T Các lực lượng giáo dục
2.3.2. Nội dung và mức độ của công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp
Chúng tôi nhận thấy để đánh giá đúng thực trạng công tác này cần phải xem xét về mức độ thực hiện các nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 537 sinh viên (442 sinh viên cao đẳng điều dưỡng và 95 sinh viên cao đẳng Hộ sinh).
Bảng 2.7: Hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên
TT Nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp Mức độ thực hiện Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện SL % SL % SL % 1 Giáo dục lòng yêu nghề 483 90 54 10 2
Giáo dục lòng yêu thương, nhân ái, vị tha; sự tôn trọng bệnh nhân 456 85 81 15 3 Giáo dục lối sống lành mạnh, tác phong mẫu mực 440 82 97 18 4 Giáo dục ý thức học tập, rèn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ 508 94,6 29 5,4 5 Giáo dục tinh thần sẵn sàng cấp cứu bệnh nhân 402 74,9 135 25,1 6 Giáo dục phẩm chất trung thực, thật thà, đoàn kết 89 11 7 Giáo dục tinh thần chân
thành, gần gũi, cởi mở, quan
hệ ứng xử công bằng với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân
8 Giáo dục ý thức kỷ luật, tinh
thần trách nhiệm cao 375 69,9 134 25,1 28 5 9
Giáo dục tinh thần giữ gìn và bảo vệ uy tín của nghề nghiệp
373 69,5 164 30,5
10
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp gắn liền với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
322 60 133 24,8 82 15
Nguồn: Tác giả điều tra tháng 6 năm 2015
Theo kết quả khảo sát trên chúng tôi nhận thấy công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh đã được quan tâm, chú trọng thực hiện: giáo dục lòng yêu nghề (90%), giáo dục lòng yêu thương, nhân ái, vị tha; sự tôn trọng bệnh nhân (85%); giáo dục lối sống lành mạnh, tác phong mẫu mực (82%). Mặc dù đây là những phẩm chất cơ bản, đặc trưng của người thầy thuốc nhưng có những lúc chưa được nhà trường chú trọng thực hiện một cách thường xuyên, điều này được thể hiện qua sự đánh giá của sinh viên. Vì đối với một người cán bộ y tế tương lai, sinh viên cần phải được rèn luyện phẩm chất lối sống lành mạnh, mẫu mực. Điều đó thể hiện không chỉ trong hành vi đạo đức hàng ngày mà còn biểu hiện trong mối quan hệ của mỗi cá nhân đối với bản thân và cộng đồng xã hội. Đặc biệt, sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường hiện nay dễ làm cho lối sống đạo đức của con người bị xuống cấp, chạy theo cuộc sống vật chất tầm thường. Vì vậy, nhà trường quan tâm đến vấn đề
đạo đức lối sống của sinh viên - cán bộ y tế tương lai phải biết trân trọng các giá trị tinh thần của nghề thầy thuốc, không lợi dụng vị trí nghề nghiệp để mưu cầu lợi ích cá nhân, biết đặt lợi ích của tập thể, của bệnh nhân lên trên lợi ích của bản thân là điều cần thiết nhất.
Từ việc tìm hiểu động cơ lựa chọn mã ngành vào học tại trường y tế của sinh viên, nhà trường nhận thấy cần phải giáo dục lòng yêu nghề. Đó là giáo dục các em yêu thích công việc của người thầy thuốc trong tương lai, có ý chí và nghị lực vượt qua những khó khăn và thử thách của nghề nghiệp; có tinh thần sẵn sàng cấp cứu bệnh nhân, và luôn giữ gìn uy tín của nghề nghiệp. Có lòng yêu nghề, sinh viên sẽ có ý thức học tập, rèn luyện, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ; thể hiện tính kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc được giao. Như vậy, lòng yêu nghề là một phẩm chất đặc trưng của người thầy thuốc, nhà trường đã luôn quan tâm để giáo dục sinh viên, bằng chính lòng tâm huyết, gắn bó với nghề của những người thầy, người cô giảng dạy các môn lý thuyết ở trường và giảng dạy thực hành lâm sàng ở bệnh viện. Ngoài việc truyền thụ kiến thức chuyên môn, các thầy cô đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục, rèn luyện lòng yêu nghề để từ đó các em có thể vững vàng, yên tâm học tập và gắn bó với nghề y - nghề mình đã lựa chọn.
Ngành y là ngành liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người. Chính vì thế, người thầy thuốc phải biết đặt tình yêu thương, quý trọng con người lên trên hết, trước hết, sẵn sàng chia sẻ hạnh phúc cũng như bất hạnh của bệnh nhân, thương yêu, giàu lòng nhân ái, vị tha đối với bệnh nhân; không định kiến đối xử với bệnh nhân; công bằng trong khám và điều trị với bệnh nhân; là chỗ dựa tinh thần của bệnh nhân, sẵn sàng phối hợp với người nhà bệnh nhân trong điều trị; động viên, an ủi bệnh nhân kịp thời. Để giáo dục lòng yêu thương, tôn trọng bệnh nhân, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường sinh viên ngành y cần được tiếp xúc với bệnh nhân, thâm nhập vào công tác khám, chữa
bệnh. Lòng yêu thương, tôn trọng bệnh nhân sẽ trở nên bền vững khi sinh viên chính thức được hành nghề thầy thuốc, trải nghiệm và thử thách trước những khó khăn của nghề nghiệp.
Việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp gắn liền với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cũng được nhà trường chú trọng nhưng chưa được thực hiện thường xuyên, thậm chí có những lúc chưa được thực hiện. Vì trong chương trình học việc lồng ghép nội dung này chỉ thuận lợi đối với giảng dạy các môn học lý luận chính trị. Thông qua đó các giảng viên chính trị đã lồng ghép tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh và lời dạy sâu sắc của Người đối với ngành y tế để sinh viên trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh ngày càng ý thức đầy đủ hơn về giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc đồng thời hình thành nên những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của người thầy thuốc tương lai.
Trên cơ sở nhận thức sâu sắc về vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên và trách nhiệm của từng bộ phận quản lí trong nhiệm vụ này, thì vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh sẽ được tiến hành có ý thức, có tổ chức và có kế hoạch; nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên đã được cụ thể hóa trong các nghị quyết của Đảng bộ nhà trường và trong các chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn của Ban giám hiệu nhà trường. Từ đó, các nội dung được triển khai nhân rộng trong toàn trường.