HSTrH
Công tác GD KNS chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: giáo dục nhà trường (nhận thức của cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên; nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GD KNS cho học sinh), yếu tố giáo dục gia đình, yếu tố giáo dục xã hội, yếu tố tự giáo dục của bản thân học sinh...
1.4.4.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của kỹ năng sống và công tác GD KNS
Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người, sự phản ánh đó không phải là hành động nhất thời, máy móc, đơn giản, thụ động mà là cả một quá trình phức tạp của hoạt động trí tuệ tích cực, sáng tạo. Nhận thức ra đời và không ngừng hoàn thiện trước hết không phải vì bản thân nhận thức mà là vì thực tiễn, nhằm giải đáp các vấn đề thực tiễn đặt ra và để chỉ đạo, định hướng hoạt động thực tiễn. Do đó, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ quản lý, giáo viên, các tổ chức đoàn thể về vị trí, vai trò của công tác GD KNS cho học sinh là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục toàn diện và hoạt động GD KNS trong nhà trường.
1.4.4.2. Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GD KNS cho HSTrH GD KNS là một nội dung giáo dục hết sức quan trọng cần được thực hiện một cách có hệ thống và thường xuyên trong các nhà trường. Việc đưa giáo dục KNS vào nhà trường có ý nghĩa như một sự thức tỉnh để các nhà giáo dục chú ý nhiều hơn đến tính hữu dụng, thiết thực của chương trình nhà trường, tăng khả năng đáp ứng yêu cầu con người mới năng động, bản lĩnh, tự tin trong cuộc sống hiện đại. Đổi mới phương pháp, đa dạng hóa hình thức tổ chức GD KNS cho học sinh nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, khả năng hoạt động độc lập, khả năng tự đề xuất và giải quyết vấn đề trong hoạt động cũng như khả năng tự kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của các em; củng cố phát triển các hành vi thói quen tốt trong học tập, lao động; Gây sự hứng thú, bồi dưỡng thái độ tích cực, tự giác cho học sinh trong việc tham gia các hoạt động xã hội; tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng vào cuộc sống.
1.4.4.3. Yếu tố nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong công tác nâng cao chất lượng GD KNS cho học sinh
Giáo dục nhà trường là hoạt động giáo dục trong các trường lớp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo mục đích, nội dung, phương pháp có chọn lọc
trên cơ sở khoa học và thực tiễn nhất định. Giáo dục nhà trường được tiến hành có tổ chức, tác động trực tiếp, có hệ thống đến sự hình thành và phát triển của nhân cách. Thông qua giáo dục nhà trường, mỗi cá nhân được bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, kiến thức khoa học, kỹ năng thực hành cần thiết, đáp ứng yêu cầu trình độ phát triển của xã hội trong từng giai đoạn.
Gia đình là cơ sở đầu tiên, có vị trí quan trọng và ý nghĩa lớn đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người. Vì vậy, mỗi người luôn hướng về gia đình để tìm sự bao bọc, chia sẻ. Trong gia đình, cha mẹ là những người đầu tiên dạy dỗ, truyền đạt cho con cái những phẩm chất nhân cách cơ bản, tạo nền tảng cho quá trình phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể lực, thẩm mỹ,… đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Đây là điều có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các em trong xã hội hiện đại. Tuy vậy, giáo dục gia đình vẫn không thể thay thế hoàn toàn giáo dục của nhà trường.
Nền kinh tế thị trường hiện nay đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của gia đình. Các tệ nạn xã hội tạo ra nhiều thách thức và khó khăn trong việc lựa chọn các giá trị chân, thiện, mỹ trong giáo dục gia đình. Mặt khác, giáo dục gia đình chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện kinh tế, tiện nghi, nếp sống, nghề nghiệp của cha mẹ,… đặc biệt là mối quan hệ gắn bó, gần gũi giữa cha mẹ và con cái. Vì vậy, cha mẹ cần dành nhiều thời gian để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của con, gần gũi và chia sẻ với con những điều con cảm thấy vướng mắc, khó khăn. Tiếp thêm cho con sức mạnh và bản lĩnh để ứng phó với các tình huống, vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.
Địa bàn dân cư nơi học sinh cư trú, các cơ quan, ban ngành,… ảnh hưởng rất lớn đến việc GD KNS cho học sinh nói chung và HSTrH nói riêng. Môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh, văn minh là điều kiện thuận lợi cho GD KNS và hình thành nhân cách học sinh. Vì vậy, cần phải có sự phối hợp, thống
nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Sự phối hợp này tạo ra môi trường thuận lợi, sức mạnh tổng hợp để giáo dục học sinh có hiệu quả.
1.4.4.4. Đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trung học Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động là một quá trình không thể thiếu trong tổ chức các hoạt động giáo dục. Hoạt động kiểm tra, đánh giá đảm bảo tạo lập mối quan hệ ngược, thường xuyên và vững bền trong quản lý, làm khép kín chu trình vận động của quá trình quản lý giáo dục. Kiểm tra, đánh giá giúp Hiệu trưởng nắm bắt thông tin phản hồi từ đối tượng quản lý, nắm được diễn biến công việc trong tổ chức, so sánh hiệu quả thực tế đạt được với mục tiêu đề ra, từ đó có những tác động quản lý thích hợp. Tuy nhiên kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục KNS không dễ dàng như kiểm tra đánh giá về hoạt động chuyên môn, vì vậy cần kiểm tra, đánh giá cả trước, trong và sau quá trình thực hiện. Kiểm tra, đánh giá chính xác, chân thực sẽ có tác dụng trực tiếp đến việc tìm ra những nguyên nhân và đề ra các giải pháp quản lý hiệu quả.
Kết luận chương 1
Chương 1 đã phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản về giáo dục KNS, tầm quan trọng và các kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh cũng như công tác quản lý giáo dục KNS cho HSTrH. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để có cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý công tác GD KNS cho HSTrH một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm đối tượng là HSTrH, với đặc điểm công việc là giáo dục KNS và sát thực với tình hình của các trường THCS, THPT và Trung tâm GDTX&HN trên địa bàn huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay.
Căn cứ vào kết quả tổng thuật và phân tích các nguồn tài liệu tham khảo, người nghiên cứu nhận thấy:
Thứ nhất: Kỹ năng sống là một lĩnh vực khoa học mới mẻ tại Việt Nam. Bước đầu mới chỉ có một vài ngành khoa học như: Tâm lý học, Giáo dục học, Y
học, Xã hội học nghiên cứu. Nhìn chung vấn đề kỹ năng sống đang còn là một trong những vấn đề được tìm hiểu và sẽ được quan tâm trong tương lai. Nên đã có rất nhiều định nghĩa hay khái niệm khác nhau về kỹ năng sống. Và cũng từ những quan niệm cùa các ngành khoa học khác nhau nên việc xác định danh mục của các nhóm kỹ năng sống cũng khác nhau. Hiện nay, ngành giáo dục và đào tạo đang trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện để cho ra đời bộ khung chương trình giảng dạy GD KNS trong tất cả các bậc học nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển kỹ năng sống.
Thứ hai: Để nghiên cứu kỹ năng sống cho các lứa tuổi mà cụ thể là đề tài đang tìm hiểu kỹ năng sống của lứa tuổi HSTrH thì cần phải dựa vào nhiều căn cứ và cơ sở khác nhau: đó là dựa vào sự phát triển của thể chất, sức khỏe và tâm lý lứa tuổi bởi đây là lứa tuổi với nhiều biến đổi sâu sắc cả thể chất và tinh thần, dựa vào đặc điểm văn hóa xã hội của từng quốc gia, từng khu vực, dựa vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật – đặc biệt là khoa học của ngành công nghệ không dây (mạng internet, điện thoại, các phần mềm máy tính, mạng xã hội, …).
Thứ ba: Việc hình thành và phát triển kỹ năng sống không những dựa vào bản thân của học sinh mà đó còn là sự giúp sức và hỗ trợ từ phía gia đình, nhà trường, từ các tổ chức đoàn thể, từ cơ quan truyền thông, … Tất cả sẽ tạo thành môi trường lành mạnh, an toàn, ở đó có sự gần gũi giữa cha mẹ và con cái, ở đó có sự định hướng, dạy dỗ của thầy cô, ở đó có những sân chơi lành mạnh, ở đó có mối quan hệ chan hòa giữa người với người, … Đó là những điều kiện tốt nhất để giúp trẻ có điều kiện để trau dồi và rèn luyện bản thân.
CHƯƠNG 2