Ảnh hưởng của thời gian ngâm rửa đến sự biến đổi mật số vi sinh vật

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình công nghệ và sự biến đổi vi sinh vật ở công đoạn rửa 3 và chờ đông cá tra fillet đông lạnh tại công ty cổ phần vạn ý (Trang 73 - 76)

công đoạn rửa 3

Cá là ngồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Đây cũng là nguồn thuận lợi cho vi sinh vật phát triển và gây hư hỏng sản phẩm. Do đó, thời gian xử lý cá càng ngắn thì sẽ giảm bớt sự xâm nhập của vi sinh vật. Tiến trình khảo sát thời gian ngâm rửa là yếu tố cần thiết, kết quả được thể hiện ở hình 6.1:

 Xác định lượng vi sinh vật hiếu khí

Từ đồ thị hình 6.1 cho thấy sau những khoảng thời gian rửa 10 giây, 20 giây, 30 giây thì vi khuẩn hiếu khí giảm dần tương ứng với từng khoảng thời gian. Do trong quá trình rửa đã loại bỏ những phần chứa nhiều vi khuẩn của cá.Bên cạnh đó, thời gian ngâm rửa 10 giây mật độ vi sinh vật hiếu khí thấp hơn có ý nghĩa so với mẫu đối chứng. Mẫu đối chứng mặc dù thấp hơn mức giới hạn cho phép (theo TCVN), nhưng thời gian bán thành phẩm chờ đến công đoạn rửa 3 trong những lần tiếp theo có thể làm tăng mật số vi sinh vật. Vì vậy, việc rửa trong 10 giây là cần thiết để áp dụng trong công đoạn rửa 3. Khi rửa 20 giây, mật độ vi sinh vật hiếu khí thấp hơn không ý nghĩa. Mẫu 30 giây, mật độ vi sinh vật hiếu khí thấp hơn có ý nghĩa nhưng lại mất nhiều thời gian, chi phí kinh tế tăng.

Hình 6.1: Đồ thị biễu diễn sự thay đổi mật độ vi sinh vật hiếu khí ở rửa 3

Định tính Escherichia coli

Bảng 6.1 Kết quả phân tích định tính Escherichia coli ở công đoạn rửa 3

Ghi chú:

Dấu “+”: >90% phản ứng dương tính Dấu “-“: Không phản ứng

ND: Âm tính

Qua bảng 6.1 cho thấy chưa phát hiện sự tồn tại của E. coli từ mẫu đối chứng

đến mẫu 10 giây, 20 giây, 30 giây. Do trước công đoạn rửa 3, bán thành phẩm được kiểm soát bởi kiểm ký sinh trùng (CCP_2) tại bàn kiểm và được phân cỡ sơ bộ bằng

máy phân cỡ, ít tiếp xúc trực tiếp với công nhân (nguyên nhân chủ yếu nhiễm E.

coli). Nhiệt độ bán thành phẩm được đắp đá duy trì nhiệt độ ≤ 6oC trước khi chuyển

sang công đoạn rửa 3 nên cũng đã hạn chế sự phát triển của E. coli. Mặt khác, E.

coli có khả năng chịu lạnh không cao, nên trong quá trình rửa nước được xử lý lạnh

(≤5oC) đã loại bỏ được lượng E. coli bám trên bề mặt bán thành phẩm.

Môi trường nuôi cấy

STT Tên mẫu LSB (+) sinh hơi & đục ống EC Indole Oxidase Kết quả 1 Mẫu đối chứng + + + + ND 2 Mẫu 10 giây + + + + ND 3 Mẫu 20 giây + + + + ND 4 Mẫu 30 giây + + + + ND

Định tính Salmonella

Bảng 6.2 Kết quả phân tích định tính Salmonella ở công đoạn rửa 3

Ghi chú:

Dấu “+”: >90% phản ứng dương tính Dấu “-“: Không phản ứng

ND: Âm tính

Từ kết quả phân tích định tính Salmonella ở công đoạn rửa 3 (bảng 6.2) cho thấy, không có sự hiện diện của Salmonella trên bán thành phẩm qua từng thời gian ngâm rửa, ngay cả đối với mẫu đối chứng. Do Salmonella là trực khuẩn gây bệnh nên

được giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình sản xuất cũng như ở công đoạn rửa 3.

Định tính Listeria monocytogenes

Bảng 6.3 Kết quả phân tích định tính Listeria monocytogenes ở công đoạn rửa 3

Ghi chú:

Dấu “+”: >90% phản ứng dương tính Dấu “-“: Không phản ứng

ND: Âm tính

Môi trường nuôi cấy Kết

quả

Test sinh hóa

Thử kháng huyết thanh STT Tên mẫu BPW RV XLD NA TS I Ur e agar ONPG VP LDC In dol e O H Vi 1 Mẫu đối chứng + + - ND 2 Mẫu 10 giây + + - ND 3 Mẫu 20 giây + + - ND 4 Mẫu 30 giây + + - ND

STT Tên mẫu Half

fraser Chromocult Fraser Chromocult

Kết quả 1 Mẫu đối chứng + - + - ND 2 Mẫu ≤ 4 giây + - + - ND 3 Mẫu 6 giây + - + - ND 4 Mẫu 8 giây + - + - ND

Từ bảng 6.3 cho thấy Listeria Monocytogene hầu như không hiện diện trong bán thành phẩm qua từng thời gian rửa kể cả mẫu đối chứng. Listeria Monocytogene

thuộc loại ưa lạnh, có thể phát triển ở nhiệt độ thấp đến 2,5oC và cao đến 44oC.

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình công nghệ và sự biến đổi vi sinh vật ở công đoạn rửa 3 và chờ đông cá tra fillet đông lạnh tại công ty cổ phần vạn ý (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)