hội; nâng cao năng lực và hiệu quả chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, thanh tra thực hiện quy chế, xác định rõ phạm vi và nội dung quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội của cơ quan công quyền các cấp.

- Xác định tầm quan trọng của cải cách hành chính, nhất là trong giai đoạn hiện nay, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã giành riêng Hội nghị Trung ương 5 để bàn về Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu

lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. Với tinh thần nhìn thẳng sự thật,

đánh giá đúng sự thật, Hội nghị đã chỉ rõ:

Nền hành chính nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Hệ thống thể chế, pháp luật, nhất là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều bất cập, vướng mắc. Chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước chưa rõ ràng, còn trùng lắp và chưa bao

quát hết các lĩnh vực quản lý nhà nước; cơ cấu tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, chưa phù hợp. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu; tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng. Thể chế. luật pháp về quản lý tài chính công tuy có nhiều đổi mới nhưng còn nhiều bất cập. Thủ tục hành chính còn nhiều vướng mắc, gây phiền hà cho tổ chức và công dân; kỷ luật, kỷ cương cán bộ, công chức chưa nghiêm; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém [22, tr. 156].

Những yếu kém này có khuyết điểm trong chỉ đạo của các cấp uỷ đảng trong việc thực hiện cải cách hành chính và thủ tục hành chính còn thiếu thống nhất, chưa thống nhất, chưa gắn kết đồng bộ giữa cải cách hành chính với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và cải cách lập pháp, cải cách tư pháp, làm cho cải cách hành chính chậm và hiệu quả thấp [23, tr. 157].

Trên cơ sở đánh giá những hạn chế Hội nghị đã đưa ra ba quan điểm chỉ đạo nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước:

+ Một là, cải cách hành chính phải được tiến hành trên cơ sở các nghị quyết và nguyên tắc của Đảng về xây dựng hệ thống chính trị, đổi mới phương thức lãnh đạo và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng;

+ Hai là, tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và quy chế phối hợp để nâng cao vai trò, trách nhiệm của từng cơ quan và cả bộ máy nhà nước. Thực hiện phân công phân cấp rõ rang, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phục vụ tốt nhất cho nhân dân và chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân;

+ Ba là, các chủ trương, giải pháp cải cách hành chính phải đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cải cách hành chính phải được tiến hành đồng bộ, vững chắc, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể và đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước [23, tr. 157].

trương, giải pháp đó là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cải cách hành chính; Thực hiện đồng bộ cải cách hành chính với cải cách lập pháp và tư pháp; Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế; Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ và CQHCNN; Tiếp tục cải cách thế độ công vụ, công chức; Cải cách tài chính công; Hiện đại hoá nền hành chính; Giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với nhân dân, huy động sự tham gia có hiệu quả của nhân dân và xã hội vào hoạt động quản lý của CQHCNN; Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên đối với công tác cải cách hành chính. Trong đó, giải pháp hiện đại hoá nền hành chính đóng vai trò quan trọng của văn hoá công sở, bởi lẽ nền hành chính có hiện đại thì một điều tất yếu là con người mà cụ thể là CBCCVC quyết định cho sự phát triển nếu vấn đề văn hoá công sở được quán triệt và thực hiện một cách triệt để.

- Thường xuyên làm tốt công tác chính trị, tư tưởng cho CBCCVC và quán triệt đầy đủ nội dung nghị quyết của Đảng về công tác cải cách hành chính, công tác cán bộ, công tác văn hoá. Coi đây là những nhiệm vụ chính trị phải được duy trì thường xuyên và không ngừng học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ lý luận qua đó rèn luyện bản lĩnh chính trị, lập trường kiên định, vững vàng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có lối sống giản dị, trong sáng, xử sự có văn hoá trong mọi hoàn cảnh.

- Thực hiện quan điểm “Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý là để đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân. Cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là công bộc của nhân dân” [22, tr. 304]. Hơn ai hết, mỗi CBCCVC cần xác định rõ vị trí, vai trò là người công bộc của nhân dân, từ đó sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng về cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức cách mạnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 03 tháng 02 năm 2007 đến hết nhiệm kỳ khoá X của Đảng, mỗi CBCCVC tự soi rọi vào bản thân mình xem đã làm được gì và cần tiếp tục thực hiện công việc

như thế nào cho hiệu quả, nhất là việc tự rèn luyện bản thân ngày một hoàn thiện về đức và tài nhằm đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra tong tình hình mới.

Tại Hội nghị Trung ương 9 khoá X của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã ban hành Kết luận số 37-KL/TW về Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến hết năm 2020. Theo đó, công tác cán bộ được coi là nhiệm vụ then chốt của Đảng. Sự thành công hay thất bại của cách mạng phụ thuộc phần lớn vào tài đức của cán bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ, Người coi đây là công việc gốc của Đảng; đồng thời Người khẳng định: Phải đào tạo một đội ngũ cán bộ “có gan làm việc, ham làm việc, có thế Đảng mới thành công” [26, tr. 281].

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai thực hiện quy chế văn hóa công sở của UBND huyện Đông Anh - Hà Nội (Trang 94 - 97)