2. Quản lý GD
2.3.2. Thực trạng GD KNS cho học sinh trung học huyện Côn Đảo
2.3.2.1. Thực trạng nhận thức và mức độ thực hiện của cán bộ quản lý và giáo viên về công tác GD KNS cho học sinh
GD KNS cho học sinh là một quá trình liên tục, lâu dài, có sự thống nhất hài hòa, liên hệ chặt chẽ giữa các yếu tố nhận thức của người giáo viên đến việc triển khai nội dung, hình thức, các biện pháp GD KNS và khâu cuối cùng là kiểm tra, đánh giá quá trình rèn luyện của các em.
Để nắm bắt mức độ nhận thức về tầm quan trọng của công tác GD KNS cho HSTrH trên địa bàn huyện Côn Đảo, tác giả đã sử dụng phiếu điều tra với 05 cán bộ quản lý, 40 giáo viên ở trường THCS & THPT Võ Thị Sáu và Trung tâm GDTX & HN huyện Côn Đảo. Kết quả điều tra được thể hiện qua bảng 2.11:
Bảng 2.11. Mức độ nhận thức của CBQL, GV trường THCS & THPT và TTGDTX
huyện Côn Đảo về tầm quan trọng của công tác GD KNS cho HSTrH
TT Nhận thức Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Rất quan trọng 31 68,9%
2 Quan trọng 14 31,1%
3 Không quan trọng 0 0%
Kết quả ở bảng 2.11 cho thấy: tỷ lệ cán bộ quản lý & giáo viên nhận thức việc GD KNS cho HS ở mức rất quan trọng và quan trọng là 100% (tương ứng
với 45/45 người). Điều này cho thấy cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường đã nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn tầm quan trọng của công tác GD KNS cho học sinh trong nhà trường bên cạnh việc đào tạo các em về kiến thức văn hóa.
Để có một cái nhìn toàn diện về thực trạng công tác GD KNS cho HSTrH tại huyện Côn Đảo, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của 40 giáo viên tại trường THCS & THPT Võ Thị Sáu và Trung tâm GDTX & HN huyện Côn Đảo nhằm đánh giá nhận thức của giáo viên về trách nhiệm GD KS cho HSTrH. Kết quả điều tra cụ thể thể hiện ở bảng 2.12.
Bảng 2.12. Nhận thức của giáo viên về trách nhiệm GD KNS
T
T Nội dung
Mức độ nhận thức
Đồng ý Không đồng ý Phân vân
SL % SL % SL %
1 GD KNS chỉ là trách nhiệm của gia
đình học sinh 0 0 40 100 0 0
2 GD KNS là nhiệm vụ của nhàtrường 36 90 4 10 0 0 3 GD KNS không phải là trách nhiệmcủa giáo viên bộ môn 7 18 33 83 0 0 4 GD KNS không phải là trách nhiệmcủa GVCN 1 3 38 95 1 3 5 GD KNS có thể thực hiện trong tất
cả các môn học 33 83 7 18 0 0
6 GD KNS rất hiệu quả trong các hoạtđộng tập thể, hoạt động Đoàn
thanh niên 0 0 40 100 0 0
7 GD KNS phải có sự phối hợp giữacác lực lượng giáo dục 0 0 40 100 0 0 Nhận xét:
- Có 100% giáo viên không đồng ý với ý kiến cho rằng GD KNS chỉ là trách nhiệm của gia đình học sinh; 100% số giáo viên nhất trí với các ý kiến GD KNS rất hiệu quả trong các hoạt động tập thể, hoạt động Đoàn thanh niên; GD KNS phải có sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục.
- Có 90% ý kiến cho rằng GD KNS là nhiệm vụ của nhà trường. Điều này càng khẳng định vai trò của nhà trường trong hoạt động GD KNS đối với HS.
- Có 95% giáo viên không đồng ý với ý kiến GD KNS không phải là trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, 83% số giáo viên đồng ý với ý kiến GD KNS có thể thực hiện trong tất cả các môn học.
Từ thực trạng nhận thức của giáo viên về trách nhiệm GD KNS có thể kết luận: Hầu hết đội ngũ giáo viên đều nhận thức đúng về vai trò quan trọng của hoạt động GD KNS cho học sinh trong nhà trường cũng như trách nhiệm của các lực lượng tham gia hoạt động này; đây là một trong những tiền đề quan trọng trong việc triển khai hoạt động GD KNS cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường.
Như vậy có thể thấy, công tác GD KNS cho HS trung học trên địa bàn huyện Côn Đảo bên cạnh những việc làm được còn một số mặt hạn chế như chưa thực sự phát huy được tính đa dạng của các hình thức GD KNS; nội dung giáo dục chưa phong phú, phù hợp với yêu cầu phát triển toàn diện và đặc điểm tâm, sinh lý của các em; một số cán bộ quản lý và giáo viên chưa thật sự quan tâm đến công tác GD KNS cho HS. Để khắc phục những hạn chế này, các trường phải quan tâm hơn nữa, làm tốt công tác GD KNS cho các em học sinh để góp phần bồi dưỡng, giáo dục các em trở thành người công dân có ích cho xã hội.
2.2.2.2. Thực trạng nhận thức, mức độ thực hiện nội dung GD KNS cho HS Để đánh giá đúng về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các nội dung GD KNS cho học sinh đã được triển khai, lồng ghép trong quá trình giáo dục ở
các trường trên địa bàn huyện Côn Đảo, tác giả tiến hành điều tra bằng phiếu đối với 44 cán bộ quản lý và giáo viên ở 02 cơ sở giáo dục.
Bảng 2.13. Ý kiến đánh giá về mức độ nhận thức của cán bộ, giáo viên về
các nội dung GD KNS cho HSTrH
TT Nội dung GD KNS Mức độ nhận thức Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện SL % SL % SL % 1 KN tự nhận thức 41 93,2 3 6,8 0 0 2 KN xác định giá trị 26 59,1 18 40,9 0 0 3 KN kiểm soát cảm xúc 21 47,7 23 52,3 0 0 4 KN ứng phó với căng thẳng 20 45,5 24 54,5 0 0 5 KN tìm kiếm sự hỗ trợ 27 61,4 17 38,6 0 0 6 KN thể hiện sự tự tin 42 95,5 2 4,5 0 0 7 KN giao tiếp 38 86,4 6 13,6 0 0 8 KN lắng nghe tích cực 28 63,6 16 36,4 0 0 9 KN thấu cảm 33 75,0 11 25,0 0 0 10 KN thương lượng 23 52,3 21 47,7 0 0
11 KN giải quyết mâu thuẫn 39 88,6 5 11,4 0 0
12 KN hợp tác 42 95,5 2 4,5 0 0
13 KN tư duy phê phán 41 93,2 3 6,8 0 0
14 KN tư duy sáng tạo 44 100 0 0 0 0
15 KN ra quyết định 26 59,1 18 40,9 0 0
16 KN giải quyết vấn đề 40 90,9 4 9,1 0 0
17 KN kiên định 39 88,6 5 11,4 0 0
18 KN đảm nhận trách nhiệm 27 61,4 17 38,6 0 0
19 KN đặt mục tiêu 33 75,0 11 25,0 0 0
TT Nội dung GD KNS Mức độ nhận thức Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện SL % SL % SL %
21 KN tìm kiếm và xử lý thông tin 32 72,7 12 27,3 0 0 Từ kết quả ở bảng trên, tác giả nhận thấy có 100% ý kiến khẳng định các nội dung GD KNS nêu trên đó là những nội dung quan trọng cần phải giáo dục cho HSTrH. Trong số các nội dung GD KNS cần giáo dục cho học sinh thì có những nội dung được xếp bậc cao. Đó là những kỹ năng quan trọng không thể thiếu để góp phần giáo dục học sinh . Chúng ta cần có những con người có bản lĩnh, có trí tuệ, có hiểu biết để tự tin đương đầu đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống.
Đối với việc thực hiện các nội dung GD KNS, qua khảo sát tác giả thấy rằng mặc dù vấn đề GD KNS đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào trong chỉ thị việc thực hiện nhiệm vụ năm học từ năm học 2009 - 2010, nhưng vì đây là những nội dung còn hết sức mới mẻ nên trong thực tế việc thực hiện các nội dung này một cách bài bản là vẫn còn hạn chế. 100% các nhà trường mới chỉ thực hiện các nội dung giáo dục này dưới dạng lồng ghép vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp và chương trình một số môn học. Có nhiều nội dung không được thực hiện thường xuyên trong các nhà trường như: Kỹ năng xác định giá trị (chiếm 40,9%), Kỹ năng ra quyết định (40,9%), Kỹ năng đặt mục tiêu (25%), Kỹ năng thương lượng (47,7%), Kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng (54,5%)... Thực tế cuộc sống hiện nay do sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi nên các em cần được giáo dục cách ứng xử tốt đẹp về tình bạn, sự yêu thương gắn bó với gia đình, biết lễ phép, kính trên nhường dưới. Các em như trang giấy trắng, nếu nhà trường, gia đình và xã hội cùng chung tay GD KNS cho các em với các kỹ năng đã nêu
trong bảng khảo sát thì HSTrH chắc chắn sẽ là những thế hệ học sinh có đầy đủ tri thức và kỹ năng sống để tự tin bước vào các bậc học cao hơn trong tương lai. Ngoài ra chúng ta cũng cần quan tâm giáo dục cho học sinh tính tự giác, dũng cảm, trung thực, biết nhận khuyết điểm để tiến bộ và biết thẳng thắn phê bình những sai trái của bạn để xây dựng tập thể học sinh học tập tốt, rèn luyện tốt. Phải giáo dục học sinh tính khiêm tốn học hỏi thì mới tích luỹ được nhiều tri thức. Nhà trường cũng cần phải bồi dưỡng cho các em biết cách định hướng và quyết đoán trong các tình huống xảy ra một cách hợp lý...
2.2.2.3. Thực trạng các hình thức tổ chức GD KNS cho học sinh
Các trường THCS, THPT và TTGDTX ở huyện Côn Đảo đã sớm triển khai các hoạt động GD KNS cho các em bằng nhiều hình thức. Hầu hết các trường đều triển khai các hoạt động GD KNS cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động ngoại khóa được các trường triển khai thường xuyên thông qua các buổi chào cờ đầu tuần hoặc qua các buổi nói chuyện chuyện đề (giáo viên hoặc nhóm giáo viên trình bày về một vấn đề nào đó), thông qua câu lạc bộ “Tiếp sức tài năng”, “Vui để học”,... Hoạt động ngoài giờ lên lớp là hoạt động có mục đích, có kế hoạch, được tổ chức thực hiện nghiêm túc nên cũng có hiệu quả hỗ trợ GD KNS cao. Bên cạnh đó, các hình thức GD KNS cho học sinh thông qua những giờ lên lớp cũng được triển khai thường xuyên.
Ngoài ra, các hình thức GD KNS cho học sinh thông qua hoạt động của trường như phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, giao lưu, kết nghĩa... cũng được các trường triển khai rất tích cực. Các hoạt động do trường triển khai có tác dụng cuốn hút các em tham gia vào những hoạt động lành mạnh của tập thể, hình thành tinh thần đoàn kết, hợp tác, sự mạnh dạn trong giao tiếp, khả năng tự nhận thức của chính mình...
Tác giả đã tiến hành điều tra 100 HSTrH ở huyện Côn Đảo về tính hiệu quả của các hình thức GD KNS cho học sinh. Kết quả khảo sát điều tra thể hiện ở bảng 2.14 như sau:
Bảng 2.14. Nhận thức của HSTrH huyện Côn Đảo về tính hiệu quả của
các hình thức GD KNS nhà trường đã áp dụng
TT Các hình thức GD KNS cho học sinh lượngSố Tỷ lệ%
1 GD KNS thông qua câu lạc bộ 75 75,0
2 GD KNS qua sinh hoạt lớp 91 91,0
3 GD KNS tích hợp qua giờ dạy trên lớp 65 65,0 4 GD KNS qua hoạt động văn hóa, văn nghệ 83 83,0 5 GD KNS qua hoạt động xã hội, từ thiện 70 70 6 GD KNS qua hoạt động giao lưu, kết nghĩa 66 66,0 7 GD KNS qua các tiết chào cờ đầu tuần 84 84,0 8 GD KNS thông qua việc tổ chức cho học sinh đitham quan, trải nghiệm thực tế 52 52,0
9 GD KNS thông qua hoạt động TDTT... 62 62,0
Qua bảng số liệu, chúng ta thấy, các trường THCS & THPT, TTGDTX huyện Côn Đảo đã có nhiều hình thức để thực hiện công tác GD KNS cho học sinh. Có 3/9 hình thức giáo dục đem lại hiệu quả cao trong công tác GD KNS cho học sinh (trên 80%) chính là: GD KNS thông qua sinh hoạt lớp; GD KNS thông qua các tiết chào cờ đầu tuần; GD KNS qua hoạt động văn hóa, văn nghệ. Điều này cho thấy các trường tập trung nhiều vào hình thức GD KNS thông qua tuyên truyền, giáo huấn. Các hình thức cho học sinh đi tham quan, qua hoạt động thể dục thể thao chưa thực sự phát huy hiệu quả mặc dù địa bàn huyện Côn Đảo có một lợi thế lớn cho việc GD KNS.
2.2.2.4. Thực trạng hoạt động GD KNS thông qua việc tích hợp vào các môn học của giáo viên bộ môn
Để đánh giá việc tích hợp GD KNS của GV vào các môn học, tác giả đã tiến hành khảo sát 40 giáo viên bộ môn của trường THCS & THPT Võ Thị Sáu và Trung tâm GDTX&HN huyện Côn Đảo. Kết quả thể hiện ở bảng 2.15.
Bảng 2.15. Đánh giá mức độ thực hiện GD KNS thông qua việc
tích hợp vào các bộ môn văn hóa
TT Nội dung
Mức độ thực hiện
Tốt Khá Trungbình Chưathực hiện SL % SL % SL % SL % 1 Có kế hoạch tích hợp GD KNS vàonội dung chương trình của bộ môn 0 0 8 20 17 43 15 38 2 Có lồng ghép nội dung KNS phùhợp với nội dung của từng chương,
từng bài dạy 0 0 6 15 15 38 19 48
3 Tổ chức dạy học môn học có sự tíchhợp GD KNS 0 0 6 15 11 28 23 58 4 Chuẩn bị phương tiện, tài liệu chohoạt động tích hợp GD KNS 0 0 5 13 9 23 26 65 5 Đánh giá kết quả nhận thức về KNScủa HS sau giờ học 0 0 3 8 8 20 29 73 6 Có đúc rút kinh nghiệm và điềuchỉnh nội dung, KNS, phương pháp
lên lớp hiệu quả 0 0 4 10 8 20 28 70
Như vậy, đa số GV chưa xây dựng kế hoạch tích hợp GD KNS vào môn học. Mặc dù có 63% giáo viên có kế hoạch tích hợp GD KNS vào nội dung chương trình của bộ môn, song việc lồng ghép và tổ chức dạy học môn học có sự tích hợp GD KNS vẫn còn ít.
Có 43% GV được hỏi tự đánh giá tổ chức quá trình dạy học có sự tích hợp GD KNS ở mức độ trung bình và khá, tuy nhiên việc lựa chọn nội dung và phương tiện giáo dục phù hợp với từng bài dạy chưa được GV chú trọng, chỉ
có 35% GV làm việc này, đặc biệt đánh giá kết quả nhận thức của học sinh sau các tiết dạy là quá ít GV thực hiện: 28%, việc đúc rút kinh nghiệm để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sau thực hiện mới chỉ có 30%.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, là do GV chưa xác định được cách thức tổ chức, cũng như những kỹ năng cần thiết để tích hợp nội dung GD KNS vào bài học; Phương tiện tài liệu nhà trường cho hoạt động này lại nghèo nàn, GV phải tự sưu tầm là chủ yếu nên chưa tích cực. CBQL nhà trường mới chỉ phát động mà chưa yêu cầu GVBM phải thực hiện dạy học tích hợp GD KNS vào môn học. Công tác dự giờ thăm lớp của CBQL, của tổ, nhóm chuyên môn, cũng chỉ tập trung các tiêu chí đánh giá giờ dạy theo góc độ chuyên môn là chủ yếu, chưa xây dựng các tiêu chí đánh giá GD KNS vào giờ dạy, vì vậy GV có tâm lý ngại làm và thường không làm là chủ yếu.
2.2.3.4. Thực trạng việc GD KNS thông qua công tác giáo viên chủ nhiệm Nhìn chung các GVCN đều có tổ chức hoạt động GD KNS cho HS thông qua nhiều hình thức: sinh hoạt lớp, phối hợp các lực lượng GD ... nhưng không hiệu quả. Để đánh giá việc thực hiện giáo dục KNS của đội ngũ GVCN, tác giả đã tiến hành khảo sát 23 GVCN. Kết quả thể hiện ở bảng 2.16.
Bảng 2.16. Kết quả đánh giá mức độ thực hiện GD KNS của GVCN
Số
TT Nội dung
Mức độ thực hiện
Tốt Khá Trungbình Chưa tốt
SL % SL % SL % SL %
1 Xây dựng kế hoạch phốihợp GD KNS phù hợp với đặc điểm của từng lớp 5