Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác GD KNS cho học sinh trung học huyện côn đảo tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 44 - 46)

HUYỆN CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và giáo dụccủa huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu của huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

2.1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội củahuyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vai trò quan trọng về kinh tế và xã hội đối với cả khu vực. Về địa lý, phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp biển Đông. Về khí hậu, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có bảy (07) đơn vị hành chính nằm trên đất liền và một (01) đơn vị hành chính hải đảo là huyện Côn Đảo. Địa hình có thể chia làm bốn (04) vùng: bán đảo, hải đảo, vùng đồi núi bán trung du, vùng thung lũng đồng bằng ven biển.

2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Thế mạnh kinh tế của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là tiềm năng về dầu khí, các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ, Hàm Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông. Xuất khẩu dầu đóng góp một phần quan trọng trong GDP của tỉnh. Ngoài lĩnh vực khai thác dầu khí, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước.

Về văn hóa xã hội: Dân số trung bình của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2014 khoảng 1.060 ngàn người; tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,13%, mức giảm sinh 0,1%. Giải quyết việc làm cho 34.500 lượt lao động, trong đó tạo việc làm mới cho 17.000 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 64%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia còn 1,41%, theo chuẩn của tỉnh còn 3,44%. Số giường bệnh/vạn dân 17,8 giường. Số bác sĩ/vạn dân: 5,3 bác sĩ.

Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2006 – 2015, định hướng đến năm 2020 là: “Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành tỉnh công nghiệp mạnh về kinh tế biển, với hệ thống thương cảng quốc gia và quốc tế, là một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch, hải sản của khu vực và của cả nước; nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh”.

2.1.1.3. Tình hình phát triển giáo dục tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Sau hơn 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và 10 năm thực hiện Kết luận số 14-KL/TW (khóa IX), đến nay công tác giáo dục và đào tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Quy mô các ngành học, cấp học ổn định và liên tục phát triển. Các loại hình trường lớp tiếp tục được đa dạng hóa. Hệ thống trường lớp đã phủ kín địa bàn với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đáp ứng yêu cầu học tập của nhân dân.

Năm 2014 toàn tỉnh có 410 trường mầm non, phổ thông và 09 TTGDTX với 253.615 học sinh, cụ thể: 147 trường mầm non và nhóm trẻ tư thục; 144 trường và cơ sở giáo dục tiểu học; 86 trường THCS; 33 trường THPT; 01 TTGDTX cấp tỉnh, 03 TTGDTX, 02 TTGDTX – Hướng nghiệp, 03 TTGDTX - Dạy nghề và Giới thiệu việc làm cấp huyện trên tổng số 8 huyện, thành phố.

Số xã có trung tâm Văn hóa học tập cộng đồng là 82/82 xã, phường, thị trấn, đạt tỷ lệ 100%. Toàn tỉnh có 15 trung tâm ngoại ngữ, 56 cơ sở ngoại ngữ; Có 07 trường đào tạo Đại học, Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trực

thuộc tỉnh. Hàng năm có gần 40% học sinh tốt nghiệp THPT trúng tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng. Kết quả thi vào Đại học của tỉnh luôn ở tốp đầu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác GD KNS cho học sinh trung học huyện côn đảo tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w