Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về văn hoá công sở

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai thực hiện quy chế văn hóa công sở của UBND huyện Đông Anh - Hà Nội (Trang 98 - 99)

Từ thực tiễn khảo sát và nghiên cứu, chúng tôi thấy để xây dựng một nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, thực sự là một bộ máy hành chính công quyền phục vụ nhân dân đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và yêu cầu của sự nghiệp đổi mới cũng như góp phần vào sự thắng lợi của công cuộc cải cách hành chính mà Nhà nước ta đang triển khai và thực hiện theo lộ trình và kế hoạch đã định; đồng thời phù hợp với xu thế hội nhập với các nền hành chính của các nước trong khu vực và trên thế giới; nâng cao giá trị pháp lý để thuận lợi cho quá trình thực thi thì cần dự thảo và đưa quy chế lên thành nghị định. Theo đó, sẽ quy định chi tiết từng hành vi về văn hoá công sở kèm theo đó là Luật Cán bộ, công chức năm 2008 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 và Quy chế văn hoá công sở ban hành kèm theo Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể: Nghị định về Văn hoá công sở sẽ kết cấu 6 chương. Theo đó:

- Chương 1: Những quy định chung; Đối tượng và phạm vi điều chỉnh: + Mở rộng đối tượng áp dụng không chỉ CQHCNN mà tất cả các cơ quan như các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp đều phải thực hiện quy định của pháp luật về văn hoá công sở. Qua đó, tạo ra một phong trào rộng khắp trong toàn xã hội và trở thành thói quen đối với tất cả mọi người.

+ Mở rộng phạm vi áp dụng quy chế này với các cơ quan ngoại giao; Đại sứ quán ở các nước trên thế giới.

- Chương 2: Quy định về hành vi ứng xử và giao tiếp. Trong đó có quy định về việc phải làm và những việc không được làm của CBCCVC; Giao tiếp và ứng xử giữa lãnh đạo với CBCCVC dưới quyền; Giữa CBCCVC với nhau; CBCCVC với khách, nhân dân; Chế độ báo cáo, phát ngôn.

- Chương 3: Quy định về Lễ tiết, tác phong; Thái độ khi thực thi công vụ, như: thái độ phải niềm nở, nét mặt phải tươi cười của CBCCVC khi giao tiếp với nhân dân.

- Chương 4: Quy định về bài trí công sở, phòng làm việc như: treo biển cơ quan; niêm yết tên công chức làm việc của từng phòng; nội quy, sơ đồ cơ quan, hướng dẫn thủ tục khi khách đến giao dịch.

- Chương 5: Khen thưởng, kỷ luật. - Chương 6: Điều khoản thi hành.

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai thực hiện quy chế văn hóa công sở của UBND huyện Đông Anh - Hà Nội (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w