Vai tròcủa việc thực hiện quy chế văn hoá công sở tại cơ quan hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai thực hiện quy chế văn hóa công sở của UBND huyện Đông Anh - Hà Nội (Trang 37 - 39)

hành chính nhà nước

Thực hiện quy chế văn hoá công sở là một hoạt động có mục đích nhằm tạo ra những thương hiệu và phong cách riêng để hướng tới những giá trị văn hoá tốt đẹp nhất. Theo đó, vai trò của thực hiện quy chế văn hoá công sở tại các CQHCNN có ý nghĩa quan trọng đối với việc thiết lập hành chính chuyên nghiệp, hiện đại. Cụ thể, có những vai trò sau:

- Cụ thể hoá mục tiêu, phương hướng hoạt động của cơ quan, tổ chức trên cơ sở đã xác định để mọi CBCCVC phải thực hiện.

- Tạo ra một trật tự, khoa học hay tính đồng nhất cao của cơ quan, tổ chức góp phần khẳng định vị trí cũng như địa vị pháp lý của cơ quan, tổ chức đó trong xã hội; mặt khác tạo nên sự đồng thuận trong thực thi- kể cả lãnh đạo và nhân viên trong cùng cơ quan. Qua đó, họ nắm bắt và chủ động điều chỉnh, kiểm soát công việc của nhau.

- Góp phần thực hiện thắng lợi cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 và những năm tiếp theo đó là: xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại với đội ngũ CBCCVC có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với Tổ quốc, tận tụy với công việc, nêu cao đạo đức nghề nghiệp và hết long

phục vụ nhân dân. Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân và tiến hành cải cách hành chính nhà nước; vai trò của thực hiện văn hoá công sở đóng góp quan trọng tới văn hoá công vụ của mỗi cơ quan, đơn vị thông qua giao tiếp, ứng xử của CBCCVC trong nội bộ cơ quan và trong khi tiếp dân. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, tới tiến trình cải cách hành chính và đối với việc thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hộicông

bằng, dân chủ, văn minh. Do đó, việc xây dựng và thực hiện tốt những chuẩn

mực về văn hoá công sở sẽ mang tính pháp lý cho thái độ và hành vi của công chức trong hoạt động công vụ là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

- Giúp tạo nên và duy trì trât tự, kỷ cương trong thực thi. Góp phần hiện thực hoá các quy tắc xử sự của cơ quan, công sở phù hợp với văn hoá với mục tiêu là đảm bảo công bằng và ý thức trách nhiệm của mỗi CBCCVC trong cơ quan; định hướng và xây dựng cho họ một nề nếp làm việc có kỷ cương. Qua đó, sẽ trách được tình trạng mạnh ai nấy làm, không có tôn ti trật tự và khó kiểm soát. Đồng thời quy định rõ trách trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ, chế độ khen thưởng, kỷ luật và các vấn đề khác kèm theo đối với CBCCVC qua đó thực hiện được mục tiêu quản lý công vụ và công chức.

- Tạo ra nề nếp trong cơ quan bởi văn hoá công sở là những giá trị vật chất, tinh thần được các thành viên trong công sở thừa nhận và tự giác thực hiện. Trong quy chế thể hiện rõ các quy định về phong cách làm việc của cán bộ, công chức tại công sở, qua đó ta có thể nhận biết được cơ quan công sở đó mang đặc điểm văn hoá quyền lực hay văn hoá vai trò, từ đó hình thành nên văn hoá công sở.

- Văn hoá công sở phải là nơi biểu hiện tập trung của văn hoá- xã hội, của nhà nước dân chủ. Theo đó, văn hoá công sở cùng với trí tuệ sẽ là cội nguồn sáng tạo và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp đổi mới, làm tốt vai trò người phục vụ nhân dân trong xã hội văn minh và hiện đại. Dù sự phồn vinh trong xã hội có tăng, dù thế giới vật chất có đến mức nào thì đạo

đức, trí tuệ, nhân cách người CBCCVC không thể trở thành phương tiện bị thao túng và khuất phục. Vì vây, văn hoá công sở nếu thực hiện tốt sẽ là cơ sở vững chắc cho sự phát triển đất nước, phản ánh đúng bản chất tốt đẹp của nàh nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai thực hiện quy chế văn hóa công sở của UBND huyện Đông Anh - Hà Nội (Trang 37 - 39)