Nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên Cao đẳng Y tế trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng y tế hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 41)

Y tế trong giai đoạn hiện nay

Chúng ta có thể tự hào nói lên rằng, yêu nước là truyền thống có từ ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam, mỗi khi đất nước bị kẻ thù xâm lược thì tinh thần ấy lại trỗi dậy trong mỗi con người: Giặc đến nhà, trẻ già cùng đánh; với lời đanh thép của Trần Bình Trọng: Thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm Vương đất Bắc.

Còn Nguyễn Trung Trực khẳng định rằng: Khi nào người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây; và như chị Út Tịch nói: "còn cái lai quần cũng đánh". Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) bỏ công sức đào địa đạo hàng trăm km dưới lòng đất để chống giặc. Tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm ấy cũng đã chứng minh qua câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước” [47, tr.171].

Để phát huy truyền thống tốt đẹp đó, đòi hỏi mỗi sinh viên phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, biết tự hào với truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Đồng thời phải quyết tâm đoàn kết, cùng nhau xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó là sự thể hiện tinh thần yêu nước của sinh viên trong giai đoạn mới - lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc giúp các em tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trong công cuộc đổi mới hiện nay. Để từ đó sinh viên có thêm động lực ra sức phấn đấu học tập, rèn luyện bản thân nhằm sau này phục vụ quê hương đất nước, phục vụ nhân dân được tốt hơn. Vì vậy, nhà trường không chỉ là nơi đào tạo chuyên môn mà phải thường xuyên quan tâm đến giáo dục đạo đức cho sinh viên, bằng nhiều hình thức và tổ chức phù hợp. Bởi lẽ, có lòng yêu nước mới dám xả thân mình bảo vệ và xây dựng đất nước "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn", làm cho đất nước "sánh vai cùng các cường

quốc năm châu" như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói. Trong thời đại ngày nay, lòng yêu nước gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội mà nội dung chủ yếu nhất hiện nay là phấn đấu xây dựng nước Việt Nam thành một nước giàu mạnh; hội nhập quốc tế.

- Giáo dục ý thức tự giác, sáng tạo trong học tập và lao động của sinh viên.

Hoạt động chính của sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường đó là hoạt động học tập. Người thầy giáo cần phải dạy cho sinh viên của mình cách học và mục tiêu học tập đúng đắn sẽ làm cho họ có động cơ học tập tốt hơn, khi học tập tốt, trở thành người có năng lực, tài năng thì khi đó họ có nhiều khả năng cống hiến cho Tổ quốc, cho nhân dân.

Mặt khác, chúng ta cũng thấy rằng, đối với các nước phát triển cao trên thế giới như Anh, Đức, Mỹ, Pháp, Nga, Trung Quốc...không thể đi lên từ một dân tộc ngu dốt, thiếu trình độ học vấn, thiếu tri thức. Ngày nay khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, đòi hỏi tương ứng với nó là một trình độ học vấn cao mới có thể vận dụng những thao tác kỹ thuật và quy trình công nghệ vào các lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là vận dụng vào trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Việc giáo dục đạo đức mới trong học tập cho sinh viên là một vấn đề không thể thiếu được đối với sinh viên các trường y tế.

Nhiệm vụ học tập là chính, các hoạt động khác sẽ phục vụ cho nhiệm vụ học tập, nhưng không phải chỉ học tập giỏi là có đạo đức tốt, bởi thực tiễn cũng đã chứng minh, đem cái tài của mình để phục vụ cho những công việc, những hành động phi đạo đức sẽ trở thành kẻ phá hoại, có hại cho quốc gia, dân tộc và nhân loại. Do đó học tập và rèn luyện là hai mặt có mối quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động qua lại với nhau một cách biện chứng. Vì vậy cần rèn luyện cho sinh viên ý thức học tập tự giác, có tính cần mẫn, siêng năng và phải có cách học sáng tạo cho mình, tránh rập khuôn, máy móc theo sách vở mà học phải đi đôi với hành. Bởi lẽ, học tập cũng là hoạt động lao động trí óc một cách sáng tạo, trong học tập, cần giáo dục cho sinh viên định hướng cho mình mục tiêu, thái

độ, động cơ, nhu cầu cần đáp ứng cho xã hội. Luật Giáo dục Việt Nam cũng đã đề cập mục tiêu học tập của sinh viên là: Học để biết, học để làm người, học để chung sống. Sản phẩm của người thầy làm ra phải đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Dạy cái gì sinh viên và xã hội cần, không phải dạy cái người thầy có mà người học không thể dùng được trong tương lai, khi tốt nghiệp ra trường không được xã hội chấp nhận, như thế là xa rời mục tiêu giáo dục của nước ta.

Ông bà ta thường nói: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, điều đó nói lên tính cần cù, siêng năng, sáng tạo trong học tập của sinh viên (nói riêng). Do đó, trong học tập, dứt khoát phải học thực chất, học tự giác, xác định thái độ học cho ai, học để làm gì, học như thế nào...nếu cần cù lao động, không ỷ lại, trông chờ, cầu toàn ắt sẽ có một kết quả tốt. Tính kiên nhẫn là đức tính cần phải rèn luyện đối với sinh viên, không nên gặp khó tỏ ra chán nản. Chỉ có học tập tốt mới có nhiều khả năng cống hiến sức mình cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mới có điều kiện làm cho "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Do vậy, việc rèn luyện, giáo dục đạo đức trong học tập cho sinh viên sẽ làm cho họ xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập của mình, từ đó sinh viên có sự quyết tâm, kiên nhẫn vượt qua khó khăn, thử thách, trung thực, tự tu dưỡng, rèn luyện bản thân để sau này trở thành một người có ích cho quốc gia, xã hội.

Lao động chăm chỉ kích thích tư duy sáng tạo của con người. Qua lao động chăm chỉ, mỗi con người càng hoàn thiện hơn về trí tuệ, tình cảm và đạo đức. Trong thời đại khoa học - kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay, người lao động cần phải học tập, rèn luyện không ngừng để có được kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ cao cùng với những hiểu biết mới về khoa học - kỹ thuật, văn hoá, nhân văn nói chung thì mới không bị tụt hậu.

- Giáo dục cho sinh viên có tinh thần đoàn kết, có ý thức tổ chức kỷ luật, có lối sống cao đẹp, có ý chí và hoài bão để ngày mai lập thân, lập nghiệp.

Lối sống là sự biểu hiện toàn bộ quan hệ vật chất của con người. Đảng ta xác định lối sống là một trong những lĩnh vực cốt lõi của văn hóa. Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khóa IX đã nhấn mạnh: “tiếp tục đặt lên hàng đầu xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội” [2, tr.182].

Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho sinh viên luôn được gia đình, nhà trường và toàn xã hội quan tâm. Những năm qua, nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác thanh niên và giáo dục thế hệ trẻ đã được triển khai, đạt nhiều kết quả. Giáo dục về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức, lối sống cho sinh viên được tăng cường và đổi mới. Thông qua các hoạt động giáo dục, các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước đã tạo môi trường lành mạnh để sinh viên rèn luyện, trưởng thành, góp phần hình thành lý tưởng cách mạng, đạo đức cao đẹp, lối sống nghĩa tình, tuân thủ pháp luật, từng bước hoàn thiện nhân cách.

Nhìn chung, phần lớn sinh viên tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường phát triển của đất nước, sống có trách nhiệm với Tổ quốc, gia đình và bản thân, có ước mơ, hoài bão, có kiến thức, kỹ năng, sức khỏe tốt, tư duy năng động, sáng tạo, lạc quan, tự tin, dám nghĩ, dám làm; có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho sinh viên còn một số hạn chế, yếu kém. Vì vậy, dẫn đến một bộ phận giới trẻ giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, thiếu lý tưởng, xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Một số ít thanh niên bị các thế lực thù địch lôi kéo, kích động chống sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong giới trẻ có xu hướng gia tăng.

Những năm tới, tình hình thế giới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ; mức độ toàn cầu

hóa ngày càng cao. Cho nên, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho sinh viên phải được tiếp tục tăng cường và nâng cao về chất lượng, nhằm góp phần xây dựng thế hệ sinh viên giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc, kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức trong sáng, ý thức tuân thủ pháp luật; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng lao động, trở thành những công dân tốt, tích cực tham gia vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Giáo dục đạo đức cho sinh viên nên cần quan tâm giáo dục đức tính khiêm tốn, không kiêu ngạo, tự phụ, học giỏi nhưng lại thiếu tính khiêm tốn không biết giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ, không chấp hành tổ chức kỷ luật của lớp, của trường trong học tập, sinh hoạt tập thể là hành động thiếu đạo đức. Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên sẽ tránh được sự kiêu ngạo, tự phụ, tự cao, tự đại, cho ta đây tài giỏi hơn người, mẫu sinh viên như thế sẽ dễ bị bạn bè chán ghét, xa lánh. Trong học tập cũng như trong sinh hoạt tập thể, nếu quan tâm giáo dục cho sinh viên ý thức tổ chức, kỷ luật, thì sinh viên nhận thức được ý thức trách nhiệm của mình đối với mọi người, thấy được ý thức trách nhiệm công dân của mình, biết sống vì mọi người vì cộng đồng, thực hiện nếp sống văn minh, hiện đại, biết đoàn kết giúp đỡ bạn bè trong học tập, biết giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn. Biết quan tâm giúp đỡ mọi người, giúp sinh viên có nếp sống văn minh dễ thông cảm với cuộc sống khó khăn của người khác, xây dựng ý thức tập thể vì tập thể, biết sống vì mọi người. Có định hướng trong học tập tốt sẽ làm cho sinh viên thêm quyết tâm học tập thực chất, đưa mình vào khuôn mẫu nhất định cần cù, kiên trì và kiên nhẫn học tập để trở thành người tài giúp ích cho xã hội mai sau. Chính vì thế cần phải giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên trong học tập để họ có động cơ, thái độ học tập đúng đắn hơn.

Người Việt Nam từ xưa đến nay luôn có ý thức cộng đồng "Thương người như thể thương thân', "Lá lành đùm lá rách", "Một cây làm chẳng nên non...".

Cố kết cộng đồng ấy nhằm mục đích bảo vệ lợi ích chung của cả dân tộc và tính cộng đồng ấy là cơ sở hình thành chủ nghĩa tập thể. Đây có thể xem là một đức tính hết sức cần thiết để xây dựng đất nước. Thông qua tập thể, sinh viên sẽ có điều kiện bộc lộ, phát huy các đức tính của mình (cả đức và tài) và được học hỏi những điều cá nhân mình chưa đạt được từ tập thể. Chính vì vậy, không phải chỉ ở lớp học mới truyền đạt, giáo dục đạo đức cho sinh viên, mà thông qua các cuộc sinh hoạt ngoại khoá, tham quan các khu di tích lịch sử, tham gia chiến dịch mùa hè xanh, phong trào thanh niên tình nguyện, sinh hoạt văn nghệ, tổ chức các cuộc thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các buổi toạ đàm chủ đề, tổ chức thăm các gia đình chính sách... sẽ là điều kiện, là môi trường giáo dục đạo đức cho sinh viên rất tốt.

- Các tiêu chuẩn nguyên tắc đạo đức được xã hội thừa nhận, nhằm điều chỉnh hành vi, cách ứng xử của thầy thuốc đối với bệnh nhân và cộng đồng. Coi giáo dục đạo đức nghề y là một trong những nội dung giáo dục cơ bản trong các trường thuộc ngành y.

Y đức ở các thời đại khác nhau, dù ở phương Đông hay phương Tây, nhân loại luôn luôn đề cao trách nhiệm và bổn phận ở mỗi người thầy thuốc. Những tiêu chuẩn đạo đức nói chung và tiêu chuẩn y đức nói riêng khó có thể miêu tả rõ ràng bằng điều luật mà chỉ là những quy ước thuộc phạm trù luân lý, đạo đức ràng buộc người thầy thuốc phải thực hiện trong khi hành nghề, vì danh dự của tập thể, bản thân và quyền lợi của bệnh nhân. Nội dung của y đức được nêu trong lời thề của Hypprocrat hay trong các lời thề tương tự của thầy thuốc và cán bộ y tế mới tốt nghiệp ở các nước. Các quy định của y đức thay đổi theo không gian và thời gian, tùy theo các yếu tố tâm lý, tín ngưỡng, phong tục, tập quán sống của mỗi cộng đồng xã hội.

Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế được biểu hiện bằng tinh thần trách nhiệm cao tận tụy, hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh. Ngành Y tế đề ra 12 điều y đức giúp mỗi người cán bộ y tế tự đánh giá, tu

dưỡng mình và không ngừng học tập rèn luyện để trở thành thầy thuốc có đức, có tài.

1. Chăm sóc sức khỏe cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ, vì sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân.

2. Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh.

3. Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân, tôn trọng những bí mật riêng tư về sức khỏe người bệnh. Khi thăm khám, chăm sóc cần bảo đảm bảo sự kín đáo và lịch sự. Quan tâm đến những người trong diện chính sách ưu đãi xã hội, không được phân biệt đối xử với người bệnh, không được có thái độ được ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh, phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

4. Khi tiếp xúc với bệnh nhân và gia đình họ phải luôn luôn có thái độ niềm nở, tận tình, trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng y tế hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w