Nội dung điều tra

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác GD KNS cho học sinh trung học huyện côn đảo tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 51 - 54)

2. Quản lý GD

2.2.3. Nội dung điều tra

Để đánh giá thực trạng nhận thức của cha mẹ HS và HS về kỹ năng sống, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi 60 cha mẹ HS và 100 học sinh 02 cơ sở giáo dục ở Côn Đảo (trường THCS & THPT Võ Thị Sáu, Trung tâm GDTX & HN huyện Côn Đảo) về sự cần thiết của kỹ năng sống, kết quả thu được ở bảng 2.5.

Bảng 2.5. Nhận thức của cha mẹ học sinh và học sinh về KNS

NỘI DUNG MỨC ĐỘ TRẢ LỜI CMHS (60 người) HS (100 người) SL (Đồng ý) Tỷ lệ% (Đồng ý)SL Tỷ lệ% Kỹ năng sống là cần thiết cho cuộc sống 34 57% 61 61%

Trong nhà trường cần quan

tâm đến GD KNS 34 57% 58 58%

Nhà trường và gia đình kết

hợp để GD KNS 28 47% 58 58%

Qua số liệu thống kê điều tra, nhận thấy:

- Cha mẹ học sinh chưa thực sự quan tâm đến GD KNS, thể hiện ở sự nhận thức được các nội dung liên quan đến GD KNS cho con em mình. Kết quả điều tra trên, một phần phản ánh công tác phối hợp giữa nhà trường với hội cha mẹ học sinh trong công tác GD KNS chưa tốt, phần nữa là do nguyên nhân trường thuộc địa bàn huyện đảo, mặt bằng dân trí còn thấp, trình độ nhận thức của một số phụ huynh chưa bắt kịp với tốc độ phát triển của kinh tế xã hội, chính vì vậy chưa nhận thức đầy đủ yêu cầu ngày càng cao của giáo dục ngày nay.

- Đối với học sinh: đa số học sinh lơ mơ, chưa rõ, bỏ trống hoặc lựa chọn không đúng, điều đó thể hiện nhận thức về kỹ năng sống của HS còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân đó là các nhà trường chưa quan tâm giáo dục môn học kết hợp với kỹ năng sống.

2.2.3.2. Thực trạng triển khai nội dung của công tác GD KNS

Để tìm hiểu thực trạng về việc thực hiện các nội dung của công tác GD KNS cho HSTrH huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong 2 năm học gần đây, tác giả đã tiến hành điều tra bằng phỏng vấn sâu một số người và phát phiếu hỏi đối với cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh với nội dung câu hỏi:

- Xin đồng chí vui lòng cho biết, BGH nhà trường đã chỉ đạo tích hợp những nội dung nào của hoạt động GD KNS với các chủ đề của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp?

Với GV chúng tôi phỏng vấn sâu về vai trò của GV trong GD KNS cho HS. Phần lớn ý kiến đều cho rằng: Việc tích hợp là tùy vào GV giảng dạy, GV nào mạnh về hoạt động nào thì tích hợp nội dung đó, nhà trường chưa có nội dung, chương trình cụ thể việc tích hợp các nội dung của hoạt động GD KNS với các chủ đề của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Hỏi: Đồng chí đánh giá thế nào về hiệu quả của công tác quản lý hoạt động GD KNS thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp?

Đồng chí Tổng Phụ Trách: Hiệu quả quản lý hoạt động chưa cao vì BGH nhà trường mới chỉ quản lý mang tính hình thức; Chưa quan tâm đánh giá chất lượng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, chưa dự giờ đánh giá chất lượng tổ chức hoạt động của GV, chưa có các tiêu chí đánh giá.

Một số đồng chí khác cùng có câu trả lời trên.

Như vậy: Qua trao đổi với các GV tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhà trường cũng chưa có thống nhất nội dung, chương trình cụ thể cần tích hợp với các chủ đề của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, công tác theo dõi kiểm tra cũng chỉ mang tính hình thức, chưa xây dựng tiêu chí cụ thể, rõ ràng, vì vậy hiệu quả quản lý chưa cao.

2.2.3.3. Những khó khăn khi thực hiện GD KNS

khảo sát 04 đồng chí CBQL và 40 giáo viên, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.6. Những khó khăn khi thực hiện GD KNS

NỘI DUNG MỨC ĐỘ TRẢ LỜI CBQL GV SL (Đồng ý) Tỷ lệ % SL (Đồng ý) Tỷ lệ % Khó khăn về hiểu biết nội

dung triển khai GD KNS trong các hoạt động cụ thể ở nhà trường

2 50% 31 78%

Khó khăn vì các điều kiện

triển khai GD KNS 3 75% 26 65%

Khó khăn trong lồng ghép để

GD KNS 3 75% 27 68%

Qua số liệu phân tích cho thấy còn rất nhiều khó khăn về việc triển khai GD KNS trong các hoạt động cụ thể ở nhà trường, khó khăn trong lồng ghép để GD KNS.

Phỏng vấn GV tham gia hoạt động rèn luyện KNS cho HS; đánh giá mức độ tự tin của GV về kỹ năng của chính họ, kết quả phỏng vấn cho thấy: Đa số giáo viên tự đánh giá mức độ thành thạo của bản thân về KNS đạt tỷ lệ không cao, có nhiều kỹ năng được GV đánh giá bản thân còn làm chưa tốt như kỹ năng bảo vệ bản thân và cộng đồng, Kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng hợp tác... Điều đó chứng tỏ hoạt động GD KNS cho HS đã được các nhà trường triển khai thực hiện, nhưng nếu không chú trọng công tác tập huấn nâng cao KNS cho đội ngũ giáo viên, bản thân các GV dù có tâm huyết trách nhiệm đến đâu thì kết quả hoạt động GD KNS cho HS của nhà trường cũng gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác GD KNS cho học sinh trung học huyện côn đảo tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w