T Các lực lượng giáo dục
3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên nhà trường với tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp đối với sinh viên
quan trọng của công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp đối với sinh viên
Đối với đội ngũ thường xuyên làm công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong Nhà trường cần nâng cao trình độ quản lý, có nhận thức đúng đắn, tác phong nghiêm túc, đây là yếu tố quan trọng để sinh viên noi theo. Những người làm công tác này phải nắm bắt những nhu cầu của sinh viên, từ đó có những ý kiến tư vấn, tham mưu cho các cấp lãnh đạo hoặc đưa ra những quyết định đúng đắn trong vấn đề xây dựng giá trị đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Chúng ta đang chứng kiến trong xã hội hiện nay tồn tại hiện tượng đạo đức xuống cấp nghiêm trọng, các tệ nạn xã hội xuất hiện ngày càng nhiều ảnh hưởng không nhỏ tới một bộ phận học sinh, sinh viên. Nhiều sinh viên và một bộ phận đội ngũ giáo viên trong nhà trường chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ vị trí và vai trò của đạo đức trong việc hình thành nhân cách, mối quan hệ biện chứng giữa hai mặt đạo đức và tài năng trong một con người. Chính vì thế, việc nâng cao đạo đức cho đội ngũ sinh viên trong nhà trường là hết sức cần thiết nhằm giúp sinh viên thấm nhuần sâu sắc vị trí và vai trò của đạo đức của con người trong bối cảnh xã hội hết sức phức tạp ở nước ta hiện nay. Việc giáo dục đạo đức ở đây không thể hiểu đơn thuần chỉ là lời nói, mà bao hàm một nội dung lớn, có tác dụng sâu sắc là hành động và việc làm. Giáo dục đạo đức cũng không đơn giản như vấn đề
đọc sách và ghi nhớ mà nó cần phải có thời gian đủ để người được giáo dục hiểu một cách sâu sắc.
Do đó, hơn lúc nào hết giáo dục đạo đức phải được thực hiện thường xuyên, ở mọi lúc mọi nơi và là nhiệm vụ của nhiều người, nhiều bộ phận. Lãnh đạo nhà trường và các cấp quản lí trong trường cần có sự chỉ đạo cụ thể, thống nhất trong các hoạt động giáo dục để tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa các chủ thể giáo dục, cần hình thành môi trường giáo dục tích cực, định hướng hành vi đạo đức đúng đắn cho sinh viên. Với tư cách chỉ đạo chung, nhà trường cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho sinh viên đối với từng đối tượng cụ thể như các tổ chức đoàn thể, các Bộ môn, phòng công tác sinh viên, giáo viên chủ nhiệm lớp… Đồng thời phải gắn kết quả rèn luyện đạo đức của sinh viên với công tác thi đua của cán bộ, giáo viên có liên quan. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân cần nhận thức rằng, học tập và rèn luyện đạo đức là hai mặt của một vấn đề. Hai quá trình này đan xen với nhau, vừa là tiền đề, vừa là hệ quả của nhau. Trong học tập có rèn luyện, trong rèn luyện đã được học tập. Tuy nhiên, nó không phải là một, do vậy không thể thay thế nhau mà phải được thực hiện song song để có điều kiện bổ sung cho nhau. Dạy học phải tuân theo quy luật, nguyên tắc của dạy học. Giáo dục đạo đức nhân cách lại có những quy luật và nguyên tắc riêng của nó, không thể dùng nguyên tắc dạy học các môn học nghiệp vụ thay cho giáo dục đạo đức. Với sinh viên nghề y đòi hỏi phải có cái đức trước cái tài, có cái tâm trước khi cần tri thức khoa học.
Đội ngũ cán bộ cần được trang bị, cập nhật kiến thức, thông qua các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, các khóa huấn luyện tham gia thực tế. Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp chính quyền, các phòng, các bộ môn trong Nhà trường. Từ Ban giám hiệu đến lãnh đạo các bộ môn phải lấy điều đó làm nội dung để xem xét, đánh giá chất lượng giảng dạy của từng cá nhân giáo viên. Việc sinh viên có nhận thức đúng đắn về vị trí và vai trò của đạo đức trong quá trình hình thành nhân cách và trong cấu trúc nhân cách và nhiệm vụ tu dưỡng
đạo đức còn phụ thuộc vào công tác giáo dục đạo đức của nhà trường và chính tấm gương rèn luyện phẩm chất đạo đức của mỗi giảng viên trong nhà trường.