Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức thực hiện văn hoá công sở cho cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai thực hiện quy chế văn hóa công sở của UBND huyện Đông Anh - Hà Nội (Trang 103 - 105)

sở cho cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan hành chính nhà nước

Từ thực tế cho thấy, việc ban hành pháp luật là rất cần thiết để tạo hành lang pháp lý để cho mọi chủ thể thực hiện. Tuy nhiên, để những quy định đó được thực thi một cách đầy đủ và hiệu quả thật không đơn giản. Một trong những nguyên nhân của sự hạn chế đó là sự thiếu hiểu biết về pháp luật do trình độ nhận thức thấp; hoặc hiểu luật nhưng lợi dụng sự sơ hở của luật để thực hiện hành vi trái luật mà ta vẫn thường quen gọi là lách luật; cũng có thể là có đủ các chế tài của luật song các thiết chế đã đảm bảo thực thi không đủ mạnh dẫn đến tình trạng luật không phát huy hiệu quả, còn gọi là nhờn

luật.v.v… Vì vậy, để các văn bản quy phạm pháp luật nói chung và Quy chế

văn hoá công sở nói riêng phát huy hiệu quả, thực sự đi vào cuộc sống thì công tác tuyrn truyền, phổ biến, giáo dục ý thức thực hiện pháp luật là một trong những giải pháp quan trọng. Cụ thể cần làm tốt một số nội dung sau:

- Bằng nhiều hình thức khác nhau như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các cuộc thi, tập huấn, nói chuyện chuyên đề, toạ đàm, triển khai học tập nghị quyết để lồng ghép tuyên truyền về văn hoá công sở, như vậy sẽ tránh nhàm chán và cách thức tiếp nhận cũng phong phú, dễ nhớ, dễ thực hiện. Hay thông qua các cuộc họp bằng biện pháp nêu gương những đơn

vị, cá nhân thực hiện tốt và nhắc nhở những tồn tại, hạn chế mà ở tổ chức hay cá nhân khác do thực hiện chưa nghiêm.

- Cơ quan hành chính nhà nước phải công khai nội dung, tiêu chí văn hoá công sở để nhân dân biết, hàng tháng thông qua lịch tiếp dân, qua hòm thư góp ý lắng nghe ý kiến phản hồi của nhân dân đánh giá, góp ý về văn hoá công sở của CBCCVC. Qua đó, phát huy quyền làm chủ, thực hiện vai trò giám sát của nhân dân góp phần xây dựng và phát triển văn hoá công sở.

- Lãnh đạo đơn vị, người đứng đầu các tổ chức phải gương mẫu thực hiện gắn thực hiện văn hoá công sở với nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị mình phụ trách thể hiện ở việc đưa ra các quy định cụ thể, dễ thực hiện; tránh hình thức theo phong trào và phải được duy trì thường xuyên, đồng thời nêu cao tinh thần trách nhiệm để nhắc nhở và có biện pháp cần thiết nếu cá nhân, tổ chức cấp dưới vi phạm. Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho công chức về ý thức trách nhiệm trong công việc, quản lý, bảo quản tài sản công; Lễ tiết, tác phong, thái độ trong thực thi công vụ. Làm cho CBCCVC tin tưởng vào lãnh đạo cơ quan, yên tâm công tác, yêu mến công việc được giao và quan hệ tốt với đồng nghiệp. Trái lại, sẽ thất bại hay chỉ tồn tại về mặt hình thức nếu cơ quan, đơn vị đó vẫn có những lãnh đạo ngại thực

hiện hay vì lý do cá nhân không nghiêm túc chỉ đạo nhằm tạo ra không khí ôn hoà hay tư tưởng bình quân chủ nghĩa, nể nang, ngại va chạm, sợ ảnh hưởng đến vị trí, chức vụ công tác nhất là những dịp chuẩn bị quy hoạch, bổ nhiệm, bầu cử để bảo toàn vị trí công tác. Do vậy, đây là một trong những yêu cầu rất quan trọng để văn hoá công sở được đảm bảo thực hiện có hiệu quả.

- Từng cơ quan, đơn vị xây dựng cho được quy chế văn hoá công sở, bộ quy tắc ứng xử riêng trên cơ sở cụ thể hoá các quy định của pháp luật về văn hoá công sở và Luật cán bộ, công chức năm 2008. Trong quá trình xây dựng quy chế cần chú ý đến một số nội dung như lấy ý kiến rộng rãi CBCCVC trong cơ quan về dự thảo quy chế. Trang bị những kiến thức cơ bản, thiết yếu về văn hoá công sở cho đội ngũ CBCCVC, bởi lẽ chỉ có sự nhận thức một

cách đầy đủ và thấy được tầm quan trọng cần phải thay đổi tư duy, quan niệm về văn hoá công sở mới có được đội ngũ CBCCVC mẫu mực, trung thành, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, công chức về văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam trong giao tiếp, ứng xử, ăn mặc. Bởi lẽ, hoạt động văn hoá dựa trên nền tảng văn hoá truyền thống. Sự nhận thức về văn hoá truyền thống bị mai một, sai lệch cũng có nghĩa là hành vi ứng xử văn hoá của cán bộ, công chức sẽ bị ảnh hưởng.

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai thực hiện quy chế văn hóa công sở của UBND huyện Đông Anh - Hà Nội (Trang 103 - 105)