2. Quản lý GD
2.3.1 Thực trạng KNS của học sinh trung học huyện Côn Đảo
Côn Đảo là một quần thể các đảo lớn nhỏ có rất nhiều cơ sở đang trên đà phát triển mạnh mẽ trong đó có cả những yếu tố tích cực và có cả những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến KNS của các em. Sự phát triển của công nghệ thông tin, sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường,… cũng là những yếu tố tác động nhiều đến cách sống, cách nghĩ, cách làm của các em. Tuy nhiên, môi trường sống thiên nhiên trong lành, có vườn quốc gia với những cánh rừng nguyên sinh, có biển sạch, di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia,... lại là những yếu tố giúp các em phát triển KNS một cách toàn diện.
Trong những năm gần đây chất lượng giáo dục toàn diện của các trường trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Về học lực tỷ lệ học sinh khá, giỏi ngày càng tăng. Về hạnh kiểm, hầu hết các em đều ngoan hiền. Việc đánh giá được giáo viên theo dõi xuyên suốt cả năm học. Ở bậc trung học, việc đánh giá hạnh kiểm của các em vừa thể hiện kết quả đạt được trong suốt năm học, vừa mang tính động viên giúp các em hiểu và nhận ra được giá trị đạo đức của bản thân mình.
Nhưng chỉ là phần nổi về mặt học tập và hạnh kiểm của HS, còn phần chính yếu là KNS của học sinh chưa có ý thức trách nhiệm với chính bản thân mình. Nói chính xác là kỹ năng sống của các em chưa được hoàn thiện do nhiều yếu tố khác nhau. Các em một phần sống trong gia đình khá giả, thậm chí là con cái của các “đại gia” được bảo bọc rất kỹ, các em chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là học giỏi và chỉ biết có học, không quan tâm đến xung quanh mọi người như thế nào và điều đáng lo là các em vô cảm với mọi sự việc xảy ra xung quanh mình, sống “chây ì” và ích kỹ, tất cả người lớn phải phục vụ theo ý thích của các em,… mà trong đó người thân của các em (bố, mẹ, cô, chú, ông, bà,…) chính là người tham gia. Có những em sống trong hoàn cảnh cha mẹ ly hôn để con lại cho ông bà nuôi rồi chu cấp đầy đủ vật chất nhưng thiếu sự thương yêu dạy dỗ của cha mẹ; Hoặc có em sống trong hoàn cảnh còn đủ bố mẹ nhưng cha mẹ luôn bạo hành, bản thân các em ban đầu có thể là không biết gì, nhưng rồi sau đó các em phải gánh chịu những hậu quả do người lớn gây ra: đó là vô cảm... Các em không có hứng thú trong học tập; thích gây gỗ, chọc phá, đánh nhau với các bạn. Tuy nhiên, trong các hoạt động sinh hoạt lớp, thảo luận nhóm thì các em lại rất nhút nhát; kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm rất kém; các em luôn ấp úng và lo sợ khi phải trả lời các câu hỏi của các bạn cũng như của giáo viên.
Nhưng một điều rất ngạc nhiên là khi tác giả tham khảo và làm trắc nghiệm với 100 em học sinh ở 02 cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện với câu hỏi: Các em có thích tham gia các hoạt động tập thể của lớp, của trường không? Kết quả cũng khá bất ngờ: 65% các em rất thích tham gia các hoạt động tập thể; 22% các em cũng thích tham gia nhưng ngại khi phải hát hoặc phát biểu cá nhân; 13% còn lại thì không thích tham gia vì tính nhút nhát, thụ động và chưa tự tin vào bản thân. Chính vì còn thiếu các kỹ năng sống mà các em chưa đủ tự tin vào bản thân mình khi đứng trước đám đông. Trước thực tế này, hơn bao giờ hết, nhà trường - gia đình - xã hội cần quan tâm tới vấn đề
GD KNS cho thế hệ trẻ, giáo dục cho các em những kỹ năng sống tối thiểu, cơ bản để các em biết cách ứng phó, cư xử đúng mực với mọi tình huống, mạnh dạn tự tin hơn trong cuộc sống; biết tu dưỡng, rèn luyện nhân cách một cách toàn diện để trở thành những công dân hữu ích trong tương lai.
2.3.1.1. Nhận thức của cha mẹ học sinh và học sinh về hoạt động GD KNS Để đánh giá thực trạng nhận thức của CMHS và HS về hoạt động GD KNS, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi 60 CMHS và 100 học sinh thuộc trường THCS & THPT và Trung tâm GDTX & HN về mức độ cần thiết tổ chức hoạt động GD KNS với các cấp độ: Rất cần thiết; Cần thiết; Không cần thiết. Kết quả thu được ở bảng 2.8
Bảng 2.8. Nhận thức của CMHS và HS về sự cần thiết của GD KNS
STT Đối tượng khảo sát
Mức độ đánh giá
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
SL % SL % SL %
1 Cha mẹ học sinh 23 38% 32 53% 5 8%
2 Học sinh 34 34% 57 57% 9 9%
Biểu đồ 2.1. Nhận thức của CMHS và HS về sự cần thiết của GD KNS
Kết quả điều tra được tổng hợp trong bảng 2.8 và biểu đồ 2.1, cho ta thấy có tới 92% cha mẹ học sinh và 91% số học sinh được điều tra cho rằng hoạt động GD KNS là rất cần thiết và cần thiết, chỉ có 8% cha mẹ học sinh và 9% số học sinh cho rằng hoạt động này là không cần thiết. Kết hợp việc trao đổi trực tiếp với một số CMHS và HS, tác giả nhận thấy đa số các ý kiến đều khẳng định việc tổ chức hoạt động GD KNS cho học sinh trong nhà trường là cần thiết vì những lý do cơ bản sau:
- Đặc điểm nhận thức, tâm sinh lý của các em HS là lứa tuổi mới lớn, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài do vậy các em rất khó chống chọi lại các tệ nạn xã hội như game online, bỏ nhà đi bụi, đánh nhau, chửi bậy…
- Việc trang bị cho các em những kỹ năng sống là cần thiết để các em có thể tự bảo vệ mình trước các tệ nạn trên, giúp các em có lối sống lành mạnh, thái độ đúng đắn, tự tin, tránh được các tác động xấu bên ngoài, có được các hành động ứng xử có văn hóa trong cuộc sống.
2.3.1.2. Đánh giá thực trạng về KNS của HS trung học huyện Côn Đảo Trong những năm qua các nhà trường phổ thông đều nhận thức được tính cấp bách của vấn đề GD KS cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Để đánh giá thực trạng về KNS của HSTrH huyện Côn Đảo, tác giả đã tiến hành khảo sát thông qua phiếu điều tra đối với 100 học sinh về vấn đề này với các mức độ đánh giá là: Tốt, Khá, Trung bình và Chưa tốt.
Kết quả thu được phản ánh trong bảng 2.9 và biểu đồ 2.2 dưới đây.
Bảng 2.9. Đánh giá thực trạng về một số KNS của HS trung học ở Côn Đảo
Nội dung
Mức độ thực hiện
Tốt Khá Trung bình Chưa tốt
SL % SL % SL % SL %
Tự tin diễn đạt trước đông
người 7 7% 6 6% 40 40% 47 47%
Kiên định trước những rủ rê lôi kéo vào các hoạt động xấu ảnh hưởng đến học tập
11 11% 27 27% 31 31% 31 31%
Làm việc nhóm hiệu quả 6 6% 41 41% 28 28% 25 25%
Khả năng xác định mục tiêu phù hợp với điều kiện
Nội dung
Mức độ thực hiện
Tốt Khá Trung bình Chưa tốt
SL % SL % SL % SL %
Bình tĩnh, kìm chế khi bị
người khác nói xấu 7 7% 31 31% 32 32% 30 30%
Chủ động hòa giải khi có
bất đồng với bạn bè 13 13% 26 26% 36 36% 25 25%
Nhận xét: Các kỹ năng đưa ra khảo sát, phần lớn học sinh tự đánh giá đều chỉ đạt ở mức độ trung bình và chưa tốt. Trong các kỹ năng khảo sát thì kỹ năng tự tin diễn đạt trước đông người được học sinh tự đánh giá ở mức quá thấp; điều này chứng tỏ HSTrH còn quá tự ti, nhút nhát, e ngại trong việc tiếp xúc và giao lưu … Đây là điều lý giải tại sao học sinh của chúng ta chưa đủ sức mạnh, nghị lực để làm được những điều mong muốn. Các kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả và bình tĩnh, kìm chế khi bị người khác nói xấu cũng được học sinh đánh giá ở mức độ thấp, góp phần giải thích tại sao bạo lực học đường ngày càng gia tăng. Kỹ năng Kiên định trước những rủ rê lôi kéo vào các hoạt động xấu ảnh hưởng đến học tập và Kỹ năng chủ động hòa giải khi có bất đồng với bạn bè được học sinh tự đánh giá ở mức độ cao hơn và cần được tiếp tục bồi dưỡng và phát triển.
Biểu đồ 2.2. Thực trạng về một số KNS của HS trung học ở Côn Đảo Qua trao đổi với giáo viên và quan sát thực tế hành vi của học sinh đã rút ra một số nhận xét như sau: Học sinh yếu kém về kỹ năng sống thường có biểu hiện ngại giao tiếp với những người xung quanh. Ngay cả với các bạn trong lớp, với giáo viên chủ nhiệm, các em cũng ngại trao đổi hay trò chuyện, vui chơi. Thậm chí có em cả với người thân, ngại thổ lộ, bộc bạch tâm tính, những nét riêng tư, ngay cả những mặt tích cực. Thông thường, các em chỉ trao đổi với người mình thích hoặc có thể tin tưởng được.
Một số em không lễ phép với thầy cô, những dấu hiệu bị tổn thương về mặt tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, thầy trò, thậm chí cá biệt có những em trở nên ù lì, chai sạn, hằn học, gây gỗ với bạn bè, bắt nạt học sinh lớp bé, có những em còn hỗn xược với cả những người ruột thịt của mình. Điều đáng lo ngại hiện nay là tình trạng học sinh đi học có một số em được cha mẹ cho rất nhiều tiền, làm ảnh hưởng đến đầu óc suy nghĩ non nớt của các em là có tiền sẽ có và mua được tất cả kể cả việc sai khiến, bắt nạt bạn bè, vô lễ với thầy cô, mất đi lễ nghĩa “Tôn sư trọng đạo”. Phần lỗi này do gia đình quá nuông chiều các em.
Từ thực trạng về một số KNS của HSTrH huyện Côn Đảo có thể kết luận: Hoạt động giáo dục trong các nhà trường hiện nay song song với việc trang bị kiến thức khoa học cơ bản cần dạy cho các em cách ứng xử làm người bắt đầu từ những điều đơn giản nhất như biết kiềm chế, sự tự tin trước đông người, biết cách làm việc nhóm đạt hiệu quả … Đây cũng chính là mục tiêu giáo dục toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời đại toàn cầu hóa.
2.3.1.3. Các nguyên nhân dẫn tới sự yếu kém về kỹ năng sống của học sinh trung học huyện Côn Đảo
Để tìm ra nguyên nhân dẫn đến kỹ năng sống còn yếu kém của HSTrH huyện Côn Đảo, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến của 80 người (gồm GVCN, giáo viên bộ môn, cha mẹ học sinh). Kết quả như sau:
Bảng 2.10. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thiếu KNS của HS
TT Các nguyên nhân Số ý kiếnđồng ý Tỷ lệ(%) Xếpbậc
1 Gia đình, xã hội chưa chú trọng đến công tácGD KNS 68 85% 4 2 Hình thức tổ chức công tác GD KNS chưaphong phú 73 91% 2 3 Học sinh chỉ quan tâm đến việc học văn hoá 78 98% 1
TT Các nguyên nhân Số ý kiếnđồng ý Tỷ lệ(%) Xếpbậc
4 Những biến đổi về tâm sinh lý lứa tuổi 60 75% 7 5 Một bộ phận thầy cô giáo chưa quan tâm GDKNS cho học sinh 43 54% 10 6 Hiểu biết của học sinh về các nội dung của kỹnăng sống chưa nhiều 52 65% 9 7 Chưa có sự phối hợp giữa các lực lượng giáodục 59 74% 8 8 Kỹ năng sống vẫn còn là vấn đề mới mẻ 31 39% 11
9 Nội dung GD KNS chưa thiết thực 66 83% 5
10 Nhiều đoàn thể xã hội chưa quan tâm đếnGD KNS 64 80% 6
11 Tệ nạn xã hội 69 86% 3
Kết quả ở bảng 2.10 cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thiếu kỹ năng sống của học sinh, có thể chia làm 3 nhóm nguyên nhân chủ yếu:
* Nguyên nhân từ phía gia đình: Gia đình là nơi diễn ra những mối quan hệ xã hội đầu tiên của con người. Trong gia đình, các em nhận thức được những kinh nghiệm và kỹ năng sống đầu tiên. Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn những học sinh cho rằng các em học hỏi và tiếp nhận những kỹ năng sống, cách giao tiếp, cách ứng xử xã hội từ bố mẹ và các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, dường như bố mẹ và những người lớn trong gia đình ít dành thời gian dạy các em những kỹ năng sống cần thiết, ngay cả những kỹ năng tự chăm sóc và phục vụ bản thân mình; Có nhiều gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, do đó nuông chiều, đáp ứng mọi nhu cầu vật chất mà không chú trọng đến việc dạy con những kỹ năng sống; các em không biết làm bất cứ một công việc nào kế cả những công việc nhà đơn giản, một bộ phận không nhỏ các gia đình khác. Một số phụ huynh học sinh bất lực trong việc giáo dục, quản lý con em, chỉ trông nhờ vào sự giáo dục của nhà trường; Một số phụ huynh học sinh
chưa gương mẫu về lối sống. Có thành viên của gia đình mắc các tệ nạn xã hội: cờ bạc, rượu chè, số đề, làm ăn phi pháp...
* Nguyên nhân từ phía nhà trường: Thực tế việc giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có kỹ năng sống còn rất hạn chế. Nhà trường vẫn còn quan niệm dạy học là dạy kiến thức chứ chưa dạy các em thái độ, kỹ năng ứng xử trong các mối quan hệ với con người, với môi trường tự nhiên. Trong công tác đào tạo giáo viên chưa chú trọng đúng mức đến kỹ năng giáo dục, dẫn đến tình trạng nhiều giáo viên đặc biệt là giáo viên trẻ còn rất lúng túng trong công tác này. Một số giáo viên chủ nhiệm lớp còn chưa biết cách tổ chức các hoạt động, các hình thức để thông qua đó giáo dục cho học sinh các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng phó với các tình huống căng thẳng, kỹ năng giải quyết các vấn đề... Trong khi giáo viên chủ nhiệm lại là cầu nối trung gian giữa nhà trường và gia đình học sinh. Không chỉ hiểu, họ còn là người phải tổ chức cho học sinh những giờ học kỹ năng trong tiết sinh hoạt lớp nhằm giúp học sinh hoàn thiện mình. Đó là điều kiện thuận lợi để gây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh, rèn luyện kỹ năng sống cho các em. Thế nhưng, thực tế cho thấy thầy cô giáo chủ nhiệm lớp chưa chú trọng tới vấn đề rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Giờ sinh hoạt đầu tuần thầy cô phổ biến các kế hoạch trong tuần; cuối tuần nhận xét, tuyên dương, phê bình học sinh dựa vào các tiêu chí thi đua do trường, lớp đề ra. Bài học mà các em nhận được từ giáo viên chủ nhiệm lớp phần nhiều là những bài học đạo đức đơn thuần. Cho nên kỹ năng sống mà các em thu thập được từ phía thầy cô là không nhiều và gần như là một chiều. Trong khi đó, thực tiễn cuộc sống luôn tác động vào các em, sự tác động đó là đa chiều: tốt, xấu đều có và nhiều khi lẫn lộn, các em không phân biệt được. Một số giáo viên bộ môn cho rằng việc GD KNS cho HS là trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, của BGH nhà trường,...; Việc dạy kiến thức chưa song hành với dạy người. Việc áp dụng các phương pháp GD KNS còn cứng nhắc, hình thức tổ chức chưa phong phú.
* Các nguyên nhân từ việc quản lý, phối hợp các lực lượng giáo dục: Các