Đối với cán bộ Đoàn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác GD KNS cho học sinh trung học huyện côn đảo tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 85 - 88)

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong nhà trường có vai trò to lớn trong việc tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục chính trị tư tưởng cho Đoàn viên thanh niên, các hoạt động của Đoàn trường phải thu hút và tập hợp thanh niên tham gia đông đảo, thông qua đó giáo dục lý tưởng, giáo dục ý thức trách nhiệm trong cộng đồng, tạo điều kiện để Đoàn viên thanh niên nhà trường được trải nghiệm thực tế và rèn luyện kỹ năng sống. Do đó cán bộ Đoàn trong nhà trường phải nắm bắt mọi chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính quyền, để có định hướng hoạt động xuyên suốt trong năm học với nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, thiết thực nhằm GD kỹ năng sống cho HS.

3.2.1.3. Cách thức tiến hành

Để nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các thành viên tổ chức trong công tác GD KNS cho học sinh, cán bộ quản lý nhà trường cần chú ý những vấn đề sau:

- Có kế hoạch tuyên truyền, giáo dục để cán bộ, giáo viên và các bậc phụ huynh nhận thức được trách nhiệm của mình trong công tác GD KNS cho HS, không chỉ là cung cấp cho HS những tri thức, chuẩn mực hành vi ứng xử, hình thành tình cảm mà còn giúp các em rèn luyện các thói quen đúng đắn thông qua sách vở, tài liệu đã quy định, thông qua những gì diễn ra trong cuộc sống hàng ngày tại gia đình, trong nhà trường và ngoài xã hội. Điều quan trọng không kém là người giáo viên phải biến mình trở thành phương tiện để giáo dục. Một tấm gương mẫu mực để các em noi theo.

- Xây dựng phong trào tự học, tự rèn luyện; không ngừng nâng cao phẩm chất nghề nghiệp cho cán bộ giáo viên thông qua các buổi học tập với các chuyên gia về tâm lý học sinh, sinh hoạt hội đồng. Giáo dục cho giáo viên tinh thần tự học, tự bồi dưỡng là việc làm vô cùng cần thiết của người Hiệu trưởng, vì giáo viên vừa là đối tượng vừa là chủ thể của bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

- Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị, các chương trình rèn kỹ năng nghề nghiệp cho giáo viên, qua các buổi sinh hoạt hội đồng để giúp cho giáo viên nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc GD KNS cho học sinh, có thái độ đúng đắn trong việc phối hợp với các tổ chức trong nhà trường cùng tham gia giáo dục phong cách, lối sống, tình cảm... cho học sinh.

* Một số hình thức thực hiện:

- Tuyên truyền qua nhiều hình thức khác nhau như: Thông qua họp hội đồng sư phạm nhà trường, họp phụ huynh học sinh, sinh hoạt tập thể học sinh, sinh hoạt lớp, tham gia các cuộc hội họp ở địa phương lên tiếng kêu gọi các lực lượng ngoài xã hội nhận thức đúng, đầy đủ về công tác GD KNS cho học sinh...

- Tổ chức các buổi hội thảo, báo cáo chuyên đề về quản lý hoạt động GD KNS cho HS, cho giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường có điều kiện trao đổi, thảo luận nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động

GD KNS cho học sinh; Tổ chức các chương trình tham quan cho giáo viên được tham gia trải nghiệm thực tế trước để nâng cao nhận thức về GD KNS cho GV.

- Phối hợp với các Trung tâm huấn luyện kỹ năng sống, các diễn giả, các chuyên gia tư vấn đến huấn luyện cho GV các “kỹ năng mểm”, các công cụ về tâm lý, tính cách của lứa tuổi HSTrH trong giai đoạn hội nhập toàn cầu của trẻ em Việt Nam nói riêng và trẻ em trên thế giới nói chung để GV bắt kịp với suy nghĩ và hành động của HS hiện nay.

- Nhân dịp các ngày lễ lớn, nhà trường lồng ghép những nội dung GD KNS với nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện được những nội dung đó thì cần phải có sự quan tâm chỉ đạo quản lý hoạt động GD KNS cho HS trong nhà trường thường xuyên của Ban Giám Hiệu nhà trường, sự ủng hộ hoạt động của các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương các tổ chức xã hội và toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huỳnh học sinh. Tổ chức bộ máy phải đảm bảo tính đồng bộ, ổn định, đảm bảo tập trung dân chủ, tập thể phải thực sự đoàn kết nhất trí, đảm bảo thực hiện được kế hoạch, nghị quyết đề ra.

3.2.2. Cải tiến nội dung, đổi mới phương pháp, đa dạng hóa hình thức tổ chức GD KNS cho học sinh trung học thức tổ chức GD KNS cho học sinh trung học

3.2.2.1. Mục tiêu

Hoạt động GD KNS là hoạt động rất đa dạng và phong phú, thể hiện ở nhiều mặt, từ nội dung đến hình thức hoạt động, thời gian và không gian tổ chức hoạt động, không chỉ có lực lượng trong nhà trường mà còn có cả lực lượng bên ngoài nhà trường cùng tham gia. Nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục KNS có ý nghĩa rất quan trọng: phải đa dạng, hấp dẫn, để phát huy tính tích cực của các đối tượng tham gia; có tính thẩm

mỹ và mang tính giáo dục cao; Hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục KNS phải mang tính đặc thù cho HSTrH.

3.2.2.2. Nội dung giải pháp

Cải tiến nội dung theo hướng linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với thực tiễn, đặc điểm nhận thức, nhu cầu của học sinh (người quản lý phải biết chọn những kỹ năng sống thiết yếu nhất với học sinh như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng hợp tác, kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng …). Đổi mới phương pháp GD KNS theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, tăng cường tổ chức cho học sinh nghiên cứu tình huống, đóng vai, thảo luận nhằm gây hứng thú trong nhận thức cho học sinh, học sinh cảm thấy thoải mái, không bắt các em phải làm thế này, phải làm thế kia, giáo điều và áp đặt.

Đa dạng hóa hình thức tổ chức GD KNS cho học sinh thông qua các hoạt động sau:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác GD KNS cho học sinh trung học huyện côn đảo tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 85 - 88)