Các cơ sở chế biến không có sự lựa chọn nào khác nếu họ muốn thâm nhập vào thị trường xuất khẩu. Áp dụng HACCP là hợp với việc thực hiện các hệ thống quản lý chất lượng và là hệ thống đáng lựa chọn để quản lý an toàn thực phẩm. Hệ thống HACCP phải được xem như điều thiết yếu đối với mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm thủy sản, dù doanh nghiệp đó có hay không tổ chức những hệ thống quản lý khác. Đặc biệt hơn khi Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO thì việc nâng cao chất lượng hàng hóa là một yêu cầu cấp bách. Do đó, việc áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng cho hàng hóa là rất cần thiết cho các doanh nghiệp khi xuất khẩu cho nên quản lý chất lượng theo HACCP là một điển hình cho các doanh nghiệp vượt qua rào cản kỹ thuật của thương mại quốc tế như vi sinh, dư lượng kháng sinh…cùng một số lợi ích sau:
Về mặt thị trường:
- Nâng cao được uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng
- Nâng cao được năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao sự tin cậy của người tiêu dùng với các sản phẩm của doanh nghiệp.
- Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm và cộng đồng xã hội.
- Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế
- Giảm thiểu các yêu cầu với việc thanh kiểm tra của các đơn vị quản lý nhà nước.
Về mặt kinh tế:
- Giảm thiểu chi phí gắn liền với các rủi ro về việc thu hồi sản phẩm và bồi dưỡng thiệt hại cho người tiêu dùng.
- Giảm thiểu chi phí tái chế và hủy sản phẩm nhờ cơ chế ngăn ngừa, phát hiện các nguy cơ về an toàn thực phẩm từ sớm.
Về mặt quản lý rủi ro:
- Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra. - Là điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm
- Dễ dàng hơn trong việc làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường. - Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận.
- Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.
Hệ thống HACCP được hình thành theo điều kiện của mỗi nhà máy, do đó toàn bộ hệ thống sẽ khác nhau.
CHƯƠNG 4. CÔNG NGHỆ VÀ MÁY MÓC THIẾT BỊ TRONG SẢN XUẤT CÁ TRA FILLET