Hiện nay, các nội dung dạy học đều có một phần lồng ghép GD KNS cho HS. Trong quá trình dạy học việc cung cấp kiến thức mới và hình thành kỹ năng ban đầu cho HS là hết sức cần thiết. Song việc hướng dẫn HS vận dụng những kỹ năng ấy vào trong cuộc sống đạt hiệu quả, tăng cường khả năng tâm lý xã hội, khả năng thích ứng và giúp các em có cách thức tích cực để đối phó với những thách thức trong cuộc sống còn quan trọng hơn rất nhiều. Chính vì vậy, GD KNS được dựa trên việc học tập thông qua mối quan hệ tương hỗ của kiến thức mới, thu thập kỹ năng, thực hành và vận dụng trong cuộc sống.
GD KNS trong nhà trường thông qua các môn xã hội như: môn Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn... bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, khơi dậy trong học sinh những tình cảm trong sáng, thôi thúc các em làm việc tốt, có
thái độ bất bình trước những hành vi xấu xa. Giúp HS có ngôn ngữ để học tập, giao tiếp và nhận thức về xã hội và con người. Môn Địa lý giúp học sinh hiểu thêm về quê hương đất nước, những di sản văn hoá, cung cấp cho học sinh những hiểu biết cả về tự nhiên và xã hội, giúp học sinh có những kỹ năng hành động, ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên và xã hội. Môn Lịch sử với những bài kể về quá trình dựng nước, giữ nước của dân tộc, có tác dụng to lớn trong việc giáo dục lòng nhân ái, chủ nghĩa yêu nước...
GD KNS thông qua môn giáo dục công giúp học sinh có những tri thức, những hiểu biết về lẽ sống, tình bạn, nghĩa vụ, bổn phận của con cái trong gia đình… Giáo dục các em lòng yêu thương và thấu cảm. Từ đó giúp các em vận dụng được các chuẩn mực, hành vi đạo đức trong các hoạt động và các quan hệ hàng ngày.
GD KNS cho học sinh thông qua môn khoa học tự nhiên như môn Toán, Vật lý, Hóa học, … Chẳng hạn qua môn Toán, học sinh có được những kiến thức cơ bản về tính toán ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày là giúp các em hoạch định chi tiêu, biết quý trọng đồng tiền từ cha mẹ cho, biết tiết kiệm tiền bạc.
Như vậy thực chất của vấn đề GD KNS cho HS thông qua các môn học là nhằm trang bị cho các em các giá trị đạo đức, đồng thời xây dựng cho các em có thái độ, tình cảm đúng đắn với các hiện tượng đúng – sai, tốt - xấu diễn ra hàng ngày trong cuộc sống. Quan trọng hơn là rèn luyện, hình thành ở các em những kỹ năng cơ bản về các mối liên hệ với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, rèn cho các em ý thức tự giác,